Trong kiến trúc cung đình Nguyễn tại Huế, hình thức nhà tạ có mặt ở khắp nơi: Hoàng cung, Hành cung, Biệt cung và ở cả các lăng tẩm đế vương.
Hai ngôi nhà tạ ven bờ hồ Lưu Khiêm
Trong lịch sử kiến trúc truyền thống Việt, hình thức kiến trúc nhà tạ có lẽ xuất hiện từ khá sớm và tương tự như ở Trung Hoa, nó cũng sớm được cung đình hoá rồi gần như trở thành một hình thức kiến trúc độc quyền của vua chúa. Theo các nguồn sử liệu, dưới tất cả các triều đại vua chúa Việt Nam, hình thức nhà tạ xuất hiện khá phổ biến tại những chốn phục vụ nhu cầu ăn chơi của tầng lớp thống trị, như hành cung, ly cung, biệt cung...Chúng là những kiến trúc tương đối đơn giản, được dựng bên bờ mặt nước như hồ, ao, sông, suối (nguyên chữ tạ có nghĩa là ngôi nhà dựng trên mặt nước-vì thế mà còn gọi là thuỷ tạ) với nhiều hình thức khác nhau. Nhưng phải đến thời Nguyễn, hình thức kiến trúc nhà tạ mới trở nên thật sự phong phú về số lượng và hình thức.
Đây là ngôi nhà tạ nằm trong tổ hợp kiến trúc cung Diên Thọ, khu vực dành riêng cho các bà Thái hậu triều Nguyễn, rộng gần 1.8 ha, nằm ở phía tây trong Hoàng Thành. Trường Du Tạ được dựng năm 1849 để chuẩn bị cho lễ Ngũ tuần đại khánh tiết của bà Thái hậu Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Tạ dựng trên một chiếc hồ hình vuông xinh xắn, rộng 530 m2, ở phía đông toà điện chính, mặt hướng về phía nam. Kết cấu tạ kiểu nhà Rường truyền thống Huế với thức vuông (phương đình), một gian bốn chái, 16 cột trụ, mái lợp ngói ống tráng men xanh. Cả ba mặt đông, tây và nam của Trường Du Tạ đều có hành lang bao bọc. Về sau hành lang này bị dỡ bỏ, phần phía nam thì cải tạo thành một ngôi nhà vỏ cua với tên gọi Lương Phong Đình.
nhất của Huế dù đây chỉ là một ngôi nhà tạ có quy mô vừa phải. Ca dao xứ Huế có câu: “ Chiều chiều trước bến Văn Lâu, Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm, Ai thương ai cảm ai nhớ ai trông..” chính là chỉ vị trí thơ mộng này.
Ngôi nhà tạ bé nhỏ này cũng rất nổi tiếng bởi nó vốn là một bộ phận không thể thiếu được của quần thể kiến trúc lăng Tự Đức. Dũ Khiêm Tạ được dựng vào năm 1864, cùng với nhiều công trình khác của Khiêm Cung (sau khi vua băng và được táng vào đây mới gọi là Khiêm Lăng). Tự Đức là một ông vua thi sĩ và Khiêm Cung, một biệt cung kiêm lăng mộ của ông phản ánh rất rõ điều này. Gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ được bố trí hài hòa trong một không gian thiên nhiên, rộng trên 150.000m2. Nổi bật trong số đó bởi vẻ đẹp trữ tình, giàu chất thơ là hai ngôi nhà tạ ven bờ hồ Lưu Khiêm: Dũ Khiêm Tạ và Xung Khiêm Tạ.
Khác với Dũ Khiêm Tạ ở phía bờ hồ đối diện vốn là một bến thuyền của nhà vua, Xung Khiêm Tạ là toà nhà dành làm nơi ông câu cá, ngắm trăng, làm thơ..Quy mô công trình này lớn hơn Dũ Khiêm Tạ nhiều. Đây là một toà nhà kép theo lối “ trùng thiềm điệp ốc” rất phổ biến trong kiến trúc cung đình Nguyễn. Nhà chính (chính đường) cấu trúc như một ngôi nhà Rường lớn, nối trực tiếp với nhà trước (tiền đường) chỉ bé như một nhà vỏ cua thông qua một cột trụ chung. Phần phía trên của cột trụ này đặt một máng xối mà hai đầu đều được trang trí bằng hình cá gáy (cá chép) đang há miệng nhả nước rất độc đáo. Phần thân của nhà chính có vách ván che cả ba mặt (mặt sau và hai bên) nhưng toàn bộ nhà trước lại để trống tương tự như ở Dũ Khiêm Tạ. |
||||
Theo TS. Phan Thanh Hải (hueworldheritage.org.vn) |
Sáng 15/3, tại hội trường khách sạn Indochine (TP Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Công ty TNHH Một thành viên Karcher chuyên về công nghệ làm sạch tổ chức họp báo giới thiệu Dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn, Đại nội Huế.
Chiều 14/3, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức lễ trao giải và khai mạc triển lãm các tác phẩm tham gia cuộc thi Mỹ thuật thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019.
Ngày 16/1, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ phát động 'Ngày Chủ nhật xanh' năm 2019, với mục đích đảm bảo môi trường, cảnh quan đô thị và khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày càng sáng, xanh, sạch, không rác thải…
Chiều ngày 11/03, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khai mạc không gian trưng bày “Dấu xưa” tại điện Thọ Ninh, cung Diên Thọ (Đại Nội Huế).
Chiều 10/3, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam, 180 năm thế giới phát minh ra kỹ thuật nhiếp ảnh và 150 năm danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nghề ảnh về Việt Nam.
Chiều ngày 04/3, tại Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ Huế đã diễn ra nghi Lễ rước nước, phù sa sông Hương để chuẩn bị cho quá trình chế tác thương hiệu gốm “Hương Sa”.
Những ngày đầu năm mới, ngoài những địa điểm văn hóa tâm linh khiến người người có khoảng không chiêm nghiệm nỗi vô thường trôi theo dòng thời gian miên viễn, một địa chỉ di tích lịch sử được nhiều người ghé thăm là Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - nơi hơn 4.000 liệt sĩ đã nằm lại trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Thời gian mải miết trôi, nhưng cỏ cây hoa lá thì mãi nhớ bởi một điều đơn giản là máu của sự hy sinh đã thấm sâu xuống lòng đất kia, máu đã loang sông trôi theo những phù sa bờ bãi…
Chiều ngày 01/03, Tại Trụ sở tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi giao lưu, trao đổi, gặp gỡ giữa văn nghệ sĩ Huế và gia đình nhà thơ Tố Hữu, gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng đoàn công tác thực địa tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu nhằm hướng đến kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu.
Chiều 25/02, Viện Pháp tại Huế đã tổ chức triển lãm sơn mài mang chủ đề “Thời gian”.
Sáng 24/2, tại số 9 Ngô Quyền - TP Huế đã diễn ra Lễ trao giải cuộc thi viết, sáng tác Phía bên kia cầu vồng và seminar chủ đề công khai với gia đình.
Nhạc sĩ Miên Đức Thắng vừa giới thiệu tập thơ “Hầu hạ hư không” Bảo tàng Văn hóa Huế .
Chiều 28/1, tại Art Gallery Sông Như đã khai mạc phòng tranh con giáp với chủ đề “Năm lợn vẽ con heo”.
Chiều 28/01, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế, Hội Mỹ thuật TT Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức triển lãm mỹ thuật Mừng xuân Kỷ Hợi 2019.
Chiều 28/01, tại Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc Hội Báo Xuân Kỷ Hợi 2019 với chủ đề “Báo chí đồng hành cùng sự phát triển”.
Sáng ngày 27/01(nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Tuất), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) sân trước Hiển Lâm Các - Thế Miếu (Đại Nội Huế) và Điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
Sáng ngày 28/1, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi họp báo về Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI (2013 – 2018).
Chiều ngày 23/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay trên tạp chí Sông Hương.
Mùa xuân đến với mọi người như một niềm ân hưởng. Mùa xuân cũng là dịp chúng ta nhớ về và tri ân những người hiến đời mình cho sự nghiệp chung. Mở đầu Sông Hương số mừng xuân Kỷ Hợi là “Câu chuyện giữa Bác Hồ và nhà thơ Tố Hữu” được trích từ băng ghi âm năm 1966 trong Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Hà Nội. Sau lời nói ân tình với thanh niên Việt Nam anh hùng, Bác giới thiệu nhà thơ Tố Hữu lên đọc thơ. Câu chuyện diễn ra vui tươi, chân tình làm bật lên bài học nhân văn sâu sắc đến ngỡ ngàng.
Chiều ngày 15/01, UBND thành phố Huế và Tổ chức Koica - Hàn Quốc đã tổ chức lễ khánh thành dự án thí điểm đường đi bộ trên sông Hương.
Chiều 15/01, Đại học Huế phối hợp với Quỹ Y tế, Giáo dục và Văn hóa Việt Nam (VNHELP) trao 150 suất học bổng Nguyễn Trường Tộ cho 150 sinh viên Đại học Huế.