Nhà văn Masatsugu Ono thuyết trình về Văn học đương đại Nhật Bản tại Huế

14:16 10/03/2011
Sáng ngày 10/3, Nhà văn, GS. TS. Masatsugu Ono đã có buổi thuyết trình về Văn học đương đại Nhật Bản tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.

Nhà văn Masatsugu Ono hiện là giảng viên giảng dạy văn học Pháp tại Khoa Văn học, Đại học Meiji Gakuin. Ngoài công việc giảng dạy, Masatsugu Ono còn tham gia công việc sáng tác, dịch thuật, phê bình văn học và diễn thuyết.

Nhà văn Masatsugu Ono tại buổi thuyết trình


Tác phẩm đầu tay của Masatsugu Ono là “Mizu ni Umoreru Hake” (Những ngôi mộ bị vùi trong nước” xuất bản năm 2001 đã ghi dấu sự khởi đầu trong sự nghiệp sáng tác của ông, tác phẩm này đã đạt giải thưởng Asahi New Writer (Giải thưởng cây bút mới của Asahi). Tác phẩm thứ hai của ông là “Nigiyakama Wan ni Seowareta Fune” (Trôi trên vịnh) cũng đã gây nhiều tiếng vang trong dư luận và đã được nhận giải thưởng Mishima Yukio. Đến nay, Masatsugu Ono đã được hai lần đề cử cho giải thưởng Akutagawa, một trong những giải thưởng văn học danh giá nhất của Nhật Bản.


Tại buổi thuyết trình, nhà văn Masatsugu Ono đã khái quát và nêu ra nhiều vấn đề mới cũng như cách nhìn nhận, đánh giá của ông về các tác phẩm văn học Nhật Bản đương đại. Đặc biệt ông nhấn mạnh tác phẩm “Rừng Nauy” của nhà văn Murakami Haruki - một tác phẩm đã được dựng thành phim và cùng nhiều bài viết về các tác phẩm của Murakami Haruki đã đăng trên các báo, trong đó Tạp chí Sông Hương cũng đã đăng nhiều bài viết về nhà văn này. Mới đây, một nghiên cứu sinh cao học chuyên ngành lý luận văn học trường Đại học Sư phạm Huế đã chọn đề tài về phong cách, tư tưởng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Murakami Haruki cho luận văn thạc sỹ của mình.
 

Tại đây, nhà văn Masatsugu Ono trao đổi giao lưu với các nhà văn lão thành, các nhà văn trẻ, các bạn sinh viên và công chúng yêu văn học xứ Huế xoay quanh nhiều đề tài, nhiều câu hỏi được đặt ra như: Các nhà văn Nhật Bản với đề tài chiến tranh Việt Nam; Văn học Nhật Bản trong xu hướng hòa nhập giao lưu với văn học thế giới; Đời sống và tác phẩm của các nhà văn Nhật Bản...

Vào chiều cùng ngày, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, nhà văn Masatsugu Ono đã có buổi toạ đàm giao lưu với văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế, các giáo viên đang làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường THPT và ĐH trên địa bàn.

Trong ngày 12/3, nhà văn Masatsugu Ono sẽ có buổi thuyết trình về đề tài này tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.

PV











Tác phẩm đầu tay của Masatsugu Ono là (Những ngôi mộ bị vùi trong nước” xuất bản năm 2001 đã ghi dấu sự khởi đầu trong sự nghiệp sáng tác của ông, tác phẩm này đã đạt giải thưởng Asahi New Writer (Giải thưởng cây bút mới của Asahi). Tác phẩm thứ hai của ông là (Trôi trên vịnh) cũng đã gây nhiều tiếng vang trong dư luận và đã được nhận giải thưởng Mishima Yukio. Đến nay, Masatsugu Ono đã được hai lần đề cử cho giải thưởng Akutagawa, một trong những giải thưởng văn học danh giá nhất của Nhật Bản. Tại đây, nhà văn Masatsugu Ono trao đổi giao lưu với các nhà văn lão thành, các nhà văn trẻ, các bạn sinh viên và công chúng yêu văn học xứ Huế xoay quanh nhiều đề tài, nhiều câu hỏi được đặt ra như: Các nhà văn Nhật Bản với đề tài chiến tranh Việt Nam; Văn học Nhật Bản trong xu hướng hòa nhập giao lưu với văn học thế giới; Đời sống và tác phẩm của các nhà văn Nhật Bản...Trong ngày 12/3, nhà văn Masatsugu Ono sẽ có buổi thuyết trình về đề tài này tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.PV

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 11/6, tại khách sạn Mondial, 17 Nguyễn Huệ, Huế, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam với sự hỗ trợ từ Quỹ Rockefeller đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Bảo tàng với di sản văn hóa ở lưu vực sông Mê Công và sông Hằng trong bối cảnh biến đổi khi hậu toàn cầu”.

  • SHO - Sáng ngày 11/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết  Festival Huế 2012 và định hướng Festival Huế 2014.

