Paris màu xanh dương

10:29 21/08/2013


VI THÙY LINH

Nhà thơ Vi Thùy Linh ở Paris - Ảnh: vnexpress

Paris màu xanh dương

Từng cặp, sáu giác quan tìm đôi trước khi ta gặp lại
Gương mặt hiện đồng tử đối diện
Chân dung thật của mình.


Người đàn ông sinh từ biển vùng thơ
Siết miên miên eo sóng
Chúng ta lần đầu biết hôn khát sống
Vân môi hồng cầu chung
Thở rớm da
Nún từng thì Thiếu - Nhớ
Phố ngạt ngày nóng bức
Mồ hôi rượt đuổi mặt nạ da người
Tháng Bảy hẹn bay đôi
Từ ngực Anh đến Kinh thành Ánh sáng


Tháng Sáu tưng bừng âm nhạc
Da tiệc trắng dưới vòm trời trắng
Sân bảo tàng Louvre lưu một cảnh mơ
Paris 22 giờ vẫn hoàng hôn
Thực khách mặc toàn đồ trắng
Xung quanh hàng ngàn bức tranh muốn bỏ khung
lướt khỏi phòng trưng bày
Những tượng người cựa quậy
Và A.Rodin
(1) thức dậy
Tạc kiệt tác mới
Khi Anh yêu Vi không rời
Một đối lập khác cuộc đời tác giả.


Nhạc tràn xứ lục giác tháng Sáu(2)
Tuyệt đỉnh âm thanh tối 21, vì Anh
Anh bế nàng tháng Tư lên tầng cao nhất tháp tuổi 124
Eiffel đang là nhạc cụ khổng lồ
Hòa thanh ngàn nốt La
Từ dòng sông truyền chảy trong cơ thể
Thủy lưu nối tới Seine, tình thế!
Seine rất quen của Anh và em
Theo ký ức dữ dội êm đềm
Dòng chảy tâm hồn Pháp
Là một nhân chứng của si tin.
Sông Seine mùa Hè là biển
Màu xanh dương chiếm đoạt các ngả đường
Anh gọi biển vào tay, ôm bay đưa em lại...


Vòm trời Paris - chiếc ô khổng lồ
Cán ô - tháp Eifel kiều lộng
Đang say triệu ngọn đèn mơ mộng
Chúng ta lần đầu hôn sâu như hằng đợi
Mỗi tế bào sinh nở
Sóng sa lầy sóng xanh cuồng nhớ
Xanh dương đương mùa yêu thương...


Mồ hôi vẫn tuột qua bao mặt nạ da người
Chúng ta không thể hoàn thành vai khác
Thế giới hoang mang muôn kịch bản
Nơi nào Anh có em nơi ấy Ái thành
Có Paris của riêng Vi ở đó


Chẳng chọn, kén vai lớn nhỏ
Ta chỉ nhận vai mình
Trong bộ phim si tình
Với phục trang biến tấu sắc tím - xanh.
                                               
1/7/2013

(SH294/08-13)


..................................................
(1) Họa sĩ, điêu khắc gia người Pháp lừng danh thế giới, thiên tài với các tác phẩm điêu khắc về cơ thể người, nổi bật là Le Baiser (Nụ hôn), Le Penseur (Người suy tư). Bảo tàng mang tên ông ngụ tại quận 7, Paris (vốn là một biệt thự xây dựng xong năm 1730), nơi ông đã sống ở tầng trệt năm 1907.
(2) Ngày hội âm nhạc (Fête de la musique) vào ngày 21/6, xuất phát từ nước Pháp, do Bộ Văn hóa Pháp khởi xướng từ 1982, đã lan ra nhiều nước châu Âu, Úc và Mỹ. Nhưng ở Pháp, người ta sống trong không khí âm nhạc hội hè suốt cả tháng Sáu.




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Thanh Tuyền - Mai Trâm - Trần Anh - Trần Hữu Lục - Hồng Thị Vinh - Hoàng Xuân Thảo - Trương Đăng Dung - Nguyễn Đông Nhật - Phan Trung Thành - Đào Duy Anh - Lê Khánh Mai - Đức Sơn - Nguyễn Thụy Kha - Trần Văn Khởi - Văn Lợi - Bùi Văn Dung - Nguyễn Ngọc Hưng - Lê Phương Thảo - Thanh Tú - Mai Phương - Nguyễn Thanh Xuân - Võ Công Lâm - Trần Ninh Hồ - Nguyễn Hoa - Văn Cầm Hải - Nguyễn Thiền Nghi

