Nằm phía Đông Nam Kinh thành Huế, khu phố cổ Gia Hội là nơi tập trung nhiều địa điểm tâm linh độc đáo của Huế. Đến với nơi đây, du khách sẽ tìm lại được sự thanh thản, sự tĩnh lặng cần thiết để quên đi phần nào những xô bồ của cuộc sống hiện đại.
Phủ thờ các ông hoàng bà chúa triều Nguyễn
Những di tích tôn giáo độc đáo
Đầu tiên phải kể đến Chùa Diệu Đế. Tương truyền vùng đất xây chùa là nơi Vua Thiệu Trị ra đời và cũng là tiềm để của Vua. Cho nên sau khi lên ngôi vua đã cho xây dựng chùa và đặt tên là Diệu Đế. Diệu Đế là ngôi Quốc tự thứ ba ở Huế và được vua Thiệu Trị liệt hạng là một trong hai mươi thắng cảnh của đất thần kinh.
Bên cạnh đó, du khách cũng nên ghé thăm Chùa Tăng Quang (dân địa phương gọi là Chùa Áo Vàng) tọa lạc tại đường Nguyễn Chí Thanh. Ngôi chùa tuy chỉ có hơn 60 năm tuổi nhưng lại là địa điểm đánh dấu sự hình thành Phật Giáo Nam Tông trên đất Huế. Đến thăm chùa, du khách có thể chiêm ngưỡng ngôi Bảo tháp thờ Xá-lợi Đức Phật Thích Ca và 2 cây sala to nhất, đẹp nhất Huế. Cây sala hay còn gọi là cây “vô ưu”, là loài cây gắn với hình ảnh của Đức Phật lúc Người nhập niết bàn.
Một số ngôi chùa có thể kể đến nữa là Chùa Thuận Hóa (tên cũ là Chùa Ông), Chùa Phước Điền, Chùa Diệu Hỷ, Chùa Thanh Cao, Khuôn hội Phật giáo An Lạc…
Ngoài ra, tại khu phố cổ Gia Hội, cộng đồng Thiên Chúa giáo nơi đây đã xây dựng những ngôi Nhà thờ Công giáo khá nổi bật. Đó là Nhà thờ Giáo xứ Gia Hội, Nhà thờ Phú Hậu của những tín đồ Cựu giáo và Nhà thờ Phanxicô của những tín đồ Tin lành. Điểm nổi bật là chỉ có khu phố cổ là nơi duy nhất của thành phố Huế tồn tại song song hai dòng phái của Công giáo. Do đó, đến với khu phố cổ Gia Hội, du khách có thể quan sát, so sánh được sự khác biệt trong kiến trúc, lễ nghi của hai dòng phái Công giáo mà không cần phải tốn công sức đi xa.
Không chỉ là vùng đất của Phật giáo, Công giáo, khu phố cổ Gia Hội xưa còn tồn tại dấu tích sinh hoạt của tín đồ theo Đạo giáo Trung Quốc. Một trong số đó là Linh Hựu quán nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh. Đến với dấu tích Linh Hựu quán, du khách sẽ khám phá thêm một tín ngưỡng của Huế xưa để biết được người Huế đã đặt niềm tin vào thánh thần phong phú như thế nào.
Chiêm ngưỡng hệ thống phủ thờ
Từ cầu Gia Hội, du khách hãy ghé vào đường Bạch Đằng. Trên con đường này, du khách có thể thăm thú phủ thờ Thượng thư Nguyễn Đình Hòe, Phủ thờ Quận chúa Như Sắc, Phủ Gia Hưng Vương.
![]() |
Chùa của người Hoa |
Đi dần vào đường Nguyễn Chí Thanh, du khách sẽ thấy Phủ bà Chúa Nhất, Phủ Vĩnh Tường Quận Vương, Ngọc Sơn Công Chúa từ, Phủ từ Cẩm Giang Quận Vương, Phủ Hoài Quốc Công, Phủ Mỹ Quận Công, Phủ Tuy An Quận Công. Tiếp đó, tại đường Nguyễn Du, du khách hãy ghé vào Phủ từ Hoài Đức Quận Vương, Nghi Quốc Công từ. Kế nữa, tại đường Chi Lăng, du khách hãy lạc bước vào Phủ Thọ Xuân, Phủ Thoại Thái Vương, Phủ Hòa Thạnh Vương, Phủ Quảng Biên Quận Công. Một số phủ thờ nữa tại khu phố cổ là Phủ An Thạnh Vương tại đường Chùa Ông, Phủ Kiến Phong Quận Công tại đường Cao Bá Quát, Phủ Hoằng Hoá Quận Vương tại đường Tô Hiến Thành.
