Nhà thơ Hoài Vũ - Duyên văn học Trung Hoa

14:26 30/01/2020

Năm mới Canh Tý 2020, nhà thơ Hoài Vũ đón mùa xuân thứ 85 trong cuộc đời nhiều thăng trầm. Các tuyển tập thơ, truyện ngắn và văn học dịch của Hoài Vũ sẽ lần lượt ra mắt bạn đọc, được chọn lọc từ những tác phẩm đã xuất bản.

Nhà thơ Hoài Vũ

Nhưng ông lại chọn trình làng trước tuyển tập dịch thuật Hoa trong tuyết - vốn là cái duyên của ông với những tác phẩm văn học Trung Hoa đương đại.

1. Tên thật là Nguyễn Đình Vọng, nhà thơ Hoài Vũ sinh trưởng ở Quảng Ngãi nhưng sự nghiệp gắn bó với Nam bộ, đặc biệt là vùng đất Long An, vành đai Sài Gòn và miền Đông Nam bộ. Từ thời chiến tranh, đất phương Nam phóng khoáng đã hội tụ, dung chứa nhiều nhân tài từ các nơi như Nguyễn Bính, Nguyễn Thi, Nguyễn Văn Bổng, Giang Nam, Nguyễn Trọng Và chính trên mảnh đất máu lửa này nhiều văn nghệ sĩ đã ngã xuống như Trần Hữu Trang, Nguyễn Thi, Lê Vĩnh Hòa, Lê Anh Xuân, Hồng Tân… May mắn hơn các đồng nghiệp cùng chiến hào, Hoài Vũ được chứng kiến ngày đất nước hòa bình thống nhất năm 1975.

Thực tế đời sống chiến trường sinh tử khắc nghiệt của đất phương Nam đã mang lại cho Hoài Vũ nhiều chất liệu quý giá. Dù viết bất cứ thể loại nào, từ thơ đến truyện ngắn, bút ký, văn phong của Hoài Vũ luôn giản dị, tươi trẻ, nhân bản, tha thiết tình yêu đời yêu người như chính con người ông hiền lành, nhân hậu, chân thành và năng động.

Ông từng tâm sự: “Một điều tôi lấy làm tự hào là tất cả tác phẩm của mình đều được kết tinh từ tấm lòng và vốn sống thực tế chứ không phải bịa đặt. Đó là vốn sống của chính tôi, vốn sống của đồng đội và nhân dân ngay trên chiến trường khắc nghiệt nhưng cũng đầy tình yêu thương”.

Bi kịch của người sáng tác văn học nghệ thuật là cả đời không có được tác phẩm để lại dấu ấn, trong khi tên tuổi được khuếch trương rỗng tuếch trên khắp các diễn đàn bằng mọi giá. Hoài Vũ tài năng và nhân cách đã không rơi vào bi kịch ấy. Bất cứ ở đâu, nhắc tới nhà thơ Hoài Vũ, người mến mộ nhớ ngay tới những bài thơ tình phổ nhạc nổi tiếng, như Vàm Cỏ Đông, Anh ở đầu sông em cuối sông, Đi trong hương tràm, Thì thầm với dòng sông, Chia tay hoàng hôn…

Đành rằng nhờ âm nhạc chắp cánh thơ có sức lan tỏa rộng rãi hơn, nhưng các bài thơ của Hoài Vũ đứng độc lập vẫn có giá trị riêng biệt, như hương tràm lặng lẽ kết nối những tâm hồn đồng điệu: “Dù đi đâu dù xa cách bao lâu/ Dù gió mây kia đổi hướng thay màu/ Dù trái tim em không trao anh nữa/ Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau” (Đi trong hương tràm).

Bên cạnh thơ, Hoài Vũ còn là cây bút truyện ngắn và bút ký rất có duyên, đặc biệt là các tác phẩm ông viết về chiến tranh và hậu chiến. Những truyện ngắn như Người Sài Gòn, Bông sứ trắng, Bông huệ trắng, Gái thời chiến, Cánh én trên Vườm Thơm, Tiếng sáo trúc... 

2. Như nhiều người cùng thế hệ yêu văn chương, từ thời niên thiếu Hoài Vũ rất thích đọc các tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc, như Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Phong thần diễn nghĩa, Liêu trai chí dị… và cả Hồng lâu mộng. Về sau học sử dụng thông thạo tiếng Hoa, Hoài Vũ có dịp tiếp xúc các nhà văn và đọc nhiều tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc tiêu biểu của các tác giả Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn, Ba Kim, Đinh Linh, Lão Xá… 

Từ yêu thích Hoài Vũ đã tìm cách chuyển ngữ sang tiếng Việt thành công những tác phẩm có giá trị của văn học Trung Quốc hiện đại. Vào thập niên 1990, bạn đọc tạp chí Kiến Thức Ngày Nay và một số tờ báo khác say mê theo dõi những truyện dài in nhiều kỳ do Hoài Vũ dịch, như Loạn luân, Đèn lồng đỏ treo cao, Người đàn bà bất hạnh, Nữ điền chủ cuối cùng, Mùa thu hương cúc bay, A-sư-ma bé bỏng, Hoa trong tuyết, Gió mưa đưa đẩy đôi ta, Hoa tử anh anh, Người đàn bà quý phái… sau đó tập hợp in trong 2 tập Đèn lồng đỏ treo cao năm 2002 và Gió mưa đưa đẩy đôi ta năm 2013 tiếp tục được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận. Qua sàng lọc thời gian, những truyện dịch tiêu biểu nay được tuyển in trong tập Hoa trong tuyết.