  • SHO - Chiều ngày 10/6, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác ca khúc về A Lưới năm 2012, diễn ra tại thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Sau 6 ngày diễn ra sôi nổi, tối ngày 10/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam lần thứ 1 - 2012 đã Bế mạc và trao giải cho các đơn vị, cá nhân có tiết mục tham dự xuất sắc. 

  • Sáng ngày 09/6, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (1982-2012). Đến dự có lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh.

  • Với họa phẩm “Không gian sống” của họa sỹ Lê Thánh Thư làm bìa 1, đó như là một tín hiệu khởi đầu cho bạn đọc thấy được một không khí mới lạ của Sông Hương kỳ này.

  • Tối ngày 5/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt nam lần thứ 1 - 2012 đã chính thức khai mạc; Liên hoan do Cục Nghệ Thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.

  • Tối ngày 4/6, tại Trung tâm du lịch trải nghiệm Huế Xưa - Huế Nay ở bãi đất bồi Đập Đá, thành phố Huế đã diễn ra Đêm thơ giới thiệu tác phẩm “Nợ văn” của nhà thơ, nhà báo - liệt sĩ Thúc Tề, chương trình do của Hội Nhà báo tỉnh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và gia đình phối hợp tổ chức.

  • Ý tưởng xây dựng tượng đài Nguyễn Văn Trỗi được Ban thường vụ Thành đoàn Huế khởi xướng từ đầu nhiệm kỳ thứ IX. Và phải mất đúng 6 năm sau đó, ý tưởng này mới trở thành hiện thực sau khi tượng đài bán thân Nguyễn Văn Trỗi hoàn thành và hiên ngang tọa lạc ngay giữa khu trung tâm công viên mang tên anh. Nhìn lại chặng đường ấy để thấy rằng công việc xây dựng một tượng đài hoàn toàn không hề dễ dàng. Đó là một cuộc “hành trình” thật sự, thể hiện nỗ lực cũng như quyết tâm của tuổi trẻ thành phố hôm nay.

  • SHO - Tối ngày 26/5, tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra đêm nhạc Trần Hữu Pháp - Những dòng sông tôi đã đi qua, nhân sinh nhật lần thứ 80 và kỷ niệm 37 năm ngày nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đến sống và làm việc tại Huế. 

  • Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ Hàn Mặc Tử (22/9/1912 - 22/9/2012), Liên Hiệp các Hội VHNT Tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện Âm nhạc Huế và nhóm Những người Bạn Cố Đô Huế phối hợp tổ chức chương trình giới thiệu Trường ca Hàn Mặc Tử của nhạc sĩ Phạm Duy, diễn ra vào tối 25/5 tại số 1, Lê Lợi, Huế.

  • Vào lúc 20 giờ tối ngày 18/5, tại sân khấu nổi bến đò Cồn Tộc - bên Phá Tam Giang thơ mộng đã diễn ra diễn ra chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Sóng nước Tam Giang lần thứ hai.

  • Phong cảnhTam Giang là chủ đề phòng tranh của họa sĩ Đặng Mậu Triết do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và Ủy Ban nhân dân huyện Quảng Điền phối hợp tổ chức khai mạc vào chiều ngày 16/5 tại huyện Quảng Điền - vùng quê bên Phá Tam Giang thơ mộng.

  • Sáng ngày 10/5, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế và Bệnh viện Trung ương Huế đã phối hợp tổ chức Hội thảo Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư - Viện sĩ - Bác sĩ - Anh hùng lao động Tôn Thất Tùng (10/5/1912 - 10/5/2012) diễn ra tại Bệnh viện Trung ương Huế.

  • SHO - Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” lần thứ 2 do UBND huyện Quảng Điền tổ chức sẽ chính thức diễn ra vào ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2012 tại không gian thơ mộng của Phá Tam Giang, đây là hoạt động hưởng ứng năm du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012.

  • Tối Rằm tháng Tư (5/5), Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ hội Hoa đăng trên sông Hương mừng lễ Phật đản Phật lịch 2556 với sự tham dự của hàng vạn tăng ni, Phật tử và người dân xứ Huế.  

  • SHO - Sáng ngày 21/4, Bộ Thông tin & truyền Thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương đã tổ chức Hội nghị Báo chí văn nghệ toàn quốc năm 2012, diễn ra tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • SHO - Ban quản lý dự án Quy hoạch Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô vừa tổ chức công bố trước  dân quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu đô thị Chân Mây, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.       

  • Sông Hương tháng 4 được mở đầu bằng một tin vui “Tượng cụ Phan Bội Châu đã được rước về bên bờ sông Hương”, vốn là một vấn đề được mong đợi nhiều năm qua mặc dù quãng đường từ di dời chỉ hơn 1km tính từ nhà cụ Phan Bội Châu xuống cầu Trường Tiền. 

  • SHO - “Nhịp mưa trầm” là tên triển lãm của hai họa sĩ Hà Nội Hà Minh Tuấn và Nguyễn Hải Phong khai mạc vào chiều 9/4 tại tiền sách khách sạn Century, 49 Lê Lợi -Tp Huế.