HẢI BẰNG
Hội Thạt-luông - Ảnh: internet
Cánh rừng
Núi bọc Bản Đông nhà chụm lại
Ánh trời ngả xuống, bóng tìm nhau
Noọng đi nắng dạo quanh màu váy
Để gió miền tây lạc hướng nào
Ngày bun
Sông trắng dòng trôi báo hiệu mùa
Thuyền về đọ sức cuối kỳ mưa
Lửa đèn thả hội Mê-Kông-Sáng
Noọng đã thành hoa trước cổng chùa
Viêng Chăn
Đúng hẹn lên đèn hội Thạt-luông
Tay em buộc chỉ đón trăng tròn
Đường Viêng-Chăn tỏa trong chờ đợi
Mới nhận ra mà đã cảm thương
Quyến luyến
Trực thăng hạ xuống xoay màu nắng
Mở típ xôi thơm ánh mặt trời
Thà-Khẹt trưa nhòa trong bóng nước
Bay rồi mà ngợ mắt mình rơi
Trong dòng suối
Gió biếc sông chiều thương xứ bạn
Sóng trào chân núi chảy nôn nao
Tóc khoanh trời lại, bồng trong nước
Lửa gợn hoàng hôn suối bản Lào
Viết từ 20-10 đến 24-11-1988
(SH35/01&02-89)
NGUYỄN DUY
Nhìn từ xa... Tổ Quốc!
Ý NHI
Trần Minh Tạo - Trương Vạn Thành - Vĩnh Nguyên - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyễn Thành Trung - Hà Duy Phương
MAI DIỆP VĂN
HƯỜNG THANH
Ngô Xuân Hội - Nguyễn Đức Mậu - Nguyễn Thụy Kha - Dương Thành Vũ
Văn Công Hùng - Kai Hoàng - Trần Phương Kỳ - Vũ Dy - Nguyễn Man Kim - Đức Sơn - Pháp Hoan - Nguyễn Đạt - Khaly Chàm
LÊ THÀNH NGHỊ
P.N.THƯỜNG ĐOAN
TRỊNH CÔNG LỘC
Lê Văn Ngăn - Thanh Thảo - Vĩnh Nguyên - Hồ Hồng Trâm - Đăng Vũ - Mai Văn Hoan - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Đức Quang
Trần Thị Tường Vy - Nguyễn Nghĩa - Nguyễn Hoàng Thọ
LGT: Võ Công Liêm quê quán Vỹ Dạ. Bắt đầu làm thơ năm 2000 (lúc sắp bước vào tuổi thất thập cổ lai hy). Điều đặc biệt này có ý nghĩa hơn khi đọc thơ anh. Trong thơ, anh đã diễn tả tột độ cái khí thơ mà khi đọc tôi nhận được chất thơ vốn đã tiềm tàng trong anh mà anh không chịu phát tiết những ngày tháng trước đây. Những dòng thơ mang tính quê hương nhưng chứa trong một không gian siêu hình mà đôi khi vấn vương vào một thế giới bồng bềnh, đầy cảm xúc hơn là suy tưởng.
Trần Dzạ Lữ (giới thiệu)
Nguyễn Hưng Hải - Nguyễn Giúp - Nguyễn Thiền Nghi - Vĩnh Nguyên - Trần Thị Tường Vy - Từ Hoài Tấn - Lê Ngã Lễ - Ngàn Thương
LÂM THỊ MỸ DẠ
PHAN HOÀNG
NGUYỄN VĂN DINH
VĂN LỢI
Đông Triều - Nguyễn Đông Nhật - Nhất Lâm - Nguyễn Tấn Tuấn - Triệu Nguyên Phong
LGT: Khác với những cây bút trẻ cùng thời, Hoàng Thúy đi thẳng vào mạch cảm xúc không qua bước khởi động. Thơ như trạng thái tâm hồn dồn nén, đến thời thì xuất hiện. Điều này hiếm thấy ở một tác giả trẻ. Thơ Hoàng Thúy biểu hiện của vẻ đẹp tự nhiên sâu kín, không phải trau chuốt. Trong trường hợp này thơ chính là hiện tượng linh ứng của con người trước thế giới thiên nhiên và xã hội.
Hoàng Vũ Thuật (gt)