VI THÙY LINH
Nhà thơ Vi Thùy Linh ở Paris - Ảnh: vnexpress
Paris màu xanh dương
Từng cặp, sáu giác quan tìm đôi trước khi ta gặp lại
Gương mặt hiện đồng tử đối diện
Chân dung thật của mình.
Người đàn ông sinh từ biển vùng thơ
Siết miên miên eo sóng
Chúng ta lần đầu biết hôn khát sống
Vân môi hồng cầu chung
Thở rớm da
Nún từng thì Thiếu - Nhớ
Phố ngạt ngày nóng bức
Mồ hôi rượt đuổi mặt nạ da người
Tháng Bảy hẹn bay đôi
Từ ngực Anh đến Kinh thành Ánh sáng
Tháng Sáu tưng bừng âm nhạc
Da tiệc trắng dưới vòm trời trắng
Sân bảo tàng Louvre lưu một cảnh mơ
Paris 22 giờ vẫn hoàng hôn
Thực khách mặc toàn đồ trắng
Xung quanh hàng ngàn bức tranh muốn bỏ khung
lướt khỏi phòng trưng bày
Những tượng người cựa quậy
Và A.Rodin(1) thức dậy
Tạc kiệt tác mới
Khi Anh yêu Vi không rời
Một đối lập khác cuộc đời tác giả.
Nhạc tràn xứ lục giác tháng Sáu(2)
Tuyệt đỉnh âm thanh tối 21, vì Anh
Anh bế nàng tháng Tư lên tầng cao nhất tháp tuổi 124
Eiffel đang là nhạc cụ khổng lồ
Hòa thanh ngàn nốt La
Từ dòng sông truyền chảy trong cơ thể
Thủy lưu nối tới Seine, tình thế!
Seine rất quen của Anh và em
Theo ký ức dữ dội êm đềm
Dòng chảy tâm hồn Pháp
Là một nhân chứng của si tin.
Sông Seine mùa Hè là biển
Màu xanh dương chiếm đoạt các ngả đường
Anh gọi biển vào tay, ôm bay đưa em lại...
Vòm trời Paris - chiếc ô khổng lồ
Cán ô - tháp Eifel kiều lộng
Đang say triệu ngọn đèn mơ mộng
Chúng ta lần đầu hôn sâu như hằng đợi
Mỗi tế bào sinh nở
Sóng sa lầy sóng xanh cuồng nhớ
Xanh dương đương mùa yêu thương...
Mồ hôi vẫn tuột qua bao mặt nạ da người
Chúng ta không thể hoàn thành vai khác
Thế giới hoang mang muôn kịch bản
Nơi nào Anh có em nơi ấy Ái thành
Có Paris của riêng Vi ở đó
Chẳng chọn, kén vai lớn nhỏ
Ta chỉ nhận vai mình
Trong bộ phim si tình
Với phục trang biến tấu sắc tím - xanh.
1/7/2013
(SH294/08-13)
..................................................
(1) Họa sĩ, điêu khắc gia người Pháp lừng danh thế giới, thiên tài với các tác phẩm điêu khắc về cơ thể người, nổi bật là Le Baiser (Nụ hôn), Le Penseur (Người suy tư). Bảo tàng mang tên ông ngụ tại quận 7, Paris (vốn là một biệt thự xây dựng xong năm 1730), nơi ông đã sống ở tầng trệt năm 1907.
(2) Ngày hội âm nhạc (Fête de la musique) vào ngày 21/6, xuất phát từ nước Pháp, do Bộ Văn hóa Pháp khởi xướng từ 1982, đã lan ra nhiều nước châu Âu, Úc và Mỹ. Nhưng ở Pháp, người ta sống trong không khí âm nhạc hội hè suốt cả tháng Sáu.
