TRẦN BĂNG KHUÊ
1.
Hoàn cảnh này, ngay tại nơi này. Có một lí do nào đó khiến tôi nghiễm nhiên cho rằng, chúng đã thực sự biến mất trong những ánh nhìn mà tôi từng cố tình lưu nhớ từ vài tầng kí ức được xếp lớp rất kĩ càng.
Minh họa: Nhím
Tôi cất giấu tất thảy những gì liên quan đến chúng; dù chỉ là một lá thư viết tay đã ố vàng màu mực tím hay một con hạc đỏ hồng mang vác nặng trĩu niềm tin và hi vọng như kiểu trẻ trâu ngây thơ vẫn thường mơ mộng về một thiên tình sử.
Nhiều lần, tôi muốn cất lên tiếng gọi này, để nó vang động hẳn trong tâm thức tôi vĩnh viễn. “Những mùa vàng. Những mùa vàng. Hỡi những mùa vàng xanh xao trong bầu trời hoang tưởng”. Mắt tôi dường như đang dần mờ nhòe, hoặc có thể đã bị đánh lừa bởi những ảo giác về thứ óng ánh lấp lánh sắc vàng trải đều đặn dưới chân. Những tầng lá mục khoe cái đẹp cuối cùng của nó khi không còn xanh mơn mởn nữa. Tôi mãi mê đuổi theo việc niệm suy về sự tồn tại, về sự sống và cái chết của cây cỏ, hoa lá, phút chốc không còn để ý đến cơn váng vất trên đầu mình sáng sớm hôm nay. Một vệt nắng nhỏ xíu, xuyên chiếu vào mắt tôi, luồn sâu trong những miền tối. Thăm thẳm gió. Thăm thẳm vực. Thăm thẳm biển sâu. Thăm thẳm tôi dạt trôi vĩnh viễn.
Vẫn chưa đi đến cuối con đường, men lên đồi cao. Thành phố sầm uất bị tôi bỏ rơi lại phía sau lưng. Thành phố cũng lưng lửng buồn như một cái lòng chảo sâu hóm miền thung lũng. Tôi lại tiếp tục dợm bước trên những thảm lá mục, tiếp tục dạt trôi theo chiều suy tưởng đang leo dốc. Tôi không thể nào thoát khỏi những ám ảnh của mùa vàng. Chúng hiển hiện ở ngay thời điểm mà khả thể tôi xuất hiện. Hãy nhìn xem, đừng mở mắt, nhưng hãy cố nhìn xem bằng tâm thức tỉnh táo sắc bén. Mùa vàng ở đó. Những mùa vàng rải thảm. Từ chân trời đến mặt đất.
2.
Những mùa vàng bị chôn sâu dưới thảm lá mục ruỗng.
Và hẳn nhiên, chúng cũng đã bắt đầu chơm chớm chuyển đổi như một dấu hiệu quen thuộc đến nỗi tôi có thể dễ dàng nhận thấy ngay lập tức. Dưới gót chân, dưới những gốc cây bị người ta quết vôi và đánh dấu. Những đám mùn mục ruỗng từ thân, cành, hoặc hàng loạt lá chết. Như người. Xác lá. Xác người. Xác của đám dế đồng vừa mới nhảy lên khỏi bờ ruộng, lạc vào thành phố mùa vàng, chực chờ được nuốt trọn ánh trăng tan trên mặt nước. Lấp lánh. Lấp lánh. Huyễn hoặc cõi mộng mê lạc lõng.
Chỉ là chờ cái chết. Tất thảy chúng ta đều phải đợi cái chết. Đợi trong nỗi hân hoan. Đợi trong nỗi cô đơn. Những mùa vàng thường khiến chúng ta lạc lối vô thức. Tôi cũng đã từng đi lạc giữa những mùa vàng đầy mộng ảo ở con đường đến trường nào đó. Bây giờ, tôi lại đi lạc giữa thế gian. Đấy, nơi đây, chính nơi mà người ta rủ rê nhau đắp xây cái chết bằng những mùa vàng rệu rã, mệt mỏi. Giả thử, không ai làm gì để chứng tỏ sự sống, thì cái chết liệu có buông tha và biến mất vĩnh viễn khỏi thế giới đầy huyễn hoặc này?
Chẳng một ai rảnh rỗi để mô tả cho tôi về chúng nữa, khi tôi quyết định bỏ bê và hờ hững đạp những vết giày lên lưng nó, mặt nó; cố tình tạo ra thứ âm thanh người ta đặt tên chính xác bằng hai từ: “tan vỡ” đến quen thuộc, không hề thấy nhàm chán mỗi ngày, mỗi mùa. Hệt như thiên tình sử của tôi vậy. Chúng chết rồi. Cái chết của chúng lảo đảo bật dậy từ bóng tối, rời khỏi bóng tối, chẹn đường tôi, không để tôi bước qua ranh giới nhạt nhòa phát lộ những điều huyễn hoặc ảo tưởng. Cái chết của chúng những mong điều gì đó bất ngờ như việc người ta vẫn nheo nhéo về sự hồi sinh yếu ớt. Vậy mà, sáng nay, tôi đã thấy chúng sống lại. Hồi sinh, dưới ánh nắng mặt trời chói gắt. Và lặng lẽ nằm dưới những gốc cây mùa thu, nằm dưới chân tôi, nằm dưới ánh mắt hờ hững của tôi. Đợi chờ rêu phong.
3.
Tôi chẳng còn nhớ gì về những mùa vàng cũ kĩ. Kể cả việc, tìm kiếm một chút vết tích thôi, cũng thật mong manh. Thiên tình sử của tôi đã chết. Những cánh hạc đỏ hồng đã bị tôi đốt hết. Những dòng thư viết tay lem nhem màu mực tím cũng đã mờ nhòe hoen ố, như những mùa vàng này vậy. Bây giờ, tôi chỉ mơ những màu sắc non tơ hay rạng rỡ tươi thắm, hoặc u ám xám đen trên một con phố Két, trên một cánh đồng Két, kể cả trong một cửa hiệu quần áo cũng mang tên Két ở bên kia đường. Họ vừa gắn bảng giá sale tất thảy những gì trong cửa hiệu hiện có. Vậy thì, tôi có nên mộng mơ thêm nữa về những mùa vàng cũ kĩ trong quá khứ hay đưa họng súng đen lên bóp cò và thổi khói bay đi như một tay cao bồi chuyên nghiệp miền viễn tây cho vừa lòng tôi lúc này?
Nhưng, hẳn nhiên không phải thế đâu. Tôi chẳng cần tình yêu hoặc một vài niềm vui hời hợt an ủi. Hiện thời của tôi bị vùi lấp trong một đống phế thải dồn dập từ rất lâu rồi. Càng lúc tôi càng thấy nó cao ngút tầm mắt mình chẳng thể nào kiểm soát nổi. Tôi chẳng cần niềm vui. Hẳn là niềm vui chẳng phải thứ gì đó cao sang, rạng rỡ lắm đâu. Cảm xúc chỉ mang tính nhất thời. Chúng sẽ lụi tàn sớm thôi và sau đó vẫn là cái chết. Không ai/không gì có thể tránh khỏi cái chết. Rõ ràng thế. Ấy vậy, nhiều kẻ vẫn chẳng chấp nhận cái chết. Nhiều kẻ mơ về sự bất tử. Bất tử nằm trong đáy địa ngục. Nếu dám đánh đổi tất thảy mọi thứ sẽ được bất tử. Đơn giản lắm.
Những cái chết luôn luôn hiện hữu dưới mỗi tầng lá xuyên thủng bầu trời. Những cái chết rong chơi trên mặt nước mỗi đêm sâu chìm ngập trong bóng tối. Tôi biết, dù rằng có khi chúng đang xanh tốt ngời ngời sức sống đó, nhưng rồi sẽ đến lúc nó rơi rớt dưới từng gót chân vô tình. Tôi mặc định rằng mình đã ngắt chùm hoa sữa non thơm từ trên cành cây xuống vào cái đêm hôm ấy. Và, đó là lúc cái chết đến. Cái chết của một bông hoa sữa non thơm. Cái chết của cành, cây, gốc rễ. Những cái chết không thể tách lìa khỏi sự tồn vong bất định của thế giới này.
Cho đến bây giờ, thi thoảng tôi vẫn thấy nó sống động, buông tuồng sự quyến rũ ra bên ngoài lớp áo váy màu trắng, kiểu như khoe khoang khiết tính hiếm hoi thành thật. Chỉ khác, đêm qua, sau cơn bão số mười mấy, tôi đã nghe hàng loạt tiếng súng đạn lên nòng. Có thể đó chỉ là sự tưởng tượng, mà tôi ngỡ như là thật. Tôi đã nằm mơ về một cuộc rượt đuổi kì quặc. Thiên tình sử của tôi đã lắp đạn lên nòng và đuổi bắt tôi trên những cung đường lạo xạo thứ lá mục ruỗng sắp chết.
4.
Sáng nay, trời quang, mây tạnh. Tôi vẫn theo thói quen, rời nhà để đi bộ, men theo con đường lên đồi, đạp chân lên những tầng lá vàng mục. Tôi cầm theo một con hạc đỏ vừa mới mua ở một nghệ nhân gấp giấy dưới phố. Tôi chỉ lấy mỗi con hạc đỏ, và vân vê nó suốt đoạn đường lên đồi. Con hạc thật đẹp. Những thiên tình sử bi lụy đều sống hoặc chết bởi vẻ đẹp kì lạ ẩn giấu này. Nắng trải đều. Mùa vàng say lảo đảo dưới chân tôi. Bất giác, tôi nghe đâu đó, trong không gian tĩnh mịch chỉ có hoa cỏ và chim ca, vang lên tiếng gõ đều đặn của chiếc búa sắt đập vào khoảng không. Chúng hồn nhiên vỗ lên tai tôi từng nhịp một, nhức buốt. Chúng hệt như một bản nhạc vừa lạnh lùng vừa réo rắt, đổi cung bậc liên tục, hòng kéo tôi trở về thực tại, ngắm nghía, nâng niu thiên tình sử đã bị tôi chôn vùi dưới những tầng lá mục ruỗng.
Những buổi sáng khác, thức giấc mệt nhoài trong căn phòng bê tông chật chội, khiến tôi luôn luôn dưỡng nuôi ý nghĩ về vài cuộc chạy trốn. Ngay cả khi tôi còn nằm ườn và trùm chăn kín mít ở trên giường. Dường như, có giọng nói nào đó vẫn đang thúc giục tôi, phải chạy trốn thôi. Tôi phải chạy trốn khỏi nơi đã sinh ra thiên tình sử ấy. Tôi biết, những mùa vàng rồi sẽ bắt đầu loang lổ dần dần trên từng cung đường, từng cánh cổng, từng mép vỉa hè, từng dòng sông, từng con đê làng, từng ao bèo sen súng úa lá phơi giữa cánh đồng của tôi, trong quá khứ xa xôi. Phải chạy trốn thôi. Tất cả họ, đấy, những kẻ lạ và quen, hoặc gần gũi như một thiên tình sử trong kí ức ướt nhòe màu mực tím, họ sẽ đuổi theo tôi. Họ đi rồi lại dừng, dừng rồi tiếp tục đuổi theo sau lưng tôi không biết mệt mỏi.
Sáng nay, tôi không lên đồi, bỏ lại thành phố sau lưng để ngắm nghía những mùa vàng với dòng tâm tưởng hoài cổ. Tôi nằm im trong một bức tường, không đọc sách, không lướt web, không gì cả, chỉ nghe mỗi đường ray đều đặn lướt qua. Tôi tưởng tượng đến một con phố tối nào đó ở London. Nơi sự sống và chết lẫn lộn, nhưng rõ rệt, không mờ nhòe như sương mù. Tiếng còi tàu lúc xa lúc gần. Chúng đang tiếp tục một cuộc phiêu lưu giữa dòng thời gian. Tôi vẫn còn nằm ườn trên giường và tưởng tượng về những mùa vàng chết dẫm quen thuộc bám riết thân phận héo hon đầy đủ xác thịt lẫn niềm mẫn cảm hân hoan, chỉ để nghĩ về sự tồn tại của chính mình khi rời bỏ một thiên tình sử.
Rồi bất giác, tôi quyết tâm chuồi chân khỏi giường. Dù sao, tôi vẫn thích rời đi, hẳn chỉ là việc đi dọc một cung đường cũ kỹ, đạp lên những tầng lá vàng mục ruỗng. Có thể ngay lúc ấy, ý nghĩ chạy trốn sẽ không bám riết lấy tôi nữa. Tôi biết thế, vì rằng với tôi chạy trốn cũng có nghĩa là chết. Những mùa vàng nhấp nháy trong nắng, nhắc nhở tôi về một thiên tình sử tháng ba đã chết.
5.
Anh ngồi tựa gốc cây long não, nằm ngay vỉa hè đối diện một nhà tu kín. Đôi mắt anh không có nắng. Chúng nhợt nhạt một màu xám lạnh buốt như băng tuyết không bao giờ tan. Buổi sáng mùa đông dù ướt đẫm sương vẫn trong veo mắt anh. Chúng không có màu xám buồn như đôi mắt của nàng. Anh đến nơi này biết bao lần, chỉ để ngồi xuống gốc cây long não vào những ngày đông buốt lạnh, và ngắm những tầng lá thủng trên đầu. Sương tan, một chút nắng khe khẽ lọt qua kẽ lá. Vừa đủ để anh mường tượng bầu trời ở quê anh đang lặng lẽ chơi trò xâu kim một cách buồn tẻ và chán ngắt. Anh không có hứng thú trải nghiệm những khoảnh khắc an lạc này. Anh chỉ muốn hồi tưởng về một thiên tình sử, về một cánh hạc hồng đỏ anh lỡ tay gấp dang dở cho nàng.
Thi thoảng anh gắng ngước mắt nhìn lên. Bầu trời tựa hồ mảnh lưới đã bị người ta cắt thủng dần dần, và sau đó chúng toang hoác trống trải như lồng ngực anh lúc này. Dưới gốc cây long não. Tất thảy mọi hiện thể đều rõ ràng như một tạo khối chiaro và oscuro của nghệ thuật hội họa Ý. Anh chợt nhớ ra, hình như anh đã rời bỏ những mùa vàng từ khá lâu rồi để lang thang trong lòng thành phố này, anh rời bỏ cả những chiếc thuyền ánh bạc nơi quê anh để tìm kiếm những ánh bạc khác ở đô thành xa hoa.
Anh đã không tìm thấy.
Mọi hiện cảnh trước mắt anh chỉ là một dải băng màu xám vắt ngang trời chiều khi anh ngồi xuống nơi nào đó trong dáng vẻ mệt mỏi thất thểu. Anh bỗng nhớ quê, nhớ biển, nhớ những con thuyền căng buồm no gió ngoài khơi. Anh nghĩ, chẳng thể nào bắt gặp thứ tình yêu kì lạ bằng nơi đã chôn giấu linh hồn anh.
Ở đâu, anh cũng bắt gặp những mảnh lưới. Chúng giăng mắc khắp mọi nơi. Như mạng nhện. Chúng dệt trời chiều thành bức tường thép gai ngay tại tòa thánh thiêng liêng giữa lòng phố thị, chúng dệt thành tấm lưới khổng lồ chụp xuống bờ bãi, nơi rất mực hiền lành yên ả của quê anh. Những tấm lưới chuyển dần sang màu ráng đỏ pha sắc mặt trời lẫn lộn giữa xác cá phơi trắng bụng như ánh của đêm trăng lạnh lẽo.
Cuối ngày làm việc, trở về nơi trú ẩn là căn phòng trọ ngay tại một thành phố lớn, anh lại tiếp tục hồi tưởng về những mùa vàng kì lạ trong kí ức. Nhưng, hệt như một cơn gió vô tình vậy, chúng biến mất, khi anh chưa kịp chạm tay vào thứ sắc màu đó. Anh thở dài, nằm xuống chiếc giường cũ kĩ sột soạt tiếng mọt trong những thanh dằm gỗ, nhắm mắt lại, và mơ. Anh mơ về những con hạc đỏ hồng, anh gấp dang dở. Anh mơ về đám lá mục ruỗng kêu lạo xạo dưới chân một ai đó vừa quen vừa lạ. Anh mơ về những ngọn đồi cao, và xa tít tắp. Nhưng, cuối cùng thứ mà anh thấy trong giấc mơ vẫn là những mắt lưới.
Ngoài những mắt lưới ra, anh chẳng còn nhìn thấy gì khác nữa. Anh ngắm nghía đám mắt lưới vô hình vây bủa tứ phía, lòng nặng trĩu. Giá sự nặng trĩu này là những khoang thuyền đầy nắng, lấp lánh nụ cười của người đàn bà và những đứa trẻ anh yêu mỗi lần anh trở về từ đại dương mênh mông kia. Quê anh là nơi có những khoang thuyền buồn, rũ rượi. Anh chợt thấy lòng thuyền rỗng tuếch nhìn anh chế giễu: “mẹ thiên nhiên đang nổi giận, biển chẳng cho không ai một thứ gì”. Anh lắng nghe điều đó, những tiếng nói rì rầm nấp trong sóng. Mỗi lần mơ về lòng thuyền và những mắt lưới, anh lại quên mất nàng, quên mất thiên tình sử đầy hồi ức mà anh tựa vào nó để linh hồn anh tồn tại.
Đó chỉ là một giấc mơ.
Âm thanh nhộn nhịp của một buổi sáng mới đã bắt đầu rối rít thúc giục. Anh bật dậy, nhìn quanh quất nơi trú ẩn tạm bợ của anh, rồi khẽ kéo tấm che cửa sổ. Nắng đã bắt đầu le lói. Nhưng không phải nắng của những mùa vàng, không phải nắng sớm của biển, khi anh trở về từ đại dương xanh thẳm với một khoang thuyền lấp lánh ánh bạc. Anh muốn về nhà. Ý nghĩ đầu tiên trong một buổi sáng lành lạnh hơi sương cuối mùa đông, chớm xuân. Dường như ai cũng muốn trở về nhà, không phải chỉ riêng anh, nơi này, xa lạ. Hẳn nàng cũng vậy. Thiên tình sử buồn dang dở của anh.
Anh không muốn nằm mơ nữa. Rồi nàng cũng sẽ thế.
Những mùa vàng chói chang ánh sáng, khiến anh thêm mờ mịt nhận thức về sự sống. Anh chưa bao giờ nghĩ đến cái chết. Hoặc nếu có, nó cũng chỉ thoáng qua như một áng mây giễu cợt, dưới hình hài của một gã hề mũi khoằm tay cầm lưỡi hái đang nhảy nhót trên sườn núi và đi dần về phía bóng tối. Nàng thì ngược lại. Nàng luôn thích đùa chơi với những suy tưởng về sự tồn tại của con người, hoặc của chính nàng.
Buổi sáng này, khác hẳn với những buổi sáng trước. Anh thức dậy sớm hơn thường lệ. Nơi anh trú ngụ cũng đều đặn nghe thấy tiếng đường ray nghiến kèn kẹt lúc xa lúc gần. Anh lấy chiếc va li cũ kỹ phủ bụi trên nóc tủ quần áo xuống, ngồi xếp đặt thật gọn ghẽ, rồi rời căn phòng trọ. Anh đi dọc phố, men theo cung đường quen thuộc, đến gần gốc cây long não. Anh ngồi xuống, ngước nhìn một bầu trời trong veo, vài lộc non đã bắt đầu đâm chồi trên nhánh cây long não.
Anh đã quyết định, sẽ không nằm mơ nữa.
Những mùa vàng bao giờ cũng lảo đảo như một cơn say nắng bất thường.
T.B.K
(TCSH349/03-2018)
NGUYỄN NGỌC LỢIBóng chiều phủ xuống núi rừng một màu xám ảo mờ. Đã hết một ngày quần quật của đám phu đãi vàng. Lúc này trên xà lan đang diễn ra bữa cơm chiều. Đám phu ngồi bệt trên mảnh sàn nhớp nhúa, bưởng trưởng cách đó một đoạn có mâm có chiếu.
LÝ BIÊN CƯƠNGNgười đàn bà ấy sợ bóng tối, sợ đêm về.
NGUYỄN THIÊN VIỆTSau khi tốt ngiệp khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Hà nội, tôi được phân làm biên tập viên của một tờ báo địa phương. Thế rồi khát vọng bay nhẩy và mong muốn kiếm ít vốn đã đưa tôi sang Liên Xô hợp tác lao động.
NGUYÊN QUÂNTheo chân những con người một thời bỏ chạy mất dép, giờ lũ lượt quay trở về với nhãn mác sang trọng Việt Kiều yêu nước và cùng lúc với sự khai mở cánh cửa hướng ra bên ngoài của nền kinh tế vốn rất cạn kiệt, trì trệ sau cuộc chiến tranh dai dẳng.
TÔN NỮ THANH TỊNHAnh nhìn đầu tiên của cô gái làm tôi xao xuyến. Đôi mắt long lanh, trên khuôn mặt trái xoan điểm nụ cười duyên, mái tóc đen mượt phủ ngang vai. Dáng nhẹ nhàng, thanh thoát trông như một nhành lan.
NGUYỄN HOÀNG ĐỨCA, không biết có phải cậu ta không, trông oách quá. Chợt cái thân hình mập ú xúng xính trong chiếc Veston ngoại lượn xoáy một vòng rất kiểu cách trên đôi giày bóng như quang dầu nơi khúc quặt góc hồ.
NGUYỄN CẨM HƯƠNGBỏ dép, tôi thả bộ trên cát ướt. Bàn chân chạm lên những xác cua còng, vỏ sò... có hơi kến một chút nhưng tôi được tiếp nhận sức sống dồi dào từ lòng đại dương thấm vào da thịt. Lâu lắm tôi mới lại đi trên bãi biển như thế này và hơn thế lại với một người đàn ông.
NGUYÊN QUÂNGã vẫn lầm bầm, cái điệu nói nuốt âm trong cổ họng càng làm tôi điên tiết. "Mẹ kiếp! đồ cơ hội!". Tôi chợt khoái trá, dù tôi biết chắc chắn rằng cái khoái trá ấy chẳng lọt đến đôi tai vểnh ngược rất khó ưa của gã nhà đò.
VĨNH NGUYÊNEm nằm trên tấm ra trắng. Dưới tấm ra còn lót đệm nước mát. Mắt nhắm. Lồng ngực phập phồng theo nhịp thở đều.
CAO GIÁNG HƯƠNGXin chúc mừng thành công của em. Chúc mừng em, người đạt huy chương sáng giá trong hội diễn...
NGUYỄN HÀO HẢITầu đi Vinh khởi hành lúc 9 giờ tối. Hoàng vội vã đi ra ga sau khi chạy ra phố mua sắm thêm một số đồ lặt vặt cho chuyến đi nghỉ mát ngoài dự kiến của anh.
NGUYỄN NHÃ TIÊNChiếc ba lô xọp xẹp đeo trên lưng một cách lỏng lẻo trông chẳng ra ký lô nào, ấy vậy mà cứ đi một quãng, Quỳnh lại dừng lại xóc xóc cái ba lô cho ngay ngắn trên lưng rồi lại bước đi tiếp. Động tác này có vẻ như một thói quen đã thành cố tật hơn là vì phải mang nặng nên tìm cách thư giãn nghỉ ngơi chốc lát.
VĂN NGUYỄNLy Ly tung chăn ngồi bật dậy, cặp mắt cô sáng quắc lên trừng trừng nhìn xuống mặt ông chồng già đang ngáy phò phò. Chẳng khác gì thây ma...
TRẦN THỊ HIỆPChập choạng tối có lệnh rút. Đây là lần đầu tiên sau ba ngày chiến đấu đơn độc trong lòng địch, chúng tôi mới liên lạc được với đồng đội và thật thất vọng, mệnh lệnh không phải giục xốc tới mà rút lui.
HUỆ MINHCả làng chẳng ai lạ gì chị. Người chị vừa ngắn vừa to. Bàn chân lại bé xíu, lúc nào cũng run rẩy đỏ bầm vì cố sức đỡ tấm thân đồ sộ. Nhưng tóc chị lại dài, óng mượt như nhung. Da chị trắng tinh như tuyết. Răng cũng đẹp. Chúng như những hạt bắp non mỏng mảnh.
ĐÀO DUY HIỆP “Sao anh không về chơi thôn Vỹ?” (Hàn Mặc Tử)
HÀ PHẠM PHÚDanh xưng Ba Nhạn có tính chất ngoại lai, bởi người Hạ Đan chúng tôi xưa nay không có thói quen gọi tên kèm theo thứ tự được cha mẹ sinh ra. Thói quen của chúng tôi là gọi tên bố, mẹ theo tên con.
PHẠM NGỌC TÚYĐó là xóm của dân ngụ cư. Họ đến đây tránh bom đạn ở làng quê, chiếm đất làng (và đất của người khác) rồi ở luôn.
HỒNG NHURét lập đông năm nay ập đến bất ngờ và có phần như khao khát. Sau đợt mưa hơi dai cuối mùa tháng chín, thời tiết trở lại khô ráo, những đám mây dày nặng còn sót lại của một tuần âm u vừa qua nhanh chóng bị dát mỏng ra, tản mát, bay lang thang trên bầu trời tuồng như vừa được đẩy cao lên một tầm, mới lạ và hàm chứa.
NGÔ VĂN PHÚSứ thần Trung Hoa mến tiếng vua Tự Đức, liền đem dâng một báu vật. Quan nội giám giở ra xem thì chỉ là một chiếc nghiên mực. Liền cất đi, không dâng lên.