ặc biệt, du khách không nên bỏ qua Ngọc Sơn Công chúa từ tọa lạc trên khu đất rộng đến trên 2.600m2. Nhà thờ Công chúa Ngọc Sơn là một ngôi nhà cổ, trước có non bộ, ra xa hơn nữa có hồ hình chữ nhật khá rộng. Trong phủ còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ. Phủ thờ hiện được người cháu rể của công chúa là nhà Huế học nổi tiếng Phan Thuận An chăm sóc. Đây còn là một khu nhà vườn cổ tiêu biểu của Huế xưa.
Hai ngôi nhà thờ tổ nghề di tích quốc gia
Huế có một xóm gọi là “xóm hát bội”. Đó là xóm Thanh Bình nằm ở kiệt 281 Chi Lăng, xưa là Thanh Bình Thự. Nằm sâu 50m trong kiệt là ngôi Thanh Bình Từ Đường được được xây dựng vào năm 1825. Thanh Bình Từ Đường là nhà thờ tổ ngành sân khấu lớn nhất của cả nước, được Nhà nước công nhận là Di tích Văn hóa cấp quốc gia loại 1 vào lần đầu tiên. Theo o Hoàng Thiên Thu, vợ một nghệ nhân nhà hát Duyệt Thị Đường, sống tại kiệt 281 Chi Lăng thì Lễ giỗ tổ ngành Hát Bội ở Thanh Bình Từ Đường hằng năm đều có các nghệ nhân của Nhà hát Duyệt Thị Đường và những gánh Hát Bội các vùng phụ cận về tề tựu rất đông.
Bên cạnh đó là ngôi nhà thờ họ Kim Hoàn nằm ngay mé sau, bên phải chùa Diệu Đế. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, Nhà thờ họ Kim Hoàn là nơi thờ hai ông tổ nghề thợ vàng thợ bạc Cao Đình Độ và Cao Đình Hương. Từ thời Quang Trung cho đến đầu triều Nguyễn, hai ông là những người thầy đầu tiên truyền nghề thợ vàng thợ bạc ở Thuận Hóa. Môn đệ của hai ông phần lớn xuất thân từ làng Kế Môn huyện Phong Điền, hiện nay còn có mặt khắp các tỉnh miền Nam Việt Nam. Một số thợ sang tận Mỹ hành nghề và rất thành công. Cùng với nhà thờ họ Kim Hoàn, lăng mộ của hai ông Cao Đình Độ và Cao Đình Hương ở phường Trường An đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Những ngôi “chùa Tàu”
Đầu thế kỷ XIX, khi Huế trở thành kinh đô của nước Việt thống nhất dưới thời Nguyễn, người Hoa kiều tập trung đến khu phố Đông kinh thành làm ăn sinh sống rất đông. Họ cũng đã xây dựng những kiến trúc tâm linh để phục vụ cho tín ngưỡng của riêng mình. Đầu tiên là Đền Chiêu Ứng của người Hải Nam. Đền được xây dựng từ năm 1908 thờ 108 người Hải Nam bị quan quân nhà Nguyễn tưởng giặc cướp giết nhầm, sau được vua Nguyễn minh oan. Kế đó là Chùa Quảng Đông của Bang Quảng Đông, ra đời từ cuối thế kỷ XIX, thờ Quan Công và Chùa Bà của người Hải Nam thờ Bà Mã Châu, ở góc đường Hồ Xuân Hương và đường Chi Lăng. Tiếp nữa là Chùa Triều Châu thờ những vong linh xiêu bạt của Bang Triều Châu và Chùa Phúc Kiến, nằm sát bên cạnh chùa Triều Châu xây dựng vào năm Tự Đức thứ 7 (1854), thờ “Tam vị, ngũ vị”. Đến tham quan những ngôi “chùa Tàu”, du khách sẽ có một cảm giác thú vị đến lạ lùng. Bởi không cần phải đến phố cổ Hội An, mà ngay tại Huế du khách cũng đã có dịp ngắm nhìn những ngôi chùa Tàu bề thế đậm dấu ấn tâm linh của người Hoa kiều.
Tổng hội Thiên Tiên Thánh Giáo
Năm 1955, “Hội Thiên Tiên Thánh Giáo Trung Việt” được thành lập, hoạt động trên toàn cõi Trung Kỳ. Đến năm 1965, những người này lập ra Tổng hội Thiên Tiên Thánh Giáo ở đường Chi Lăng. Cứ vào độ “xuân thu nhị kỳ” (tháng 3, tháng 7 m lịch), những tín đồ Thiên Tiên Thánh Giáo khắp nơi lại tập trung về Tổng hội để chuẩn bị cho việc tham gia lễ hội điện Huệ Nam. Xuất phát từ bến thuyền Tổng hội, những chiếc bằng đủ màu sắc đông dần lên và nối đuôi nhau ngược dòng Hương Giang đến điện Huệ Nam (núi Ngọc Trản, làng Ngọc Hồ, xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế), tạo nên một cảnh tượng hoành tráng không có lễ hội sông nước nào ở Thừa Thiên - Huế sánh kịp.
Theo quan sát, Tổng hội Thiên Tiên Thánh Giáo do mới được xây vào thập niên 60 của thế kỷ XX và may mắn không bị chiến tranh tàn phá nên những kiến trúc tâm linh vẫn còn khá nguyên vẹn. Đó là ngôi điện thờ chính rất bề thế với hệ thống thờ cúng rất phong phú, chiếc đại hồng chung từ thời nhà Nguyễn đánh vào âm rất vang, hang động thờ cúng bí hiểm, hệ thống am miễu thờ độc đáo, tượng Phật Bà Quan Thế m Bồ Tát hướng ra sông Hương nhân từ che chở cho cư dân vùng sông nước Thừa Thiên – Huế… Do đó, đến thăm Tổng hội Thiên Tiên thánh giáo, du khách sẽ có cơ hội biết đến một tín ngưỡng “rất riêng” của Huế, một trong những nơi xuất phát những chiếc bằng của lễ hội điện Huệ Nam đã từng trở thành một trong những chương trình chính của Năm Du lịch Quốc gia Duyên Hải Bắc Trung Bộ Huế 2012.
Những kiến trúc tâm linh độc đáo khác
Đầu tiên là đền thờ Đức Thánh Trần ở đường Chi Lăng. Đền thờ này được ông Phạm Tam, một người dân Huế xây dựng năm 1932. Ông Phạm Tăng đã lặn lội ra nơi thờ Đức Thánh Trần ở miền Bắc xin thỉnh một cây kiếm, một cây roi về. Sau đó, ông còn thuê thợ về đúc tượng Đức Thánh trong vòng 6 tháng, đúc voi, ngựa trước sân đền. Ngày giỗ Đức Thánh hàng năm cũng là ngày con cháu trong dòng tộc họ Phạm tề tựu, tưởng nhớ về công lao bảo vệ giang sơn bờ cõi của bậc hiền nhân.
Kế đó là ngôi chùa Trường Xuân. Chùa Trường Xuân nằm cuối đường Chi Lăng, gần bến đò chợ Dinh, thuộc Phường Phú Hậu, thành phố Huế. Đây là một ngôi chùa cổ lập từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (thế kỷ 17) với tên gọi ban đầu là Kỳ Viên Am. Đến thời nhà Nguyễn (năm 1804) lại đổi là Xuân An Tự. Điều thú vị là khám thờ của chùa không thờ Phật mà lại thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thánh Mẫu và Quan Công.
Cuối cùng là ngôi nhà thờ của một gia đình người Ấn Độ theo đạo Hinđu ở ấp Đông Tri Thượng xưa (nay là phường Phú Cát). Theo TS Nguyễn Văn Đăng (Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Huế) thì ngôi nhà thờ này có kiến trúc mới lạ duy nhất loại này ở Huế. Đây chính là một trong những kiến trúc tâm linh ở khu phố cổ Gia Hội khiến nhiều nhà kiến trúc mĩ thuật cổ và du khách ưa thích khám phá, du lịch tìm về.
Nguồn doisongphapluat.com
Nobel văn học 2017: Sự trở về với những nỗi niềm nhân bản. Những tác phẩm của tiểu thuyết gia Kazuo Ishiguro đã “khai mở vực sâu khôn cùng trong sự kết nối bằng cảm quan bồng bềnh của chúng ta với thế giới”. Sơ khảo giải Nobel văn học từ năm 2010 đến nay, phần nào cho thấy sự sống dậy của chủ nghĩa hiện đại, cũng là sự sống dậy của chủ nghĩa siêu hiện đại “sau mối hoài nghi kinh niên của hậu hiện đại về một tinh thần thời đại/siêu tự sự”. Đó đồng thời cũng là dòng chảy âm thầm và mãnh liệt của tính nhân bản - một yếu tố cốt tủy vĩnh hằng của nghệ thuật mà thời đại “văn minh” dường như đang làm tan loãng nhạt nhòa để tiếp sức cho sự lên ngôi của những giá trị vật chất phủ lên chiều tâm linh mầu diệu hun hút dự sẵn trong mỗi con người.
Tháng Mười trở về trong hơi thu với lá vàng buông mình trong gió. Cuộc hiến dâng của những trái tim nhạy cảm vang lên diệu âm của nỗi buồn và một phần nhỏ nhoi bí mật đàn bà. Những vần thơ của các tác giả nữ trên ba miền trong số báo tháng 10 gửi vào hư vô lời tự trầm day dứt và ẩn sâu trong nó là những câu hỏi không thể trả lời.
Những trang thơ đượm hơi thở biển khơi và rừng núi trong số này, được sáng tác từ các chuyến đi thực tế trong mùa hè vừa qua ở biển Vinh Hiền và rừng A Lưới, sẽ là những trang thơ đẹp do các cây bút từ Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế chuyển đến.
Kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, mở đầu cho số báo này là bài viết: “Cuộc gặp gỡ giữa hai danh nhân văn hóa”, nêu sự kiện trở thành dấu son của lịch sử nước nhà: Trước lúc lên đường sang Paris với vai trò là thượng khách của chính phủ Pháp, Hồ Chủ tịch đã tin tưởng ủy thác, giao Quyền Chủ tịch Nước cho cụ Huỳnh Thúc Kháng gánh vác với phương châm xử thế “dĩ bất biến ứng vạn biến” giữa thời đoạn đất nước trước hiểm họa “ngàn cân treo sợi tóc”... Điều đáng lưu ý nữa là nhân trong bài viết này, tác giả Dương Phước Thu đã sưu tầm được tác phẩm cuối cùng của nhà báo, liệt sĩ Thúc Tề đăng trên tờ Quyết Thắng số 56 ra ngày 20/7/1946, nhan đề BUỔI DIỆN KIẾN ĐẦU TIÊN GIỮA CỤ HỒ CHỦ TỊCH VÀ CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG. Sông Hương giới thiệu nguyên văn bài báo quan trọng này đến bạn đọc.
Thừa Thiên Huế trong Cách mạng Tháng Tám mang một tầm quan trọng đặc biệt. Chính quyền về tay nhân dân, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Lâm thời ra đời, triều đại phong kiến tan rã… Bài viết “Tháng Tám vùng lên Huế của ta” nhắc lại những mốc son chói sáng trong dịp kỷ niệm cuộc cách mạng có tác động lớn đến ý thức cách mạng của quần chúng; đây cũng là dịp gợi nhắc chúng ta nhớ đến những tác phẩm văn học đầy hào khí được sáng tác trong “Ngày hội non sông” và cả sau này.
Đang là những ngày hướng đến kỷ niệm dấu ấn giá trị văn hóa của một tờ báo lừng lẫy, Sông Hương tổ chức chuyên đề “100 năm Nam Phong tạp chí”. Chuyên đề nhấn mạnh đến các giá trị văn hóa, những đóng góp lớn của Nam Phong tạp chí vào sự chuyển hướng văn hóa, văn học Việt Nam đầu thế kỷ: cổ súy cho nền văn học mới từ bước khởi đầu; đóng góp về mặt ngôn ngữ trong khai triển ý niệm tiếp nhận văn minh phương Tây, trong nghiên cứu khoa học… qua sự phổ biến và sáng tạo thêm chữ quốc ngữ, đẩy tới một bước mới sự tiến bộ của câu văn xuôi tiếng Việt - văn xuôi nghệ thuật và văn xuôi nghị luận, tranh biện…
SHO - Sáng ngày 4/7, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị triển khai và phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật - thời sự về giai cấp công nhân Công đoàn Thừa Thiên Huế.
Kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 năm nay, Tạp chí Sông Hương giới thiệu đến quý bạn đọc một số tư liệu vừa tìm thấy liên quan đến tuần báo Sông Hương cả hai thời kỳ: thời kỳ do Phan Khôi làm chủ bút và thời kỳ Sông Hương tục bản do Nguyễn Cửu Thạnh quản lý.
Tiếng ve đã sôi trên các ngõ đường, Huế đang vào sâu mùa hạ giữa những chuỗi ngày biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra mạnh mẽ. Song mùa hạ bên sông Hương vẫn vời vợi mùa của hoa phượng nhắc nhở về những cuộc lục tìm dấu tích xa xưa, bởi một vùng đất khi đã bỏ quên ký ức, nó sẽ trở thành vùng đất chết.
Nằm trong chương trình Tình Sông Hương, sáng ngày 29/05, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Siêu thị Co.op-mart Huế, Đoàn TNCS phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế trao 15 suất quà cho các em học sinh nghèo vượt khó tại trường tiểu học số 2 Hương Chữ (Thị xã Hương Trà) nhân dịp nhà trường tiến hành lễ tổng kết và phát thưởng năm học 2016 - 2017.
Vào lúc 19h30 ngày 27/05, lễ khai mạc và trình chiếu bộ phim đầu tiên trong tuần lễ phim Đan Mạch đã được diễn ra tại rạp Đông Ba (187 Trần Hưng Đạo) thu hút đông đảo người xem đến dự. Thời gian trình chiếu các bộ phim trong tuần lễ sẽ diễn ra từ ngày 27/05 đến ngày 04/06/2017.
Vào lúc 15h ngày 25/05, nhân dịp lễ tổng kết và phát thưởng năm học 2016-2017 tại trường tiểu học Huyền Trân (phường An Tây), Tạp chí Sông Hương đã phối hợp cùng với Siêu thị Co.op-mart Huế trao 15 suất quà cho các em học sinh nghèo vượt khó của trường.
Ngày 24/5, tại địa điểm di tích Hải Vân Quan, tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Lễ đón Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Hải Vân Quan, theo Quyết định 1531/QĐ-BVHTTDL ngày 14/4/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Vào sáng ngày 18/05, nằm trong khuôn khổ các hoạt động nhân ngày Quốc tế Bảo tàng, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh của họa sĩ Đặng Mậu Triết với chủ đề “Vọng” tại Trường lang Đại Cung môn (Đại Nội – Huế).
Vào lúc 14h ngày 20/05, tại phòng triển lãm thuộc trường Đại học Nghệ thuật Huế đã diễn ra buổi triển lãm của hai nghệ sĩ trẻ Phan Vũ Tuấn và Phan Đình Khánh mang tên “Chuyện chưa kể”.
Nhằm ôn lại truyền thống lịch sử và ghi nhận công lao đóng góp của đồng chí Hoàng Lanh – Nguyên Bí thư Thành ủy Huế (1977-1988) đối với phong trào cách mạng thành phố Huế, vào lúc 14h ngày 19/05, Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế đã tổ chức buổi giới thiệu và tặng sách “Bí thư Thành ủy Hoàng Lanh với phong trào cách mạng thành phố Huế” (Hoàng Lanh kể, Nguyễn Quang Hà ghi) do Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành.
Vào lúc 9h ngày 19/05, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế và Đại diện lãnh đạo Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội (HARACO) đã có buổi làm việc và thống nhất một số nội dung trong biên bản hợp tác phát triển du lịch giữa các bên nhằm thực hiện “Chương trình liên minh kích cầu du lịch vận chuyển bằng đường sắt” nhằm phối hợp, quảng bá, tiếp thị điểm đến du lịch trong nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.
Tối 16/5, tại Quảng trường Trung tâm huyện A Lưới, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND huyện A Lưới tổ chức Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII, năm 2017.
Sáng 10/5, Sở Văn hóa, Thể thao phối hợp với UBND huyện A Lưới tổ chức họp báo về Ngày hội "Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi" tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII - 2017.