Mới đây, vào ngày 31/1/2018 sau phẫu thuật lần 1, nhà thơ Nguyễn Miên Thảo tiếp tục phải nhập viện lần thứ 2 tại Khoa Xương Khớp - bệnh viện Thống Nhất do nguyên nhân căn bệnh gút đã biến chứng nặng và vết thương trong lần phẫu thuật đầu tiên đã tái phát lại.
Nhà thơ Nguyễn Miên Thảo ngồi bên Sông Hương
Giữa phố xá đông vui chuẩn bị đón mùa xuân mới thì ông phải âm thầm chống chọi với những đau đớn của căn bệnh và sức khỏe của tuổi già khi đã bước sang tuổi 72. Trong lúc này, chỉ mong phép nhiệm mầu đến với nhà thơ.
Cuộc đời ông trải qua nhiều thăng trầm nhưng ông luôn cảm thấy mình là người hạnh phúc. Nhà thơ nhiều lần tâm sự cuộc đời mình vậy là đủ khi được ngồi với bè bạn khắp mọi nơi từ Sài Gòn đến Hà Nội, những quán cóc vỉa hè ở Sương Nguyệt Ánh(SG) hay đến phố Lê Lợi, cửa Hiển Nhơn(Huế)…để tâm tình, hàn huyên và ôn lại những kỷ niệm đẹp từ quá khứ.
Mỗi khi từ Sài Gòn về Huế, người đầu tiên ông phải gặp đó là cố nhà thơ Thái Ngọc San. Và trong những lúc trùng phùng từ quá khứ, ánh mắt ông chợt buồn khi nhắc đến những lúc ngồi với cố nhà thơ Thái Ngọc San ở vỉa hè đường Lê Lợi hay cửa Hiển Nhơn,…
Suốt một đời, nhà thơ luôn sống với sự vô tư và lạc quan dù có những lúc trông ngóng về cố hương với nỗi buồn QUÊ NHÀ:
Ta ngồi đây với nỗi nhớ quê nhà
không biết được ngày mai còn về kịp
chôn tấm thân trong lòng đất mẹ
những buổi chiều nghe biển hát cùng ta
Nhớ vô cùng con đường đất quê xa
cây cầu Bến Đò chia hai nỗi nhớ
cái thuở tan trường ngày hai buổi
lẻo đẻo theo em về đến tận sân nhà
….
Giờ ta còn lưu lạc phương xa
nhớ về cố hương với nỗi đau thắt ruột
nếu rủi ngày mai ta không về kịp
hãy cho ta làm bụi đất quê nhà .
(QUÊ NHÀ)
Giữa lúc giao thời này, cầu mong nhà thơ vượt qua bệnh tật. Hy vọng những chia sẻ, đóng góp của thân hữu, bạn bè… sẽ giúp ông vượt qua khó khăn trong lúc này.
Hạ Lan
----------------------------------------
Mọi sự liên lạc hỗ trợ nhà thơ Nguyễn Miên Thảo chữa bệnh xin vui lòng gửi về nhà thơ Lê Vĩnh Thái, Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế, điện thoại 0935.047.918 hoặc 0907.549.713(phu nhân nhà thơ)
Lễ bái ở lăng Minh Mạng, lính canh ở lăng Gia Long... là hình ảnh sinh động về con người ở kinh thành Huế xưa.
Bài viết liên quan:
Cách đây gần 100 năm nhiều công trình kiến trúc ở Huế vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị xuống cấp và đổ nát như bây giờ.
Nhiều hình ảnh quý giá về kinh thành Huế của nhà Nguyễn trong khoảng năm 1919-1926 đã được nhiếp ảnh gia Pháp ghi lại...
Trong khuôn viên lăng vua Minh Mạng ở Huế có một di tích độc đáo nhưng ít người biết đến, đó là Tả tùng phòng trên núi Tịnh Sơn. Điểm đặc biệt của công trình này là cánh cửa vòm cuốn đã bị một cây si cổ thụ "nuốt chửng". Đây là minh chứng cho sức mạnh tàn phá của thiên nhiên và thời gian đối với các công trình do con người xây dựng.
Một bà Hoàng con đại gia, vợ ông vua Nguyễn nổi tiếng, nhan sắc Việt
Người Huế vốn là người xứ kinh kỳ, nên lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử, đi lại cũng nhẹ nhàng, tri thức. Ẩm thực cung đình Huế cũng mang nhiều nét ảnh hưởng của cung cách hoàng gia: Ăn uống nhẹ nhàng, khoan thai, các món ăn ngoài khẩu vị ngon phải nhẹ và thanh, cách trình bày cũng phải đẹp, bắt mắt.
Ba giờ sáng, tại Đàn Nam Giao (Thừa Thiên Huế), không còn nghe tiếng hô đức vua xa giá, chỉ có âm thanh rì rầm dội vào rừng thông và những ánh mắt hướng về linh vị đặt trên bàn thờ. Những người dân đến Đàn Nam Giao để nguyện xin sự viên mãn, gia đình bình an.
Kinh thành ở cố đô Huế vốn là vùng đất thấp trũng. Người xưa đã làm những gì để chống ngập cũng là một bài học đáng tham khảo cho chúng ta hôm nay.
Trấn Hải thành là công trình đã chứng kiến trang sử bi thương của Huế trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cuối thế kỷ 19.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Theo sử sách chép lại, không chỉ có triều vua Trần quy định việc anh - em - cô - cháu trong họ lấy nhau với mục đích không để họ ngoài lọt vào nhằm nhăm nhe ngôi báu, mà thời nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam cũng xảy ra hiện tượng này.
Gần 150 năm giữ vai trò là kinh đô của cả nước, triều Nguyễn được nhận định là một triều đại quân chủ đặc biệt nhất trong tất cả các triều đại quân chủ ở nước ta. Riêng số lượng sách vở được biên soạn dưới triều này cũng nhiều hơn toàn bộ di sản của các triều đại khác cộng lại.
Từ Dụ Thái Hậu nổi tiếng là một bà hoàng yêu nước thương dân. Tiếc rằng lăng mộ của bà đã bị thời gian và con người hủy hoại...
Du lịch Huế, ngoài thăm quan những địa điểm nổi tiếng như Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn,... thì Huế còn sở hữu nhiều điểm đến thú vị mà bạn chưa khám phá hết.
Ở Việt
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Gắn liền với một giai thoại từ thời mở làng, trải qua hàng trăm năm, người dân xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí về một hòn “đá lạ” ở điện Mẹ Nằm.
Với quyền lực cùng sự tàn nhẫn vô hạn, Ngô Đình Cẩn được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền.