Những bài hát của Người Sông Ngự

08:58 12/07/2019

TRẦN THÙY MAI    

(Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)

Từ khi xa Huế, trong tôi thỉnh thoảng vẫn hiện ra những góc phố quen ở đó. Một trong những góc thường về trong tâm tư nhất là ngôi chợ nhỏ ven cầu Bến Ngự, nơi có nấm tràm, có hạt sen, có bắp non be bé xinh xinh bày la liệt vào cuối hè…Và cạnh đó, có ngôi nhà vườn yên tĩnh nên thơ của Trần Ngọc Tuấn.

Ngôi nhà ấy đối với tôi là hình ảnh của an bình và hạnh phúc, bởi đôi vợ chồng Tuấn - Thủy dễ thương như đôi chim câu, làm cho tôi nhớ cái hình ảnh lứa đôi trong thơ Nguyễn Bính:

Em lo gì trời gió,
Em sợ gì trời mưa,
Em buồn gì mùa hạ,
Em tiếc gì mùa thu.

 
Em cứ yêu đời đi!
Yêu đời như thưở nhỏ.
Rồi để anh làm thơ
Và để em dệt lụa.


Hai bạn tôi dễ thương như vậy đó, chỉ có khác một chút là hàng ngày Thủy không dệt lụa mà dành thời giờ nấu những món chay thật tinh tế, còn Tuấn thì không làm thơ mà lại viết nhạc. Ngày ấy Tuấn và Thủy thường rủ bạn hữu về đó cùng ăn ngon và ca hát với nhau. Chúng tôi hát - và nghe - tất cả những bài hát mình yêu thích, trong đó có nhạc của Tuấn. Âm nhạc và tình bạn đã làm cho cuộc sống ở một xứ sở thanh bạch lại có những giây phút đẹp như ở thiên đường.

Nhạc của Tuấn lãng mạn và trong sáng, đẹp như trời mây trên sông Bến Ngự. “Ngày ấy ngỡ vừa sang, xuân thì duyên dáng…” “Ngỡ ngàng mùa thu đến hay là trời thu đón em sang…”. Trong phần lớn tác phẩm, Tuấn chọn tiết tấu Vừa - Tha thiết, hoặc Andantino - Bâng khuâng. “Về đây mà chi? Ngày xuân đã xa…”. Thỉnh thoảng cũng có gợn lên hình ảnh của bão tố, nhưng là những cơn bão nhân từ. Nét nhạc đôi khi có thoáng buồn, nhưng là nỗi buồn xa xôi của hoài niệm, không làm loãng đi âm hưởng êm đềm của tình yêu và hạnh phúc.

Rồi ngày tháng qua đi. “Cuộc đời như sông kia còn khi nổi sóng bất ngờ…”.

Tôi đi xa, Tuấn và Thủy cũng đi xa. Bây giờ đôi chim câu của Huế đang ở thành phố Denver, làm chủ một shop hoa tươi ở đó. Đúng như tôi đã nghĩ: Nếu phải chọn một công việc mới để mưu sinh, hai bạn của tôi chắc chắn sẽ chọn một công việc liên quan đến cái đẹp. Tuấn vẫn mang theo những bản nhạc đã viết thời ở Huế, và còn tiếp tục viết thêm những dòng nhạc mới.

Tôi chưa gặp Tuấn và Thủy ở Denver, nhưng tôi tin, ở bất cứ nơi đâu bạn tôi đến, sẽ lại có một không gian dễ thương, hiền hòa, tin yêu, như ngôi nhà xưa cùng với bạn bè xưa, bên sông Bến Ngự. Trải qua những thăng trầm của cuộc đời, đi qua nhiều không gian quen lạ, giờ đây những “người sông Ngự” đã biết được một điều giản dị mà lớn lao nhất: Thiên đường ở ngay trong tim mỗi người. Vì vậy, bất cứ nơi đâu ta đến, dù thời tiết ra sao ta đều có thể mang theo ánh mặt trời ấm áp tỏa ra từ chính mình. Với Tuấn, ánh sáng đó là âm nhạc, một thứ âm nhạc dung dị, trong trẻo, sâu lắng. Những bản nhạc của Tuấn giống như tiếng chim hót trong lành giữa một sớm mai yên tĩnh, gợi lại trong tôi những giờ phút hạnh phúc nhất, những khuôn mặt thân thương nhất, những giấc mơ êm đềm nhất trong đời.

Trong một thế giới càng ngày càng hung bạo, cái cảm giác dịu dàng và an bình đó quả là một món quà quý nhất, với tôi.

T.T.M  
(TCSH364/06-2019)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BÙI VIỆT THẮNG

    (Phác vẽ quang cảnh truyện ngắn năm 2013)

  • Bỗng dưng trời chuyển mát, như thế một mùa thu hiếm hoi nào bất ngờ đột nhập vào giữa những ngày hè chói chang của Huế. Chiếc xe đạp già nua, bướng bỉnh của tôi xem ra có vẻ nhạy cảm với thời tiết nên đã chịu khó tăng tốc, giúp tôi kịp đến tòa soạn Tạp chí Sông Hương đúng giờ hẹn. Cuộc tọa đàm thân mật với tác giả trẻ Nguyễn Quang Lập.