NGUYỄN THÁNH NGÃ
Nguyễn Đức Tùng - Nguyễn Tân Dân - Huyền Thư - Đông Hương - Nguyễn Bội Nhiên
Vũ Dy - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Văn Thanh - Triệu Nguyên Phong - Ngưng Thu - Nguyễn Duy Hới - Huỳnh Lê Nhật Tấn - Nguyễn Văn Học - Đặng Văn Sử - Từ Hoài Tấn - Ngô Bá Hòa - Trường Thắng - Khaly Chàm
Ngoài chùm thơ gửi đến, tác giả Lữ Thị Mai không ghi thêm thông tin gì. Tuy vậy khi đọc thơ xong mới hay có lẽ cũng không cần giới thiệu gì nhiều; ngần ấy cũng đủ cho chúng ta thấy đó đích thực là con đường thi ca của một tác giả trẻ đang đi theo vết dấu của thủy thần…
S.H
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
DU TỬ LÊ
NGUYỄN HỮU TRUNG
Phan Lệ Dung - Châu Thu Hà - Nguyễn Thị Bích Phượng - Nguyên Hào - Mai Văn Hoan - Vương Kiều - Võ Công Liêm - Phan Đạo - Nguyễn Thiền Nghi
LTS: Những bài thơ ngắn, nhưng như chiếc kính hội tụ những cao vọi thanh sạch không gian, lắng lại trong ánh nhìn của chiếc lá sen. Và như trong tàn lá sen ấy, ứa ra những giọt lệ thiền. Dưới đây là chùm thơ của Trần Lê Khánh.
Như Quỳnh de Prelle, hiện tại đang sống và làm việc tại Brussels, vương quốc Bỉ. Chị từng là nhà sản xuất phim độc lập và viết kịch bản, làm truyền thông và viết báo tại Việt Nam. Thơ Như Quỳnh de Prelle đã xuất hiện trên các tạp chí chuyên về văn học và các trang văn online trong và ngoài nước. Đáng chú ý là bài thơ Nỗi buồn trên cây của chị được chuyển thể thành kịch bản phim ngắn “Nỗi buồn trên cây” sau đổi thành Tôi 30 của đạo diễn Minh Đức Hoàng Trần, phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2014 và nhiều liên hoan phim khác.
Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ mới của chị vừa gửi về từ Brussels.
LTS: Huyền Thư quê quán Đông Hưng, Thái Bình, hiện đang sinh sống tại Wellington, New Zealand; thơ chị được giới thiệu trên Sông Hương số 325 (3/2016).
NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
HOÀNG THÚY
Do sơ suất trong trình bày, Số đặc biệt Sông Hương 22, tháng 9/2016, trang 25, đã in nhầm tên tác giả bài thơ “Xác” của nhà thơ Đỗ Thành Đồng thành tên tác giả Hoàng Thụy Anh.
Hoàng Vũ Thuật - Đỗ Văn Khoái - Đức Sơn - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Ngọc Phú - Hường Thanh
Những truyền thuyết, huyền thoại là tuổi thơ của một xứ sở, một tộc người. Các câu chuyện tình mang tính chất như thế: Trương Chi - Mỵ Nương, Mỵ Châu - Trọng Thủy, Giáng Kiều - Tú Uyên, Chữ Đồng Tử - Tiên Dung,… đã được tấm gương thi ca phản chiếu vào tâm hồn chúng ta, tạo thêm niềm cảm hứng trong cuộc sống.
Những bài thơ được giới thiệu sau đây có cùng niềm cảm hứng về đời sống văn minh thôn dã. Một thế giới đầy vẻ thơ mộng của tự nhiên đang bị cuộc sống hiện đại xóa mờ dần dấu vết.
Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Trọng Tạo - Nguyễn Kim Huy - Ý Nhi - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Nguyên Thanh - Nguyễn Huy Việt - Xuân Sách
Nguyễn An - Thạch Quỳ - Mạc Mạc - Phạm Bá Thịnh - Nguyễn Hoàng Thọ - Nhất Lâm
Bùi Nguyên - Ngô Công Tấn - Ngàn Thương - Nguyễn Hới Thọ - Lãng Hiển Xuân - Đặng Văn Sử