Chỉ cần nhìn làn da bất chấp tuổi tác của những người phụ nữ trong gia đình này, bạn sẽ thấy bí quyết làm đẹp từ hoàng cung mà họ được truyền lại qua mấy đời thực sự diệu kỳ đến thế nào. Đó là bí mật để làm ra những viên phấn nụ, dưới công thức của các ngự y triều Nguyễn, chỉ dành cho những giai nhân ở chốn cấm cung.
Những viên phấn mang hình hài nụ hoa được tạo ra từ tinh hoa của đất trời chính là bí mật làm đẹp của các giai nhân đã đi vào sử sách Việt Nam: thái hậu Từ Dũ, Nam Phương hoàng hậu, thứ phi Mộng Điệp…
Mọi công thức chế biến mỹ phẩm hoàng cung luôn được giữ kín, từ cách pha chế cho đến tô vẽ sao cho gương mặt đẹp nhất. Mỗi loại mỹ phẩm được giao cho một thị nữ tin cẩn phụ trách pha chế, sản xuất và truyền từ đời này sang đời khác. Vì vậy, rất nhiều bí mật đã theo các cung nữ ra đi. Thật may mắn khi có một loại mỹ phẩm hoàng cung đã được truyền đến tận hôm nay nhờ biến cố lịch sử, khi triều đại nhà Nguyễn cáo chung, các cung nữ được về lại với đời thường. Đó là phấn nụ - loại “phấn Annam” khiến nhiều phụ nữ nước ngoài phải tò mò tìm mua cho bằng được vì nghe truyền miệng về bí mật làm đẹp của nhiều giai nhân triều Nguyễn. Cung nữ giữ bí mật làm phấn nụ tiếp tục làm ra loại mỹ phẩm này để bán. Sau này, bà truyền lại cho con gái là Trần Thị Thiểu (còn gọi là bà Hường, theo tên chồng). Bà Hường lại tiếp tục truyền cho hai cô con gái là Trần Thị Tùng và Trần Thị Phương. Bà Tùng nay đã ở tuổi 80 và sống ở Mỹ cùng con cháu. Vì vậy, truyền nhân hiện tại giữ bí quyết tiếp tục làm ra loại mỹ phẩm quý giá này chính là bà Trần Thị Phương và cô con gái của bà: Nguyễn Phương Khanh sẽ là thế hệ tiếp nối. Phương Khanh đã mang đến cho loại phấn vốn chỉ là bí mật truyền miệng này hơi thở của nhịp sống hiện đại khi chuẩn bị những bước quan trọng để Phấn nụ Hoàng Cung trở thành thương hiệu mỹ phẩm quốc gia, như người Nhật tự hào với Shiseido, người Hàn tự hào với Ohui, Whoo hay Sulwhasoo…
Nhìn những gì họ đang làm và gìn giữ mới thấy, để có được những viên phấn nụ, không đơn giản chút nào. Đó là sự kết hợp của cao lanh hảo hạng và hơn mười vị thuốc Bắc, hòa trộn cùng nước mưa Huế và trải qua các công đoạn ủ sương, phơi nắng cho âm dương hài hòa. Mỗi lần làm phấn, bà Phương và cô con gái đã được làm quen với công việc này từ năm sáu tuổi đều phải về Huế, ở trong phủ của gia đình từ một đến ba tháng, tập trung toàn bộ sức lực và tâm huyết không khác gì những ngày đầu được giao trọng trách này, cũng như giữ một lời thề. Chỉ có những hạt mưa dầm xứ Huế, được hứng từ trời và lắng lại cho trong; chỉ có nguồn thảo dược do những gia đình trước đây được hoàng cung giao nhiệm vụ trồng trọt để cung cấp làm phấn nụ, vẫn được truyền lại qua mấy đời cho đến hôm nay; và chỉ có khí hậu của xứ Huế mới đảm bảo những yêu cầu để làm ra loại phấn không thay đổi về chất lượng hàng trăm năm qua.
Chính vì những điều này mà Phấn nụ Hoàng Cung không đơn thuần là loại mỹ phẩm dưỡng da hay trang điểm mà còn là viên phấn đi cùng lịch sử, mang theo tinh hoa làm đẹp của một triều đại phong kiến.
Theo dep.com.vn
Sáng ngày 9-9, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức khánh thành và bàn giao công trình“Thắp sáng đường biên - phòng chống dịch bệnh Covid-19” cho 18 chốt phòng, chống dịch trên tuyến biên giới huyện A Lưới.
Sáng 05/9, tại trường THPT chuyên Quốc Học Huế đã long trọng diễn ra buổi lễ Khai giảng năm học 2021 – 2022. Đây là buổi khai giảng đặc biệt do tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp nên được tổ chức chung cho toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT) và các nền tảng Công nghệ thông tin khác.
Sáng ngày 1/9, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm " Bác Hồ- kết tinh hồn dân tộc". Triển lãm nhân kỷ niệm 76 năm Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam (1945-2021) và 52 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sáng 26/8, Thường trực HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất. Tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định thông qua các nội dung về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) của tỉnh 5 năm, giai đoạn 2021-2025; đồng thời, quyết định 16 nội dung chuyên đề quan trọng khác.
Năm 1990, trả lời phỏng vấn nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow, phóng viên tờ New York Times, tác giả cuốn sách “Vietnam: A history”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Nếu không trở thành người lính, có lẽ tôi vẫn là một thầy giáo, có thể dạy môn Triết học hoặc Lịch sử”…
Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm trực tuyến “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại”, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn với vị tướng huyền thoại.
Ngày 22/8/2021, đồng chí Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh viết thư kêu gọi ủng hộ bà con đồng hương Thừa Thiên Huế tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Ngày 19/8, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 2065/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt tiếp nhận viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức dự án “Bảo tồn, trùng tu và giáo dục tại Điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế, giai đoạn 2021-2026”.
Chiều ngày 15/8, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc trại sang tác VHNT về đề tài phòng chống dịch bệnh COVID-19 năm 2021.
Cả cuộc đời đồng chí Võ Văn Tần: “luôn phấn đấu không mệt mỏi vì nước, vì dân, luôn kiên định niềm tin son sắt vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, không ngừng trau dồi bản chất cách mạng của người cộng sản, phát huy hết trí tuệ sáng tạo, gắn bó máu thịt với nhân dân, tận trung với nước, với Đảng, thủy chung với đồng chí, đồng bào” (1). Đó là những đánh giá đúng với tầm vóc, công lao của đòn chí Võ Văn Tần, một nhà cách mạng thuộc lớp những người “mở đường” trong lịch sử đương đại Việt Nam, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Cục Điện ảnh cho biết Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII sẽ lùi lại vào tháng 11/2021.
Chiều 3/8, tại Thế Miếu – Đại Nội Huế, Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam tổ chức lễ dâng hương và tưởng niệm vua Hàm Nghi nhân 150 năm ngày sinh của ông (3/8/1871-3/8/2021).
Sáng ngày 3/8, tại Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao TP Huế, Hội nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế và Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức cuộc Toạ đàm khoa học " Hàm Nghi - Nhà vua bị lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Alger" nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh vua Hàm Nghi (3/8/1871 _ 3/8/2021).
Nhân kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2021), sáng nay 27/7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Huế đã long trọng tổ chức lễ viếng, dâng hoa và thắp hương tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Huế.
Họp phiên toàn thể tại Hội trường vào chiều 26/7, với 100% (479/479) đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 (từ tháng 4/2021) giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Sau khi được Quốc hội khóa XV bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức theo quy định của Hiến pháp.
Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thương binh liệt sĩ, chiều ngày 22/7, đoàn Bộ tư lệnh Quân khu 4, UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ 13 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại tiểu khu 67. Tham dự buổi lễ có thiếu tướng Lê Tất Thắng, Phó Tư lệnh Quân khu; UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng các cán bộ chiến sĩ, thân nhân liệt sĩ.