  • Đinh Thị Như Thúy - Trần Thị Linh Chi - Tuệ Lam - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Đông Hà - Hồng Hạnh - Châu Thu Hà - Lưu Ly - Thái Hồng - Thanh Tuyền - Chu Vân Thảo - Huỳnh Thuý Kiều

  • NGUYỆT PHẠMTên thật Phạm Thị Ngọc Nguyệt. Sinh 1982 tại Xuân Lộc. Đã có nhiều thơ, bài viết trên các báo, tạp chí Văn nghệ, Phụ Nữ, Thể Thao Văn Hóa, Người Hà Nội...và nhiều tuyển tập khác. Giải thưởng Thơ Bút Mới (báo Tuổi Trẻ 2005).

  • ...người mẹ ngồi chờ con sau tán lá bàng cuối thurơi vào miền tĩnh lặngnhững vết da mồi đo tuổi mẹnhững dòng nước mưa đo nước mắtchảy vào chiều tiễn biệt lặng im...

  • ...Bồng bồngBống bốngBông bông...

  • ...Chỉ trong lá con chim sâu làm tổChỉ trong tim tình yêu kết nụ...

  • ...Hãy mở các cửa sổ hồn mìnhCho khúc ca biến tấu dâng dângĐừng nguỵ trang mình là người hạnh phúcĐừng đóng đinh trên thập giá tình yêu...

  • ...Trầm trầm giọng kể từ hồn người xưa, làm Người khó lắm                                                                         phải đâu chuyện vừa...Làm Người khó lắm, sống kiếp trần gian. Hãy ôm dấu hỏi                                                                         mà nhìn bàn chân!...

  • Võ Quê - Tôn Phong - Phạm Thị Quỳnh Phương - Hồ Huy Sơn - Nguyễn Quang Việt - Nguyễn Thị Hợi.      

  • Nguyễn Xuân Hoa - Mai Văn Hoan - Phạm Tấn Hầu - Bùi Đức Vinh -  Nguyễn Thị Hồng Hà - Lãng Hiển Xuân - Đinh Hạ - Nguyễn Hưng Hải - Châu Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Trần Thái - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thị Yến

  • ...Mặc cho đất bận nâu,                       trời mải bận xanhNgười đi, mòn cả bóngThắp tận cùng thẳm sâu                một khát vọng yên bình...

  • ...Đang mùa xuân ha y đã sang hèmà hoa tím rụng đầy mặt nướcchảy về đâu, sông ơi...

  • ...Tôi vừa được sống lạiVì trong suốt cuộc đờiTôi đã sống dùkhông biết mình sống...

  • ...Ta nhờ cỏ hít khí trời kết mậtDâng lên em cùng những hạt sương đêm...

  • LÊ HOÀNG ANH...Mẹ ơi mẹ qua đau khổ đã nhiều sao luôn có những chùm hoa ổi trắng, lúc nào cũng nhìn con đăm đắm – vẫn tìm con trong lắng đọng tâm hồn...

  • LTS: Với một tờ báo, chắc hẳn niềm vui mừng trước hết là nhận được những bản thảo chất lượng. Nhưng cũng không vì vậy mà chúng tôi không trân trọng những bài viết chưa đạt tới “tiêu chí” Sông Hương. Giới hạn trong lĩnh vực thơ: Có không ít tác giả hầu như tuần nào, tháng nào cũng gửi từ ba bốn bài trở lên. Đều đặn bao nhiêu năm trời như thế, tính ra số thơ mà chúng tôi nhận được của họ đã có thể đóng thành một “tổng tập”. Những trang chữ viết tay, những trang vi tính quen thuộc đến mòn mắt ấy mỗi lần nhận được là chúng tôi lại hồi hộp đọc, để rồi… áy náy!Dưới đây là những bài gần như khá nhất trong số thơ lai cảo của Sông Hương.

  • Thạch Quỳ - Nguyên Quân - Đông Hà - Kiều Trung Phương - Nguyên Hào - Lê Quốc Hán - Đinh Thu - Hoàng Thị Thiều Anh - Nguyễn Phước Loan

  • ...nghe thanh âm mà không có tiếng ngườisao khép mắt mà không thể chết được...

  • Từ Nguyên Tĩnh - Lê Huỳnh Lâm - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hữu Lục - Mai Thìn - Cao Hạnh - Văn Công Hùng - Trần Tuấn  - Nguyễn Ngọc Phú - Đức Sơn - Trần Vạn Giã - Trần Cao Sơn - Lê Hữu Khoá - Trần Hoàng Phố - Phạm Thị Anh Nga

  • Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy…               *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh