Không phải đền đài, lăng tẩm uy nghi mà chính những điều bình dị như góc phố yên bình hay giọng nói ngọt ngào đã để lại nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng du khách.
Con đường xanh trong thành phố Huế. (Ảnh: Lê Duy Hưng - VNE)
Đến Huế để cảm nhận nét đẹp dịu dàng, thơ mộng của một thành phố hàng trăm năm tuổi với những dấu ấn khó phai mờ.
Những góc phố bình yên
Yên bình, đó là điều mà bất kỳ ai cũng phải thốt lên khi đặt chân đến Huế. Là thành phố du lịch nổi tiếng cả nước nhưng Huế không xô bồ, vội vã như nhiều nơi khác. Những ngôi nhà xưa cũ, con đường rợp bóng cây xanh, dòng sông Hương phẳng lỳ soi bóng cùng vòng quay xe đạp đều đều trên phố mang đến hơi thở chậm rãi cho mảnh đất cố đô.
Tuy nhiên, khác với Hội An, vẻ đẹp bình yên của Huế có pha nét buồn man mác. Đó có thể đến từ những bức tường rêu phong in dấu thời gian giữa lòng thành phố, hay những cơn mưa dai dẳng khơi gợi nỗi nhớ thương trong tâm hồn người lữ khách.
Dịu dàng tà áo trắng
Chỉ một tà áo dài thoáng qua cũng đủ gợi nét dịu dàng xứ Huế. Tuy nhiên, nếu dạo phố đúng vào giờ tan học, hàng dài xe đạp phất phơ tà áo lụa có thể khiến bạn phải ngẩn ngơ. Chẳng biết từ bao giờ, chiếc áo dài truyền thống được chọn làm đồng phục cho nữ sinh ở nhiều trường trung học Huế.
Trong khi màu trắng gợi nét đẹp trang nhã, tinh khôi thì màu tím áo dài lại tôn lên vẻ dịu dàng, đằm thắm cho người con gái Huế. Cùng với chiếc nón bài thơ, những tà áo dài thướt tha, duyên dáng đã góp phần làm cho phong cảnh của sông Hương, núi Ngự thêm phần quyến rũ và trở thành biểu tượng đẹp về Huế mỗi khi nhớ về.
Giọng nói ngọt ngào
Có thể với nhiều người, giọng Huế không dễ nghe cho lắm. Bởi ngoài những từ ngữ lạ tai như "chi, mô, răng, rứa", cách sử dụng thanh ngã lẫn vào thanh hỏi cũng khiến không ít du khách bối rối khi giao tiếp lần đầu. Nhưng dường như điều đó chẳng thể ngăn nổi sức hút khó cưỡng từ chất giọng ngọt ngào, nhỏ nhẹ của những người con xứ Huế.
Bởi thế, chỉ cần qua những câu nói thường ngày như hỏi đường người dân trên phố, hay trò chuyện với cô bán hàng rong, cũng đủ để bạn cảm nhận được sự yêu thương, gần gũi. Chất giọng mượt mà, sâu lắng ấy còn khiến không ít trái tim lỡ nhịp khi được cất lên cùng những giai điệu ngọt ngào của các ca khúc viết về mảnh đất sông Hương.
Ánh chiều quyến rũ trên phá Tam Giang. (Ảnh: Lam Linh - VNE)
Hoàng hôn trên phá Tam Giang
Huế nổi tiếng với vẻ đẹp đượm buồn và ấn tượng đó càng trở nên sâu sắc khi du khách đón hoàng hôn trên phá Tam Giang, nơi cách thành phố khoảng 15 km. Trước hết là cảm giác lẻ loi, nhỏ bé khi ngồi thuyền dạo chơi giữa mênh mông sóng nước, đón cơn gió từ phá thổi vào mát lạnh đến tận tâm can. Để rồi theo ánh tà dương buông dần phía cuối chân trời, du khách như choáng ngợp trước cảnh đầm phá phủ một màu màu tím thẫm. Chính màu chiều tím hoàng hôn hiếm nơi nào có được ấy đã khơi nguồn cảm hứng cho những sáng tác thơ, ca, nhạc, họa và để lại trong lòng du khách một nỗi nhớ khôn nguôi.