  • THIẾU SƠN

         * Vĩnh Quyền sinh năm 1951 tại Huế, tốt nghiệp Đại học Sư phạm và cử nhân Văn khoa Huế 1974.

  • MAI VĂN HOAN

    Không hiểu sao nghĩ về Hoàng Vũ Thuật tôi lại nhớ đến Những bông hoa trên cát; mặc dù anh đã có thêm Thơ viết từ mùa hạ và Gửi những ngọn sóng.

  • LTS: Tháng 9 vừa qua, tại Huế, người cháu ruột gọi Bà Hoàng Thị Kim Cúc bằng Cô là Hoàng Thị Quỳnh Hoa đã xuất bản và giới thiệu cuốn “LÁ TRÚC CHE NGANG - CHUYỆN TÌNH CỦA CÔ TÔI”. Cuốn sách đã trưng dẫn ra nhiều tư liệu trung thực về sự thật chuyện tình giữa Hàn Mặc tử và Hoàng Thị Kim Cúc mà lâu nay trên văn đàn có nhiều thêu dệt khác nhau.

  • Họ tên: Dương Thị Khánh
    Năm sinh: 1944
    Quê quán: Thừa Thiên Huế
    Hiện ở: 71 đường 3 tháng 2, thành phố Đà Lạt

  • HỒ LIỄU

    Trần Thị NgH [bút danh khác là Thọ Diên] tên thật là Trần Thị Nguyệt Hồng, sinh 18/4/1949 tại An Xuyên, Cà Mau. Năm mười tuổi bắt đầu đọc thơ. Bắt đầu viết văn từ năm 1968.

  • LTS: Nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng (17/12/1926 - 7/10/1998), sáng 14/9 tại Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đã diễn ra buổi tọa đàm khoa học, thu hút 25 tham luận của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và khoảng 400 người đến dự.

  • CHINGHIZ AIMATỐP

    Dưới đây cuộc trao đổi ý kiến giữa Irina Risina, phóng viên báo Litêraturnaia Gazeta với nhà văn Ch. Aimatốp ít lâu sau Đại hội lần thứ 8 của các nhà văn Liên Xô.

  • BÙI VIỆT THẮNG 

    (Đọc Thuyền trăng - Tập thơ của Hồ Thế Hà, Nxb. Văn học, 2013)

  • TRẦN THÙY MAI

    Tôi biết chị Võ Ngọc Lan từ khi còn làm việc ở Nxb. Thuận Hóa, lúc đó tôi được giao biên tập cuốn Niệm khúc cho mưa Huế của chị.

  • YẾN THANH

    Năm nào đó, hình như tôi đã trồng ở đây một cây ưu tình, cây đã ra hoa lẫn vào màu xanh ngõ vắng, và đã dẫn tôi đến một miền trắng xóa như một giấc mơ đổ vỡ bên trời.
    (Ngõ Huế - Hạ Nguyên)

  • TRUNG SƠN

    100 NĂM NGÀY SINH BÁC SĨ NGUYỄN KHẮC VIỆN (1913 - 2013)

  • Các tạp chí văn nghệ ở các địa phương trong những năm qua đã đóng góp rất nhiều vào dòng chảy văn học Việt Nam. Đó là nơi góp sức hình thành tên tuổi của nhiều tác giả, tác phẩm từ các địa phương trước khi soi vào gương mặt chung của nền văn học nước nhà, là nơi giữ gìn bản sắc văn hóa văn nghệ của mỗi vùng đất, là nơi khởi thủy của những khuynh hướng sáng tạo mới...

  • NINH GIANG THU CÚC

    Tôi đọc Tim Tím Huế của Bùi Kim Chi bằng tâm trạng, và tâm cảm mình là một kẻ đang được dự phần trong cuộc hành hương về vùng trời hạnh phúc, về thiên đường của tuổi măng tơ, về lứa tuổi mà ai đó đã rất tự hào và trân quý khi họ viết.

  • NINH GIANG THU CÚC

    Tôi đọc Tim Tím Huế của Bùi Kim Chi bằng tâm trạng, và tâm cảm mình là một kẻ đang được dự phần trong cuộc hành hương về vùng trời hạnh phúc, về thiên đường của tuổi măng tơ, về lứa tuổi mà ai đó đã rất tự hào và trân quý khi họ viết.

  • THÁI KIM LAN

    Đầu năm 1999, nhà Văn hóa Thế giới ở Berlin gửi xuống Muenchen cho tôi ngót chục bài thơ, nhờ chuyển ngữ sang tiếng Đức cho tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Berlin vào cuối tháng 3 năm ấy. Như thường lệ không đắn đo, tôi sốt sắng nhận lời.

  • LÊ MINH PHONG

    Đừng đặt tên cho họ…
    Có thể họ còn vô vàn những cuộc phiêu lưu khác nữa.

                               (Robbe - Grillet)

  • PHAN TRẦN THANH TÚ

    “Chính anh là người đã nhẫn tâm với bản thân mình khi tôn thờ chỉ có một điều duy nhất” (Đoản khúc số 97)

  • KỶ NIỆM 123 NĂM NGÀY SINH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

    TRẦN HIẾU ĐỨC