NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
Cho đến năm 2013, tôi mới bắt đầu chính thức cầm bút. Tôi miệt mài viết trong 3 năm liền, giống như một cuộc chơi càng viết càng đam mê, có lúc cảm chừng như không đủ thời gian còn lại để viết tất cả những gì mình muốn, song hành cả thơ và truyện ngắn với lối sử dụng bút pháp đa dạng, khi tả thực, khi tượng trưng, lúc huyền ảo, thơ cũng như truyện.
Minh họa: Nhím
Tôi thích viết truyện ngắn, vì lẽ truyện ngắn như là một lát cắt bén và sâu của đời sống. Truyện ngắn đòi hỏi phải có ý tưởng mới lạ, khám phá. Nhiều người cho rằng, phải viết cái gì lớn mới thể hiện được cái tầm lớn, nên viết tiểu thuyết thì mới khẳng định được tầm của một nhà văn. Tôi không nghĩ thế, thể loại không làm nên thành công của một tác phẩm. Với truyện ngắn, tôi có thể thỏa mãn được sự sáng tạo trong lối dựng truyện, phá cách trong kết cấu, độc đáo trong việc thể hiện ý tưởng... Những nhà văn tôi yêu thích đọc hầu hết họ chủ yếu viết truyện ngắn. Tôi thích lối truyện ngắn có ngôn ngữ tinh lọc, ngôn ngữ nhẹ nhàng mà thấm, như thơ vậy. Những tình huống, lời thoại, chi tiết… đôi khi chỉ là những cú chạm rất nhẹ, cốt đủ lột tả được thần hồn của nhân vật. Những truyện ngắn có sức chứa lớn hơn khuôn khổ của nó, có sức nén càng lớn thì nó có thể mạnh rất nhiều lần so với tiểu thuyết.
Tôi quan niệm nhà văn như một “người nặn tò he”, đa dạng và nhiều sắc màu. Với bút pháp, tôi thích những gam màu lạnh, và cũng thỉnh thoảng cũng dùng những gam màu cháy bỏng. Nhưng tôi muốn sự khác biệt, tạo ra một phong cách của riêng mình. Sự khác biệt đó thể hiện qua từng lời văn. Người làm thơ hay viết truyện với lối văn súc tích, hàm ẩn và đặt biệt chú ý đến cả âm hưởng của câu văn. Tôi thường khắc họa hình tượng mà không hề miêu tả trực tiếp, hay tả thực. Hầu như đó chỉ là những dòng văn cảm nhận và hình dung của tự người viết hoặc từ nhân vật. Chủ đề truyện giống như là thơ, những băn khoăn day dứt về con người, về cuộc sống hiện tại. Cuộc sống đi vào truyện phải được chuyển tải bằng thứ diễn ngôn thơ thì tuyệt hơn nhiều là ngôn ngữ trần trụi. Trong mỗi tác phẩm, nhà văn sẽ tìm thấy được sự ngọt ngào khi nếm được nỗi đau, sự cô độc của chính mình, đó là một liệu pháp hữu hiệu để mình tự trò chuyện được với chính mình, vậy nên việc viết đôi khi không cần độc giả.
Tôi thích kiểu “truyện chớp”, theo cách gọi của nhà văn Đặng Thơ Thơ, cũng là một dạng truyện ngắn, thiên về cảm nhận, những dòng lột tả nội tâm từ ngoại cảnh, với ngôn ngữ tái hiện sinh động, nhiều lớp cảm xúc và thể hiện được ý tưởng độc đáo. Loại truyện này như là dùng ngôn ngữ để chớp lại như một người thợ chụp ảnh, cảm xúc chân thực và tự do xoay hướng, thay đổi góc nhìn để mang lại cảm hứng mới mẻ.
Về thơ, viết mọi thể thơ, cũ - mới, từ lục bát đến hậu hiện đại, từ thất ngôn đến tự do, kể cả thơ tân hình thức tôi đều trải nghiệm. Mỗi bài thơ phải là một sự khám phá ý tưởng, đôi khi như một câu chuyện được kể bằng ngôn ngữ thú vị của thơ, sự ẩn ý trong nó mang lại cho mình một cái thú như trò trẻ con chơi trốn tìm. Và thơ cũng như là một cách sám hối trong bóng tối. Vì vậy, đã dấn mình vào thơ thì khó dứt bỏ mạch cảm xúc của nó, thật tò mò và đầy cám dỗ. Đề tài của thơ tôi viết thì đa dạng, nhưng đa số là đề tài xã hội, con người trong các mối quan hệ nhân sinh.
Nói về thơ thì vô vàn, việc làm thơ như một thú vui chơi về ngôn ngữ, một sự vui chơi đòi hỏi phải có kỹ năng và sự tài hoa. Nhà thơ St. John Perse từng viết: “thi sĩ là người phá vỡ các thói quen của chúng ta”, vì vậy mà sứ mệnh của những nhà thơ là phải dịch chuyển tư duy, tư duy của chính mình và tư duy của xã hội. Nhà thơ là người có thể nhìn thấy sự dịch chuyển của vạn vật mà trong cuộc sống thường nhật chúng ta không chú ý, hoặc chưa nhận ra. Sự tài hoa của nhà thơ là sự hình dung y như thật linh hồn của những hình ảnh quen thuộc từ cuộc sống qua phiên bản bằng ngôn ngữ. Đôi khi, thơ là một câu chuyện kể, hài hước và châm biếm, hoặc là lời đả kích đủ mạnh để tác động vào nhận thức của xã hội. Nói như vậy không phải thơ là để tuyên ngôn, mà thơ là sự tinh lọc ngôn ngữ được diễn đạt bằng sự tài nghệ của nhà thơ. Một nghệ thuật của ngôn ngữ. Tuy nhiên về thơ Việt thì thiên về diễn ngôn hơn là ý tưởng, phần lớn vẫn thiên về ngôn từ vần điệu mà còn thiếu sự khám phá tinh tế, phiêu hốt trong thơ.
Dù sao đi nữa, một người sáng tác không bao giờ muốn định hình, lặp lại khuôn mẫu của mình, phải luôn thay đổi, làm mới thì mới đúng nghĩa của một người sáng tạo.Về văn chương Việt đương đại, trong cái nhìn của mình, so với văn chương của mấy mươi năm trước nó thật “đồ sộ”, nhưng chỉ là “đồ sộ” về lượng, còn chất thì vẫn còn rất ít nếu so với văn chương của thế giới. Tôi thường hay nói đùa rằng, không biết trăm năm sau, văn chương Việt có bằng văn chương thời Phục Hưng của các nước phương Tây không. Nói như vậy không phải là nhìn bi quan, mà là luôn mong muốn văn chương đương đại Việt có những tác phẩm xứng tầm với văn chương thế giới. Và tôi luôn mong, có những nhịp cầu kết nối văn chương Việt với thế giới, phát triển hơn về nghiên cứu, dịch thuật và xuất bản, để bạn bè văn chương thế giới hiểu hơn về văn học, văn hóa, con người Việt Nam.
*
Văn chương Việt hiện nay có nhiều người viết trẻ rất xuất sắc. Bên cạnh đó, tôi còn thấy rằng, người viết trẻ hiện tại rất giàu năng lượng, có lòng đam mê văn chương dư thừa nhưng phần lớn chưa định hình được lối viết của mình. Hoặc phần lớn họ viết như lối phô diễn ngôn từ mà không có hình trạng, ý tưởng. Nhiều lúc đọc họ, tôi lại thấy bóng dáng văn phong của một tác giả nào đó mình đã đọc. Muốn đổi mới văn chương, trước hết phải vun đắp cho mình cái cốt lõi, nền móng Á Đông truyền thống. Bởi văn chương hiện đại mà không có cái gốc Việt của mình thì không hiểu văn ấy viết ra dành cho ai đồng cảm thấu hiểu.
Tôi yêu thích “cổ hủ” với nhiều nhà thơ, nhà văn trong nước, phần lớn họ là những nhà văn nhà thơ thuộc thế hệ xưa. Còn văn học nước ngoài thì thích nhiều. Nhưng nếu chỉ được lựa chọn một, “Chiếc lá cuối cùng - O’Henry”, hẳn là một truyện tôi yêu thích từ nhỏ, và đến nay vẫn chưa quên cái cảm xúc khi lần đầu đọc truyện này. Kết cấu câu chuyện như một cán cân của thần Chết, thật cân xứng đến mức kinh ngạc. Một đêm mùa đông, tuyết gió bão bùng, người họa sĩ già cùng với chiếc thang, cây đèn bão và ngọn lá trường xuân, tất cả đang run rẩy. Đó là một tuyệt tác nghệ thuật mà tôi may mắn đón nhận. Một sự sống đã hồi sinh trong cõi chết, lòng đam mê và tài năng nghệ thuật đã tạo nên sức mạnh diệu kỳ ấy. Ồ không, người nghệ sĩ họ đã đánh đổi cả trái tim để lưu lại niềm tin vĩnh cửu cho thế gian này.
Cuối cùng, người mang lại cảm hứng sáng tác cho tôi, lạ làm sao lại không phải là một tác gia văn chương nào cả, mà chính là nhà bác học Albert Einstein. Thay cho lời kết, tôi xin trích một đoạn ngắn trong bài tiểu luận ông viết tại Berlin năm 1930 khi ông 51 tuổi: “Tình cảnh của những đứa con trái đất chúng ta mới kỳ lạ làm sao! Mỗi chúng ta đến đây như một chuyến viếng thăm ngắn ngủi. Ta không biết để làm gì, nhưng đôi khi ta tin rằng ta cảm nhận được điều đó. Song, nhìn từ cuộc sống thường nhật mà không đi sâu hơn, ta biết rằng ta đến đây vì người khác - trước hết vì những người mà hạnh phúc của riêng ta phụ thuộc hoàn toàn vào nụ cười và sự yên ấm của họ, kế đến là vì bao người không quen mà số phận của họ nối với ta bằng sợi dây của lòng cảm thông”.
N.H.A.T
(TCSH335/01-2017)
PHAN NGỌC
Giàu (,) ba bữa, khó (,) hai niêu,
Yên phận (,) thì hơn hết mọi điều
Khát, uống chè mai: hơi (,) ngọt ngọt;
Sốt, kề hiên nguyệt: gió (,) hiu hiu.
Giang sơn tám bức, là tranh vẽ;
Phong cảnh tứ mùa, ấy gấm thêu
Thong thả: hôm (,) khuya nằm, sớm thức,
Muôn vàn đã đội đức trời Nghiêu.
HOÀNG NGỌC HIẾN
(Nhân đọc mấy truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp)
LGT: Cuộc thi viết cảm nhận tác phẩm văn học Hàn Quốc (lần thứ IX - năm 2014) do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Dịch thuật văn học Hàn Quốc tổ chức. Cô sinh viên năm thứ tư Hồ Tiểu Ngọc được khoa Ngữ văn, trường Đại học khoa học, Đại học Huế cử tham gia, đã vinh dự nhận giải Nhì qua bài phê bình tập truyện ngắn Điều gì xảy ra, ai biết… của nhà văn Hàn Quốc Kim Young Ha, dịch giả Hiền Nguyễn.
BBT Sông Hương vui mừng giới thiệu đến bạn đọc bài viết đạt giải cao này.
(Cuộc trưng cầu ý kiến các giảng viên dạy lý luận và lịch sử văn học ở các trường ĐHTH ở Liên Xô)
Phan Thắng thực hiện
ĐỖ LAI THÚY
Ngồi buồn lại trách ông xanh
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
(Nguyễn Công Trứ)
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Không biết ngẫu nhiên hay cố ý mà tập thơ sẽ in riêng của nhà thơ Trần Lan Vinh lại mang tên với chữ đầu là Lục (sáu) – Lục bát đồng dao? Thôi thì cứ nói theo khẩu ngữ nhà Phật là tùy duyên nhưng điều quan trọng lại không phải ở phần cứng đó mà ở phần mềm hoặc không ở chỗ thể mà ở chỗ dụng của danh xưng.
LTS: Thời gian qua, thơ Tân hình thức Việt đã bắt đầu được nhiều bạn đọc, bạn thơ quan tâm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về việc làm sao để đọc một bài thơ Tân hình thức? Làm sao để giữ nhịp điệu của thơ?... Bài viết dưới đây của Biển Bắc, nhằm giới thiệu cách đọc-diễn một bài thơ Tân hình thức Việt. Vì muốn làm sáng ý nguyện ngôn ngữ đời thường nên bài viết sử dụng ngôn ngữ rất THT Việt. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
ĐẶNG TIẾN
Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề…
(Nguyễn Bính)
DÂN TRÍ
Không học chữ Nho, nghe qua hai câu thơ Hán Việt vừa dẫn thì cũng có thể hiểu được nghĩa lý một cách mang mang hồn sử thi.
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Khi mới học cấp 2, tôi đã thấy trong tủ sách nhà tôi có hai cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan và Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân do một người dượng mua về từ Sài Gòn.
THÁI KIM LAN
Bài viết này chỉ là một phác thảo gợi ý về sự nghiệp và ảnh hưởng của hai nhà nữ trí thức miền Nam trong những thập niên 60, 70. Phùng Thăng tạ thế cuối thập niên 70. Phùng Khánh đã là Ni sư giữa thập niên 60 và trở nên một Ni sư Trưởng lỗi lạc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước và sau 1975, liễu sinh 2003.
YẾN THANH
“Vĩnh biệt mày, cái thằng không biết tưởng tượng. Mày tự mà đốt đuốc cho cuộc hành trình thăm thẳm của mày đi”
ĐỖ LAI THÚY
Trong một vài năm gần đây, nhiều nhà phê bình và nghiên cứu văn học đã có những cố gắng đáng kể để thoát ra khỏi tình trạng tiếp cận văn học một cách xã hội học có phần dung tục, hướng đến cách tiếp cận mới xuất phát từ đặc trưng của chính bản thân văn học. Một trong nhiều đường hướng nghiên cứu có triển vọng đó là phong cách học.
Cần phải nói ngay, Tưởng tượng & Dấu vết là cuốn tiểu thuyết khó đọc. Nó khó đọc vì hai lẽ: thứ nhất, nền tảng logic văn bản không nằm trong phương pháp tạo dựng hay trong tri thức thực hành của tác giả, mà nó nằm sâu trong yếu tính[2] thời gian.
ĐINH VĂN TUẤN
Thi hào Nguyễn Du khi sáng tác “Truyện Kiều” đã đặt tên cho tác phẩm nổi tiếng này là gì? Cho đến nay, giới nghiên cứu Kiều vẫn còn phân vân, chưa dứt khoát hẳn một nhan đề nào là khởi đầu do cụ Nguyễn Du đặt.
KHẾ IÊM
Tặng nhà thơ Biển Bắc và Hồ Đăng Thanh Ngọc
Nhà thơ và nhà nghiên cứu Mỹ Timothy Steele, trong bài viết “Phép làm thơ cho những nhà thơ thế kỷ 21”, nhấn mạnh, cách làm thơ trong thế kỷ tới sẽ là tuôn nhịp điệu ngôn ngữ nói vào thể luật, để hình thành nhịp điệu thơ.
HOÀNG DŨNG, BỬU NAM
(Phỏng vấn nhà sử học Nguyễn Hồng Phong, nhà văn Huy Phương và nhà phê bình văn học Phương Lựu)
HỒ TIỂU NGỌC
Thế kỷ XXI là thế kỷ của internet và truyền thông, nơi mọi chân lý và định luật đều gói gọn ở trong hai con số 0 và 1 của ngôn ngữ lập trình mạng.