Nhân gian trong ngôi nhà vắng giữa bến sông

09:54 23/09/2009
VĂN CẦM HẢI(Đọc “Ngôi nhà vắng giữa bến sông”, Tập truyện ngắn của Nguyễn Kiên - Nxb Hội Nhà văn, 2004)

Nhà văn Văn Cầm Hải - Ảnh: hoinhavanvietnam.vn

Sẽ thất vọng cho những ai muốn tìm những điều kỳ lạ hay bí ẩn trong “Ngôi nhà vắng” của Nguyễn Kiên. Nhưng sẽ là một ngạc nhiên cho mọi người, ít ra là cho tôi khi bước vào ngôi nhà văn chương ấy. Bởi đó là một ngôi nhà điển hình cho phong cách giản dị của Nguyễn Kiên khi tất cả những câu chuyện, những nguyên vật liệu cấu kiện đều được lấy ra từ những điều giản dị của đời sống. “cứ tự nhiên xui nên thế chứ không mảy may tính toán gì...” như dòng cuối cùng của tập sách.

Tất cả nhân vật, từ anh trại trưởng trại gà tên Hạm cho đến trưởng kho thóc Phảng hay lão Kỳ Tài hoặc thằng Gôi sống côi cút trong rừng sâu, với tôi chỉ là một. Có thể đó hành trình cuộc sống của một con người mà chúng ta có thể bắt gặp ở mọi nơi mọi lúc, ngay trong chính bản thân mình, vốn là người tốt “chỉ có điều do những thúc ép thực dụng trong cuộc mưu sinh đã làm những việc không nên là, thậm chí là việc xấu” mà sự tha thứ để vượt qua của lương tâm mãi mãi là “một thách thức định mệnh của đời”.

Việc đáng làm hay không nên làm, nhân cách và thách thức định mệnh của các nhân vật không được đặt vào những trạng huống gay cấn mang tính sinh tử mà Nguyễn Kiên cũng rất giản dị, ông để họ sống trong môi trường bình thường, thậm chí là tào lao như anh chàng Dụ tào lao với “lý thuyết về những người đội mũ và không đội mũ” hay Đạt “điều tra xã hội học về chiếc quần bò”!

Nhưng “vì những chuyện tào lao khi chúng đang diễn ra thường nhuốm màu văn vẻ nghiêm trang khiến ta sa đà” ấy đã khắc họa nên những tính cách rất người trong từng nhân vật. Tình yêu và Tính dục. Yêu thương và Hận thù, Cao thượng và Hèn hạ, Vinh danh và Nhục nhã. Thanh thản và Tự ty, Đau khổ và Hạnh phúc. Mong manh và Vô biên. Bụi trần và Vô nhiễm, Chân thành và Giả dối... Tất cả cùng nhau song hành và bộc lộ rõ ràng, bộc lộ một cách giản dị buộc con người phải lựa chọn cách sống như Hạm “phải làm cuộc lựa chọn chỉ riêng mình với mình mà thôi” chứ không thể nhờ ai sống hay chết thay cho mình!

Rồi tất cả cũng trở thành cát bụi, tất cả đều kết thúc có hậu như số phận mà trời đã an bài cho từng số phận. Người yêu được yêu, người ghét được ghét nhưng sao sự lận đận và thử thách vẫn nhẩn nha giống “cái bóng mờ ở phía trước và phía sau” cuộc đời. Nó nhắc nhở cho ta thấy rằng, cuộc sống vẫn còn tiếp diễn, nghĩa là con người phải còn tranh đấu, lựa chọn và vượt qua những thách thức.

Bằng cái nhìn như lão nông phu ven sông khuyên Lan trong “Một người tên là Đẵng”, rằng: “”Một khi cuộc đời đem đến cho con điều bất hạnh thì con hãy mở to mắt ra nhìn vào điều bất hạnh đó, rồi con sẽ hiểu cuộc đời bằng chính đôi mắt của con!”. Nguyễn Kiên đã dựng nên một ngôi nhà vắng mà không hoang hoải, ở đó cô đơn thâm trầm nhưng không lặng lẽ bản lĩnh của một người cầm bút từng trải, bất chấp tuổi tác, thao thức giữ cho từng con chữ, từng tấm lòng được sống mặc nhiên như “giữ cho ngọn lửa sáng thâu đêm”.

Một tập truyện giản dị. Nhưng sống tận tuỵ với nó, tôi chợt nhớ lại một đêm tuyết lạnh trên cao Lhasa, có vị Lama già chỉ sao trời rất xanh dạy tôi: Khi con có tâm giản dị, con sẽ thấy bụi tuyết dưới chân cũng là sao trên đáy trời!

21/9/2004
V.C.H
(188/10-04)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BỬU NAM Tên nhà thơ không còn xa lạ gì với bạn đọc Sông Hương. Có thể nói hình như Tạp chí Sông Hương là mảnh đất thích hợp gieo trồng những tìm tòi nghệ thuật mới của anh.

  • NGUYỄN ĐÔNG NHẬT Trong Lời giới thiệu tác phẩm mới xuất bản của Phan Trung Thành, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã nhận xét rằng, tác giả của Ăn xà bông(*) đã rẽ ra được một lối đi cho riêng mình như kết quả của nỗ lực lao động nghệ thuật.

  • PHAN HỒNG MINH «Long thành cầm giả ca» là bài thơ mở đầu phần «Bắc hành tạp lục» trong tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du (1). Bài thơ ghi lại mối cảm thương vô hạn của nhà thơ với cuộc đời «dâu bể» của một ca nữ tài hoa đất Long thành mà ông được tận mắt chứng kiến.

  • THĂNG LONG (Nhân đọc Vũ điệu không vần - Tứ khúc - và những tiểu luận khác của Khế Iêm, Nxb Văn học, 2011)

  • KHÚC CẦM Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân xuất bản năm 1942 là cuốn sách khám phá và đánh giá đầu tiên đối với phong trào Thơ Mới.

  • LÊ THĂNG LONG Sự ra đời của cấu trúc luận, giải cấu trúc đã kéo theo sự đổ vỡ của những quan niệm truyền thống mang tính phổ quát về nghệ thuật sáng tạo khởi thủy từ Platon.

  • TRẦN THỊ NGỌC LAN (Đọc tập thơ Ngược xuôi thế sự, Nxb Văn học, 2011)

  • THÁI KIM LAN Tưởng niệm Cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu Vừa qua tôi lục giấy tờ cũ, tình cờ thấy một trang giấy có thủ bút của Thầy Thích Thiện Châu (cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu), một bài thơ. Cảm động quá. Bài thơ này Thầy viết sau khi khoá Thiền mùa hè năm 1990 chấm dứt và là lần cuối cùng Thầy sang giảng khoá Thiền tại Muenchen.

  • THI THOẠI        Nhân 90 năm ngày mất Phan Kế Bính (1921– 2011) Phan Kế Bính hiệu là Bưu Văn, bút danh Liên Hồ Tử, người làng Thụy Khuê (làng Bưởi), huyện Hoàng Long, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội, thọ 46 tuổi (1875 - 1921).

  • MIÊN DI Không tìm thấy, và cũng đừng nên tìm ở tập thơ này một điều gì đã từng được nhiều người đồng vọng trước đây. Nó là những mảnh tiểu tự sự, những cái nhìn cô lẻ, biệt dị từ đáy thân phận và đôi khi tàn nhẫn.

  • HOÀNG DIỆP LẠC (Đọc tập “Thơ tự chọn” của Nguyên Quân, Nhà xuất bản Văn học, 8-2011)

  • ĐOÀN ÁNH DƯƠNG“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đương có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”…

  • NGUYỄN TRỌNG ĐỨC (Cảm nhận về tập thơ "Những kỷ niệm tưởng tượng")SHO - Lâu nay, người ta biết đến Trương Đăng Dung với tư cách là một nhà nghiên cứu lí luận văn học. Nhưng gần đây, sự xuất hiện của tập thơ Những kỷ niệm tưởng tượng làm xôn xao văn đàn Việt Nam đã khiến đông đảo bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi nhận ra rằng: bên cạnh một Trương Đăng Dung lí luận còn có một Trương Đăng Dung thơ.

  • ĐÀO ĐỨC TUẤN Lang thang giữa hè Huế nồng nã. Bỗng nhận tin của Minh Tự: thêm một cuốn sách của Nguyễn Xuân Hoàng vừa được bạn bè góp in. Đầy đặn  360 trang sách với chân dung “người buồn trước tuổi” đằm đặm trên bìa đen trắng.

  • Vào lúc 14 giờ 25 phút ngày 13 tháng 7 năm 2011 (nhằm ngày 13 tháng 6 năm Tân Mão), nhà thơ Văn Hữu Tứ, hội viên Hội Nhà văn TT. Huế đã qua đời sau một thời gian lâm trọng bệnh. Từ đây, trong mái nhà anh gần hồ Tịnh Tâm, trên các con đường của Thành phố Huế cũng như những nơi anh thường lui tới, tác giả của các tập thơ “Bên dòng thời gian”, “Tôi yêu cuộc đời đến chết” vĩnh viễn vắng mặt.

  • LÊ HUỲNH LÂM (Đọc tập thơ “Năm mặt đặt tên”, Nxb Thuận Hóa, tháng 5-2011)

  • KHÁNH PHƯƠNG Nguyễn Đặng Mừng đến với nghề viết một cách tự nhiên, mà cũng thầm lặng như cách người ta theo đuổi một lý tưởng. Ông vốn là học trò lớp ban C (ban văn chương) những khóa gần cuối cùng của trường Trung học Nguyễn Hoàng, trường công lập duy nhất và cũng danh tiếng nhất tỉnh Quảng Trị trước 1975.

  • …Thuộc dòng dõi Do Thái Đông Âu, Frederick Feirstein sinh ngày 2 tháng Giêng năm 1940 tại New York City, thân phụ và thân mẫu ông có tên là Arnold và Nettie Feirstein…

  • L.T.S: Nhà thơ Xuân Hoàng sinh năm 1925 tại Đồng Hới, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Nguyên là quyền Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, thuở nhỏ ông học ở Huế rồi dạy học ở Đồng Hới một thời gian trước khi thoát ly tham gia cách mạng.