Cuốn hút ẩm thực dân dã
Bên cạnh sự cầu kỳ, tinh tế của ẩm thực cung đình, thì nét thanh tao, phong phú của ẩm thực dân gian lại chính là điểm níu chân du khách. Đến Huế một lần bạn khó có thể thưởng thức hết các món ăn dân dã ở Huế nếu chỉ gói gọn trong một kỳ vài ngày. Đó là các loại bánh như bánh bèo, bánh nậm, bánh ướt, bánh khoái, bánh bột lọc, cùng các loại chè như chè sen, chè thịt quay, chè đậu đỏ, chè bông cau, chè hạt lựu...
Bánh bèo Huế. (Ảnh: Lê Duy Hưng - VNE)
Ngoài ra Huế còn nổi tiếng với mon cơm hến, bún bò, bún thịt nướng, bánh canh, nem lụi... Món Huế không nặng về lượng mà thiên về chất, hương vị nhẹ nhàng mà trình bày cũng rất hài hòa, đẹp mắt. Thêm vào đó, giá rẻ bất ngờ cũng là điểm cộng cho đồ ăn ở nơi đây.
Theo Vy An (VnExpress)
Sáng 8/1, Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm thiết kế thời trang với chủ đề “Chắp cánh đam mê”. Triển lãm nhằm chào mừng kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2022).
Ngày 30/12/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 407/KH-UBND tổ chức các hoạt động Festival Huế 2022 gắn với định hướng Festival bốn mùa nhằm tổ chức chuỗi các hoạt động lễ hội trải dài trong năm nhằm tôn vinh quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất, khai thác thế mạnh về danh thắng, du lịch tâm linh, thu hút du khách, phát triển kinh tế - xã hội, để Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Tất cả các sự kiện sẽ được Sở Y tế xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo công tác y tế, phòng chống dịch bệnh.
Chiều ngày 30/12, tại Hội trường Sở Văn hóa và Thể thao đã diễn ra Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán - Nôm ở Thừa Thiên Huế”.
Sáng 30/12, UBND tỉnh tổ chức Lễ Trao giải thưởng Cố đô về Khoa học và Công nghệ lần thứ IV năm 2021. Đến dự có ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở ban ngành và các tác giả đạt giải.
Sáng ngày 28/12, Tại tượng đài Quang Trung, Núi Bân, Phường An Tây, Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 233 năm ngày Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân) và xuất binh đại phá quân Thanh.
Phố đêm Hoàng Thành Huế dự kiến lễ khai trương sẽ tổ chức vào tối 31/12/2021, nhưng do tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp, UBND TP Huế đã ban hành văn bản tạm dừng khai trương.
Sáng 23/12, Thư viện Tổng hợp tỉnh tổ chức tổng kết cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” năm 2021.
Chiều ngày 21/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh các văn nghệ sĩ, trao Tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2021. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng, cùng các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế.
Chiều 16-12, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố đề án phố đêm Hoàng thành Huế.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế vừa ban hành Kế hoạch 8226 về Tổ chức Hội Xuân và Chợ Hoa Tết Nhâm Dần – năm 2022.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức Triển lãm Mỹ Thuật Online mừng ngày truyền thống.
Ngày 09/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định cho phép hoạt động Bảo tàng Gốm Sông Hương của Giáo sư, Tiến sĩ Thái Kim Lan.
Ủy ban Nhân dân huyện A Lưới cho biết, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa có quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử địa điểm chiến thắng đồi A Bia tại thôn Lê Lộc, xã Hồng Bắc, huyện A Lưới.
Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nhật Bản, tại hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản diễn ra sáng nay (25/11), đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và Công ty TNHH AEON MALL Việt Nam đã trao Văn kiện Bản ghi nhớ về Quyết định đầu tư Trung tâm thương mại tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 23/11, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã trao giải B giải thưởng Sách quốc gia đễn gia đình nhà thơ Trần Vàng Sao.
Sáng 23/11, Trong khuôn khổ lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Hệ thống Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức triển lãm giới thiệu về Hệ thống di tích quốc gia đặc biệt lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế với chủ đề “Về nơi lưu dấu tuổi thơ Người”.
Sáng 23/11, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế.