Ngày hội thơ

09:27 19/03/2021


KỶ NIỆM 35 HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM (1957-1992) - 60 NĂM PHONG TRÀO THƠ MỚI (1932-1992)

Một số nhà thơ trong phong trào Thơ Mới 1932, Từ trái sang phải:

Hàng đầu : Nguyễn Xuân Sanh, Anh Thơ, Huy Cận, Tế Hanh.
Hàng thứ 2 : Hoài Chân, Xuân Tâm
Hàng thứ 3 : Nguyễn Xuân Huy, Mộng Huyền, Vũ Đình Liên - (Nguyễn Khắc Thùy
- nhạc sĩ)
Hàng sau cùng : Phan Khắc Khoan - (Hà Minh Đức - nhà LLPB)

     LTS: Thơ ca tác giả tự chọn kèm theo lời giải đáp câu hỏi: "Làm thế nào để có thơ hay". 131 nhà thơ hội viên Hội nhà văn Việt Nam, 131 lời tác giả, 131 bài thơ. Chc hẳn những người làm sách cũng như bạn đọc yêu thơ, sành thơ trong cả nước không coi tập sách này là đđầy, là khuôn mẫu, càng không th coi là tinh hoa hoặc những gì tương tự. Song điều này thì chắc hn : ngọn sóng tao đàn trào dâng, những dòng tâm huyết tuôn chy, trăm trái tim Người Thơ, trăm nhịp đập: cuồng nhiệt, thâm trm, chói chang, lặng l, u tịch, chân ch, o huyn...

     Nhóm Khuê Văn đã làm một việc không chỉ ý nghĩa mà còn đy trách nhiệm, nếu không mun nói là khai thông: rút chốt cánh cửa thơ, sau khi gióng lên hi trống l. Và thế là... xin mời quý bạn!(*).

 

VĂN CAO

Đó là hỏi đến bí mật của sáng tạo... Trong tất cả những phát ngôn về mỹ học trước đây, có thể rút ra những câu giải đáp... Đây là sự tiếp nối, tiếp nối những cái hay thời trước, nói cách khác là mô phỏng - mô phỏng đi tới chỗ nhập thần đến không còn biết là của ai. Aragon có khi dùng hẳn câu thơ của người khác như Éluard nhưng đều có ghi chú. Sự mô phỏng này là sự biến đổi trong cái không biến đổi như ở cấu trúc luận - variation des invariations. Mỗi dân tộc đều có truyền thống cơ sở của cái bất biến ấy là sự tiếp nối các nhà thơ lớn lớp trước.

ANH CHI

Tôi cho rằng câu hỏi đó không đặt ra để thu lại câu trả lời rành rẽ. Nhà thơ nào trả lời trọn vẹn được ? Đó là sự dằn vặt. Còn dằn vặt bởi nó, còn có thể làm được thơ hay.

KHƯƠNG HỮU DỤNG

Tôi tâm đắc câu thơ của người xưa "Ngâm thành ngũ cá tự, Dụng phá nhất sinh tâm", nghĩa là làm nên câu thơ năm chữ nát cả tấm lòng một đời...

TRINH ĐƯNG

Chim không thể tung cánh trong lồng cho dù là lồng son. Phải có lòng yêu tha thiết con người và chống lại mọi cái gì ràng buộc nó. Thơ có thơ người, thơ thần. Làm thơ là lên đồng. Thơ hay chỉ có lúc xuất thần. Thơ là Đạo. Có khổ công tu luyện, có quên mình mới đắc Đạo.

QUANG HUY

Hầu như câu thơ hay là câu thơ không giảng được (xin lỗi các nhà giáo và các nhà phê bình). Nó chỉ có thể cảm nhận được từ trong tiềm thức. Và cứ thế ngân lên, rung động không cưỡng nổi trong trái tim người đọc. Tất cả sự cầu kỳ rắc rối, cố gắng đổi mới về ngôn từ và nhịp điệu đều là vô ích.

TỐ HỮU

... Khi tôi hỏi về sứ mệnh nhà thơ, Guillen đáp "Làm thơ hay, đừng làm thơ dở". Khi có người hỏi Bác "Làm thế nào để có văn nghệ cho hay", Bác bảo "Phải làm cho hay". Nghĩ cho cùng thì cả hai câu trả lời đều chí lý.

"Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", không ai thiên tài mà nhẫn tâm. Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du đều có cái tâm lớn. Tâm là nhân, nhân ái, chống lại cái ác. Sự nghiệp Lỗ Tấn tập trung phản kháng trò người ăn thịt người. Con thú ăn thịt người hiện nay vẫn còn và chưa biết bao giờ mới hết. Số phận con người còn nhiều nỗi, nhiều cảnh ngộ đáng thương đáng quý. Điều đáng sợ là con người không biết thương con người...

TRẦN ĐĂNG KHOA

Giản dị, xúc động và ám ảnh. Phải có cùng một lúc cả ba yếu tố ấy thì mới có thơ hay. Nhưng đó là một điều khó và vì thế, nó vẫn còn là một bí mật.

LÊ THỊ KIM

Thơ hay là thơ khi đọc xong người ta cảm thấy sung sướng dù có là những dòng buồn. Người ta không thể chấp nhận một nghệ thuật, cho dù tinh luyện mà thiếu một cõi lòng, bởi thơ là tiếng nói của trái tim.

NGÔ MINH

... Thơ là tâm cảm, tâm tình thật của nhà thơ mong được giải bày, chia sẻ với đời.... Trên con đường vô định của thi ca, lòng say mê và bản lĩnh sống của nhà thơ là hành trang không thể thiếu để cho anh ta có thể gặt hái một điều gì đó.

NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT

... Làm thơ đối với tôi như một sự giải thoát, như một cứu cánh không thể nào thiếu được trong đời sống tinh thần và tình cảm của tôi.

HOÀNG TRUNG THÔNG

Tôi đọc thơ có đến hơn nghìn bài
Có những bài thơ tôi hiểu
Có những bài thơ tôi chẳng hiểu gì
Dù chỉ nói những lời giản dị
Mà vẫn phải nghĩ suy
Ôi! Đọc một bài thơ còn khó hiểu
Như phải khám phá ra điều kỳ diệu
Huống chi đọc cả một tâm hồn của một con người.

ĐÔNG TRÌNH

... Đây là câu hỏi của mọi câu hỏi. Và tôi mong tôi tin câu trả lời sẽ chẳng bao giờ tìm ra... Để cho cuộc đời một nửa địa ngục và một nửa thiên đường, một nửa xấu và tốt, một nửa đúng và sai, một nửa hay và dở. Để cho con người vẫn là một nửa ma quỷ và thần thánh. Để cho thơ ca còn là đền thờ, còn là một thế giới bí ẩn và huyền nhiệm... Để cho còn có tài năng bất tài, còn có bẩm sinh và phủ nhận bẩm sinh... Bất hạnh và nguy tai cho cuộc sống biết nhường nào nếu mọi người làm thơ đều làm ra đồng loạt những bài thơ hay. Tôi cảm ơn những cô gái xấu, vì chính từ họ mà ý niệm về cái đẹp hình thành...

      -------------

      (*) Sông Hương trân trọng trích giới thiệu 12 tác phẩm và 12 lời Nhà thơ trong Ngày Hội Thơ (NXB Văn Học - 1991)


THÚY BẮC

Vô đề

Nhiều năm em đợi anh
Gió đêm về hoang dại
Biệt tin người trở lại

Ngày em đi lấy chồng
Mây buông dải tang thầm
Tiễn một đời con gái



YẾN LAN

Đọc Nam Hoa Kinh

Sáng đọc Nam Hoa kinh
Tối nằm không hóa bướm
Mừng mình chủ được mình
Dậy thổi nồi khoai sớm
                        1989



TRẦN NHUẬN MINH

Chiều Yên Tử
            Kinh không có chữ ấy là chân kinh
                                   
NGUYỄN DU


Nghe tiếng chuông chùa Yên
Sắc cỏ bỗng hoe vàng
Như có ai lững thững
Trong bóng chiều lang thang

Tiếng chuông như hồn người
Tìm nhau trong tĩnh lặng
Đường rừng hun hút trắng
Cây rừng biêng biếc xanh

Tôi nằm trên vệ cỏ
Đối mặt với trời cao
Một nỗi niềm trinh bạch
Giữa bốn bề gian lao


Tiếng chuông đến tìm tôi
Tỏa từng vòng tím tái
Bông lau như mất hồn
Trắng mờ chiều hoang dại


Cuộc đời đến đâu ư?
Con người là gì vậy?
Họa, phúc - có hay không?
Kiếp sau, ai đã thấy?

Mỗi người một câu hỏi
Đi mênh mang trong đời
Nổi chìm bao ghềnh thác
Tôi chưa tìm thấy tôi...


Tiếng chuông lừng lững tắt
Rừng già chìm âm u...




VŨ QUẦN PHƯƠNG

Không đề

Anh còn gì cho em
Những tháng ngày gãy nát
Tuổi thanh xuân qua rồi
Dăm câu thơ nhòa nhạt
Lá trong chiều thu rơi

Anh còn gì cho em
Cánh đồng sau vụ gặt
Phiên chợ khi vãn người
Ngọn đèn vừa cạn bấc
Bãi biển kỳ nước lui

Anh còn gì cho em
Lỡ rồi không dám đợi
Buồn rồi không dám vui
Thuyền đã về bến ngủ
Biển mênh mông với trời


Anh còn gì cho em
Mặt trời lên chót đỉnh
Con đường trưa một mình
Anh đi trong bóng nhỏ
Bóng thu vào chân anh.




THÁI BÁ TÂN

Từ cuộc chiến tranh kia

Không hiểu sao gần đây
Đêm nào nằm cũng vậy
Tôi mơ toàn máy bay
Bom rơi và lửa cháy

Từ cuộc chiến tranh kia
Mà tôi không tham dự
Máy bay Mỹ lại về
Hoàn toàn không hung dữ

Chúng lặng lẽ tìm tôi
Chỉ tìm tôi, thật lạ
Rồi từ từ bom rơi
Nhẹ nhàng như chiếc lá

Bom nổ cũng rất êm
Không bị thương, máu chảy
Tôi nằm chết, trái tim
Chỉ trái tim bốc cháy.


Tôi kêu, tôi van nài
Hãy cứu tôi, và đợi,
Nhưng hình không còn ai

Muốn nghe và muốn thấy

Từ cuộc chiến tranh kia
Mà tôi như lẩn tránh
Nay chiến tranh lại về
Để làm tôi bất hạnh


Và cứ thế đêm đêm
Sau một ngày mỏi mệt
Dù không đau, dù êm
Tôi lại nằm, để chết!

                        1986



NGUYỄN ĐÌNH THI

Hoa không tên

Điểm biếc trên vách đá
Một đóa hoa
Bé nhỏ cười với núi mây lộng gió

Đóa hoa không quên

Từ rất xa
Từ rất lâu
Một ngày bỗng nở

Đóa hoa không tên
Từ rất lâu
Từ rất xa
            1987



HỮU THỈNH

Em còn nhớ chăng

Ai đưa đò tình
Buộc vào bến lở
Còn lại mình anh
Gom từng mảnh vỡ

Tháo cả mái trời
Che không đủ ấm
Đội nghìn cơn mưa
Không nhòa kỷ niệm


Như cây tìm lá
Như cá tìm vây
Anh gọi khản lời
Chiều dang dở gió

Mở trăng ra tìm
Trăng còn in bóng
Mở cỏ ra xem
Cỏ còn hơi ấm

Hoa vẫn ngày nào
Không an ủi được
Tình bao nhiêu bậc
Em còn nhớ chăng?

                        Thu 1989



TRẦN HỮU THUNG

Khó ngủ

Trằn trọc hoài chẳng ngủ
Lòng ngổn ngang lo buồn
Nhỏm dậy ngồi thương mẹ
Thắp đèn lại nhớ con


Bên bình minh mặt bể
Bên bóng tà hoàng hôn
Mình cũng đầu nắng xế
Gió chiều se mây dồn


Ánh ngày dang cánh vỗ
Đỉnh đại ngàn chon von
Niềm riêng đây thương nhớ
Những băn khoăn bồn chồn
Thơ vẫn còn viết dở
Đời nắng mưa vẫn còn


Ôi khuya càng thêm vắng
Đầu phên thưa gió luồn
Đành pha ấm trà đặc
Ngồi thức trắng đêm luôn.




DIỆP MINH TUYỀN

Đêm trăng bên mồ Hàn Mặc Tử

Một đồi một biển một trăng
Một Hàn Mặc Tử vĩnh hằng nằm đây
Một tôi nay viếng chốn này
Một tim một óc... từng say thơ vàng
Bạc tình một kiếp thi nhân
Bạc duyên bạc số bạc thân xác người
Một xưa đen bạc cuộc đời
Một nay hết bạc chăng tôi với tình
Người nằm đây với một mình
Tôi thăm người với lặng thinh nỗi buồn
Một dòng suối một trăng non
Một tuôn xuống bể một tuôn lên đồi
Một tràn xuống với hồn tôi
Thành bài thơ nhỏ dâng người hôm nay
                                                2-90



HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Địa chỉ buồn

Nhà tôi ở phố Đạm Tiên
Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu
Có mùi hương cỏ đêm sâu
Có loài hoa biết nuôi sầu tháng năm

Tôi về ngủ dưới vầng trăng
Có em từ chốn vĩnh hằng nhìn tôi
Tình xa, xa mãi trong đời
Tóc xanh tiên nữ rối bời trên tay

Tôi còn ngọn nến hao gầy
Cháy như nước mắt từ ngày sơ sinh
Tôi xin em chút lòng thành
Cài lên một phiến u tình làm hoa

Những chiều Bến Ngự giăng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang

Nhà tôi ở phố Đạm Tiên
Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu
Cây sầu đông cây sầu đau

Thương tôi cây cũng nở màu hoa râm
                                                Huế 89



ĐINH THỊ THU VÂN

Không đề

Anh đã ồn ào như chỉ biết vô tư
chẳng biết nhớ chẳng biết buồn và chưa hề xao động
em nhói buốt nhận ra mình lạc lõng
thương trái tim bé nhỏ tội tình!


như anh chỉ còn là của một mình anh
ly rượu đắng - niềm vui đang có thật
anh và bạn bè một niềm vui duy nhất
một tâm hồn không quá khứ, chẳng tơ vương


anh giấu đâu rồi những day dứt đau thương
cười cợt lắm và hồn nhiên quá đỗi
niềm vui trong men cay, niềm vui không đọng mãi
đớn đau nào ở lại cuối cơn say?


anh hãy dạt dào hãy khao khát, đầy vơi
đừng quên lãng thôi anh đừng quên lãng
xin đừng trốn mình trong men đắng
như bao lần em đã trốn lòng em


đừng như em bao lần vờ vĩnh hồn nhiên
uống nước mắt đầy hồn không để chảy
ôi nước mắt đắng cay đâu như rượu ấy
em uống một mình riêng lẻ một mình say


em uống một mình, nhưng làm sao uống giúp cho ai
giọt nước mắt ngược dòng tê tái chảy

giọt nước mắt chỉ riêng em nhìn thấy
Thôi xin đừng giấu nữa mến thương ơi!




BẰNG VIỆT

Ngày đã đứng trưa

Yêu đến nỗi trong lòng run rẩy mãi
Trưa lan xa bóng nắng đẫm vui buồn
Trưa đang đứng, còn đời mình đang chín
Giọt nắng vàng như mật sáng rưng rưng

Đã đứng rồi ư? Sao đời ngắn vậy      
Nghĩ chưa xong, thời khắc điểm xong rồi
Đã chín rồi ư? Sao đời ngắn vậy

Quay lại nhìn, bao việc vẫn buông xuôi

Yêu đến nỗi trong lòng run rẩy mãi
Phút thiêng liêng thức tỉnh lại bao điều
Nhìn thấu suốt nhỏ nhoi và vĩ đại
Càng yên lòng rõi tới đích mình theo.

                                                1991

(TCSH49/05&6-1992)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ THỊ ĐỨC HẠNH

    Mộng Sơn là một trong số hiếm hoi những nhà văn nữ xuất hiện từ trước Cách mạng tháng Tám, sau này vẫn tiếp tục bền bỉ đóng góp cho nền văn học mới bằng những tác phẩm vừa phải, khiêm tốn, biểu lộ một tình cảm chân thành, một tấm lòng nhân ái.

     

  • NGUYỄN THANH TRUYỀN

    Ấn tượng của tôi về Nguyên Hào bắt đầu từ một đêm thơ gần 20 năm trước. Lần đầu tiên đọc thơ trước đám đông, dáng vẻ vừa bối rối vừa tự tin, anh diễn giải và đọc bài “Rượu thuốc”: “Ngâm ly rượu trong/ Thành ly rượu đục/ Đắng tan vào lòng/ Ngọt trong lời chúc”.

  • PHẠM XUÂN DŨNG  

    (Đọc tập sách “Bên sông Ô Lâu” của tác giả Phi Tân, Nxb. Lao Động, 2021)

  • PHẠM PHÚ PHONG   

    Nguyên Du là sinh viên khóa 5 (1981 - 1985) khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học).

  • PHONG LÊ    

    Thanh Tịnh (12/12/1911 - 17/7/1988), trước hết là một nhà Thơ mới, tác giả tập thơ Hận chiến trường (1936) với hai bài Mòn mỏi Tơ trời với tơ lòng được Hoài Thanh chọn đưa vào Thi nhân Việt Nam cùng với lời bình.

  • LÊ HỒ QUANG   

    Dưới “áp lực” của tiêu đề, khi đọc Thỏa thuận, gần như ngay lập tức, trong óc tôi nảy sinh hàng loạt câu hỏi: Thỏa thuận nói về cái gì?

  • VÕ QUÊ    

    Từ trước đến nay chúng tôi chỉ được đọc và trân quý thơ văn của nhà thơ Lê Quốc Hán qua những bài viết đăng trên các tạp chí, trên mạng thông tin, báo điện tử mà chưa được trực tiếp cầm trên tay một cuốn sách nào của ông.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    (Đọc “Phùng Quán & Tôi” của Xuân Đài, Nxb. Phụ nữ Việt Nam, 2020) 

  • HỒ THẾ HÀ   

    Hồng Nhu xuất phát nghiệp bút của mình bằng văn xuôi. Văn xuôi gắn bó với đời như một duyên mệnh.

  • YẾN THANH  

    Rất nhiều nhà văn thành danh hiện nay, sau những thành công trên trường văn trận bút, đột nhiên họ làm bạn đọc bất ngờ bằng cách chuyển hướng sang viết cho thiếu nhi, như trường hợp của Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Đình Tú, Phong Điệp, Dương Thụy, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Đỗ Bích Thúy…

  • ĐỖ THU THỦY  

    1.
    Trường ca Ngang qua bình minh là ấn phẩm thứ ba của nhà thơ Lữ Mai, sau hai tập tản văn và ký sự: Nơi đầu sóng, Mắt trùng khơi viết về đề tài biển đảo.

  • NGƯỜI THỰC HIỆN:

    Lê Thị Mây là một cô gái cực kỳ ít nói. Nhà thơ chi thích lặng lẽ nhìn, lặng lẽ nghe, lặng lẽ suy ngẫm... Và nếu như phải nói gì trước đám đông thì đó là một "cực hình" - Kể cả đọc thơ mình - Mây vẫn như vậy.

  • NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG     

    Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất của nhà thơ Quang Dũng (1921 - 1988).

  • LÊ NGUYỄN LƯU

    Trong nền văn học đời Đường, thơ ca có một vị trí đặc biệt, trội hơn cả phú đời Hán, từ đời Tống, khúc đời Minh...

     

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ  

    (Đọc “Miền quê thơ ấu” - Hồi ký của Thanh Tùng, Nxb. Thuận Hóa, 2020) 

  • VÕ QUÊ   

    Cố đô Huế - Dấu ấn thời gian” là công trình nghiên cứu thứ ba của nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh do Nhà xuất bản Đại học Huế cấp giấy phép, tiếp theo 2 ấn bản “Dấu tích văn hóa thời Nguyễn” (in năm 1996 và 2 lần tái bản có bổ sung năm 1998, 2000); “Giữ hồn cho Huế” (2006).

  • PHONG LÊ

    Anh "nhà quê" "chơi trèo" thành phố, với những thất bại và bi kịch khó tránh của nó. Mối quan hệ so le, bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị...

  • NGÔ MINH

    + Cái đêm thẳm khuya Cửa Tùng gió ấy, tôi ngồi với Nguyễn Khắc Thạch bên này bờ sông, bên này chai rượu Huế, bên này mũi Si và bên này những nén nhang lập lòe như hồn ma nơi xóm Cửa!

  • VƯƠNG HỒNG HOAN

    Vài năm gần đây truyện ngắn của Triều Nguyên xuất hiện trên Sông Hương. "Tháng bảy không mưa" là tập truyện ngắn đầu tay tập hợp một số những sáng tác chưa được công bố của anh. Đề tài chủ yếu trong tập truyện là viết về nông thôn.