Cùng về đề tài tình yêu và quyền lực trong đời sống Trung Quốc hiện đại, truyện Loạn luân của nhà văn Lỗ Nhan Châu là tấn bi kịch đời thường của trí thức văn nghệ sĩ tài năng, thì truyện Hoa trong tuyết của nhà văn Trần Xung là bức tranh buồn đau về thân phận con người do Cách mạng văn hóa gây ra thể hiện qua cuộc hội ngộ của hai người bạn có cảm tình nhau từ thời niên thiếu.

Đó là Lâm, một công trình sư từng bị đi cải tạo, nhân vật kia là Dương Hoa bạn gái cùng lớp cùng trường như mối tình đầu của Lâm, nhưng cô không vào đại học mà làm việc ở trại cải tạo với vị trí đội trưởng đầy quyền lực, tình cờ trở thành người trực tiếp quản lý Lâm. Hoa trong tuyết như bài thơ tình đầy quyến rũ đưa người đọc đi từ dự cảm này tới bất ngờ khác.

Mỗi truyện trong tuyển tập này có sắc thái riêng, sự hấp dẫn riêng. Ngay cả truyện Đèn lồng đỏ treo cao của nhà văn Tô Đồng, từng được chuyển thể dựng thành phim gây tiếng vang trên thế giới và được đề cử Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất năm 1992, ai đã từng xem phim vẫn cảm thấy bất ngờ khi đọc truyện với nhiều chi tiết độc đáo phim không thể chuyển tải. Truyện có bối cảnh đầu thế kỷ 20 khi Trung Quốc vẫn tồn tại chế độ đa thê, với câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là Liên, nữ sinh viên đại học gặp gia cảnh bất hạnh phải về làm vợ lẽ thứ tư cho lão Trần.

Cuộc sống của Liên cùng những người đàn bà khác xoay quanh lão già giàu có với bao hỉ nộ ái ố là bức tranh thu nhỏ đời sống xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, mà trên hết vẫn là bi kịch của thân phận tình yêu và số phận phụ nữ cần vượt thoát. Đó cũng là thông điệp của nhiều truyện khác trong tập Hoa trong tuyết bằng khả năng thẩm thấu và chuyển ngữ tài tình, Hoài Vũ đã mang tới cho bạn đọc Việt Nam những món quà quý giá, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần chúng ta.

Tôi tin những người thực sự yêu mến văn chương sẽ không bao giờ chỉ đọc hết một lần khi có trong tay tuyển tập truyện Hoa trong tuyết. Nhất định sẽ đọc lại. Bởi bất cứ truyện nào trong tập Hoa trong tuyết khi đọc rồi chúng ta khó rời mắt. Nếu không phải nhà thơ, Hoài Vũ khó chuyển ngữ một cách mượt mà, uyển chuyển, quyến rũ người đọc như vậy. 

Và đó cũng là khát vọng của nhà thơ, dịch giả Hoài Vũ cùng những người thực hiện tập sách này.

Theo Phan Hoàng - SGGP

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Khi được hỏi lý do nào thôi thúc bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết dã sử về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhà văn Lê Phương Liên tâm sự rằng: “Tôi hăng hái ngồi bên bàn phím, viết đêm viết ngày như là nhập đồng, như là có một nguồn lực siêu nhiên nào thôi thúc”.

  • Tình yêu quê hương, tình yêu gia đình, những khám phá thú vị trong cuộc sống xa xứ là điểm chung trong hai tác phẩm “Bốn mùa hoang vu xứ kiwi” và “3,1kg hạnh phúc” của hai tác giả trẻ Trần Băng Khuê và Mai Thanh Nga cho bạn đọc thấy được phong vị của những vùng đất khác nhau cũng như cuộc sống của những người Việt trẻ xa xứ.

  • Sức viết của nhà thơ ngoài lục thập Đinh Ngọc Diệp (sinh năm 1956) có dấu hiệu mạnh lên khi trước thềm xuân mới, ông ra mắt tập “Hành trình 6” (NXB Hội Nhà văn).

  • Sau giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, mới đây, đạo diễn Xuân Phượng tiếp tục nhận thêm giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn TPHCM cho hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… (NXB Văn hóa - Văn nghệ). Tác phẩm đã phần nào khắc họa chân dung của tầng lớp trí thức Việt Nam trong 2 giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

  • “Duyên” - tôi biết đến tác giả Nguyên Phong từ cuốn sách Đường mây qua xứ tuyết . Tôi cũng đọc qua về tiểu sử, con đường sự nghiệp của ông. Thật đáng để ngưỡng mộ!

  • Nhà thơ, nhà báo Vương Tâm vừa ra mắt tuyển “Thơ chọn Vương Tâm” (NXB Hội Nhà văn), với 180 bài thơ và một số bức tranh minh họa của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

  • Nhắc tới nhà văn Nguyễn Văn Thọ, bạn văn thường nhớ tới tiểu thuyết “Quyên”; các tập truyện ngắn: “Gió lạnh”, “Vàng xưa”, “Hương mĩ nhân”, “Vườn mộng”; các tập bút ký và tản văn: “Đào ở xứ người”, “Đầu ngọn sóng”… Ông còn sáng tác thơ, vẽ và viết kịch bản phim…  Nhớ về thời hoa niên nhiều ước vọng, ánh mắt ông lấp lánh niềm vui.

  • “Sống mãi trên quê hương anh hùng” (NXB Quân đội nhân dân, 2021) là cuốn sách được viết theo thể loại truyện ký, về cuộc đời của một người anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Kim Vang - hình ảnh đại diện cho một thế hệ thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu của mình cho hòa bình, thống nhất của dân tộc...

  • Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc. Đến nay, mặc dù đã được phổ biến rộng rãi, nhưng không phải mọi cắt nghĩa về nó đã thật thấu đáo, thuyết phục.

  • Nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu lý luận văn học Việt Nam trong nhiều thập niên qua là giới thiệu, nghiên cứu, tổng thuật các hệ thống lý thuyết để vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn văn học.

  • Với 17 truyện ngắn gọn gàng, tập truyện ngắn “Gió thổi trước hiên nhà” vừa được NXB Văn học ấn hành, mở ra một thế giới ngổn ngang, đa tạp của cuộc sống đời thường từ miền quê đến phố thị với đủ mọi cung bậc cảm xúc, những cảnh đời buồn vui, đặc biệt là những thân phận đàn bà nhọc nhằn, cay đắng.

  • Nhãn sách Văn sử tinh hoa thuộc Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) vừa phát hành cuốn "Phong vị xuân xưa - Ngày xuân xem sách biết việc cổ kim". Tác phẩm được sưu tầm, tuyển chọn từ nhiều cuốn sách, báo, tạp chí trong giai đoạn từ 1920 đến khoảng 1945.

  • Mấy năm gần đây, nhiều danh tác Việt đã được phát hành lại, mang đến cho độc giả hiện đại cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn các ấn phẩm có tuổi đời trên dưới một thế kỷ. Không đơn thuần là “bình mới rượu cũ”, nỗ lực này còn mang tính gợi mở, góp phần định vị, thúc đẩy đa dạng chiều kích văn chương.

  • “Bốn nhà văn nhà số 4”, NXB Hội Nhà văn, của nhà phê bình Ngô Thảo dày dặn, chia làm bốn phần, tập hợp 35 bài viết của tác giả về bốn nhân vật văn chương nổi tiếng mà sự nghiệp gắn liền với ngôi nhà số 4 phố Lý Nam Đế - tạp chí Văn nghệ quân đội. Đó là Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Thu Bồn.

  • Truyện ngắn đối với những tác giả trẻ, mới viết văn, nhiều người tự khám phá mình, bao giờ cũng qua một thử thách. Dương Hương - một tác giả trẻ vừa cho ra mắt tập truyện ngắn  “Giá của đàn bà” với nhiều cảm xúc mới mẻ. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Trung Trung Đỉnh về tập truyện ngắn , của tác giả Dương Hương, do Liên Việt ấn hành.

  • Cầm trên tay cuốn “Thời xuân sắc” của nhà văn Huệ Ninh (NXB Thế giới, 2020) - hồi ký của một người phụ nữ bình thường, tôi thật sự xúc động và còn thấy tiếc, tự hỏi sao sách không dày hơn nữa.

  • “Nấp” trong nhà báo Trần Nhật Minh với vẻ ngoài “đồ sộ, quánh màu nước thời gian”, là trái tim thi sĩ nhiều rung động. Cho nên, có lẽ đã lần lữa mãi, thì cũng phải đến ngày tâm hồn chật căng, buộc phải tỏa lan hương chất mà tháng năm cuộc đời mình đã trầm tích.

  • “Hừng Đông” viết về “đêm trước” của cách mạng Việt Nam, giai đoạn trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Trong bối cảnh ấy, nhà văn không chạy theo sự kiện, biến cố, mà hướng tới con người cụ thể với tư cách một nhân vật văn học - chiến sĩ Cộng sản Phan Đăng Lưu.

  • “Lắng đọng và suy nghĩ” (NXB KH&KT, 2020) cái tên sách khiêm tốn của Tạ Quang Ngọc trở nên cuốn hút tôi. Và sự chắt lọc trí tuệ, cũng như chân thành cảm xúc, chân thành tự bạch trong cuốn sách này đã không chỉ khiến tôi cảm phục tác giả, mở mang tri thức, mà còn nâng thêm cho mình bản lĩnh, bồi đắp tình yêu con người, tình yêu đối với quê hương đất nước và sự nghiệp cách mạng.