Vừa qua, Lê Thừa Tiến là họa sĩ Huế duy nhất được chọn tham gia triển lãm “Mở cửa mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh & Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) tổ chức tại Hà Nội năm 2016.
Họa sĩ Lê Thừa Tiến
Trong những năm đổi mới và hội nhập của mỹ thuật Việt Nam, nhiều họa sĩ Huế với các độ tuổi khác nhau đã góp phần tích cực trong sáng tạo nghệ thuật giai đoạn 1986 – 2016, như họa sĩ Vĩnh Phối, Trương Bé, Bửu Chỉ, Hoàng Đăng Nhuận, Phạm Đại, Dương Đình Sang, Nguyễn Duy Linh, Hồ Sỹ Ngọc, Lê Thừa Tiến, Trần Hữu Nhật, Phan Hải Bằng, Lê Văn Nhường, Võ Xuân Huy, Phạm Trinh, Nguyễn Thị Huệ, Tô Trần Bích Thúy, Nguyễn Tuấn… Nhưng tại triển lãm “Mở cửa mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp Ảnh và Triển lãm tổ chức vừa qua, chỉ có một người Huế duy nhất là Lê Thừa Tiến trong số 49 họa sĩ toàn quốc được chọn tham gia triển lãm “đình đám” này.
Đây là một trong những điều vinh dự lớn cho họa sĩ Lê Thừa Tiến, anh đã mang lại một luồng sinh khí mới cho đời sống mỹ thuật ở Huế và góp phần khẳng định dấu ấn trong sáng tạo nghệ thuật thời kỳ đổi mới với những cái nhìn đã khác xưa, tư duy hình tượng khác lạ những vẫn giữ được năng lực sáng tạo, tố chất mạnh mẽ, khát khao sáng tạo ẩn dấu tiềm tàng bên trong của mình.
“Chắp tay sen”
Việc chỉ có một họa sĩ Huế duy nhất là Lê Thừa Tiến tại triển lãm được xem là sự kiện văn hóa nổi bật ở Việt Nam tháng 12/2016 cho thấy sự lựa chọn khá khắt khe của các giám tuyển (curator).
Lê Thừa Tiến sinh năm 1964, sinh năm 1964 tại Huế, nguyên quán Mỹ Xuyên, Phong Điền, tốt nghiệp cử nhân mỹ thuật tại Đại học Mỹ thuật Huế, rồi làm giảng viên tại Khoa Hội họa của trường. Từ năm 1995 – 1996, anh tu nghiệp trên đại học tại Học Viện Mỹ thuật Hoàng gia (Rijksakademie van Beeldende Kunsten) Amsterdam, Hà Lan. Năm 2008 – 2009, tốt nghiệp thạc sĩ Mỹ thuật, Trường Nghệ thuật và Thiết kế (Arts & Design UNSW), Đại học New South Wales, Sydney, Úc. Sau khi về nước, anh chọn cho mình con đường riêng là nghệ sĩ tự do, từ đó anh sáng tạo và tìm kiếm những cơ hội triển lãm, giao lưu quốc tế và tạo dựng thị trường tranh của mình. Đó là một sự “táo bạo”, một sự “mở” khác mà anh lựa chọn với bao khó khăn phía trước.
“Việt Nam cuộc chiến tranh hóa thạch”
Bóng đổ - tác phẩm sắp đặt
Khi còn là giảng viên của Khoa Hội họa, nhiều sinh viên rất hâm mộ và thích cách dạy đòi hỏi tố chất sáng tạo cao cũng như phải có tư duy mẫn cảm trong nghệ thuật mà anh khởi xướng. Anh dạy sinh viên muốn trở thành họa sĩ thì phải học và nắm thật vững vàng kỹ năng tạo hình hàn lâm, nhưng không vì vậy mà quá cứng nhắc, trói mình vào những bài học kinh điển mà phải có tinh thần sáng tạo. Trong thời gian này, Lê Thừa Tiến bằng nhiệt huyết và đam mê nghệ thuật của mình, đã giới thiệu cho công chúng nghệ thuật về nghệ thuật Sắp đặt, vốn lúc này vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam. Họa sĩ Lê Thừa Tiến tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật tại Huế, trong đó có những tác phẩm sắp đặt đầy ấn tượng được dựng lên trong các kỳ Festival tại Huế. Công chúng vẫn nhắc đến những sáng tác của anh như tác phẩm “Đông về” rất gần với Quốc họa (chất liệu lụa – 50 x 110, sáng tác năm 1989, anh vẽ một đàn kiến di chuyển theo đường sóng và chạy dài ở trục dọc của tranh, những con kiến bé nhỏ, mong manh nhưng đầy sức mạnh ý chí tồn tại trong sa mạc mênh mông của kiếp đời. Tác phẩm thực sự là ẩn dụ về bao gian lao trên cõi trần của những kiếp người và sự tha hóa của tự nhiên. Hay tác phẩm sắp đặt “Ánh trăng” có tiết diện trưng bày 140m2 tại Festival Huế 2002 đầy ấn tượng với màu tím Huế xao động hiện ra qua những hình sắc nổi chan hòa ánh sáng trong trẻo... Festival Huế 2002 còn có tác phẩm “Hoa cỏ” với 7.000 chiếc chong chóng bằng giấy cắm trên bãi cỏ xanh, gợi lên những nỗi niềm và sự nghĩ suy về cuộc sống đầy năng động.
Họa sĩ Lê Thừa Tiến đã có các triển lãm tại Mỹ (1997, 1998, 2007), Úc (2006, 2009), Campuchia (2011), Pháp (1992, 1997, 2012), Hà Lan (1995, 1997, 2004, 2013), Đức (1998), Thái Lan (1998, 2014), Venezuela (2001), Nhật Bản (2013, 2016), Myanmar (2013)… và một số giải thưởng nổi bật: 1997/1998: Freeman Asian Artists Award, VSC, Vermont, Hoa Kỳ; 2011: Heinrich Boell Foundation Grant; 2015 & 1997: Vermont Studio Center Fellowship, cùng nhiều triển lãm ở Việt Nam… |
Lê Thừa Tiến còn được công chúng yêu nghệ thuật biết đến với vai trò là một nhịp nối trong các hoạt động nghệ thuật giữa người họa sĩ với công chúng, với một số tổ chức văn hóa nước ngoài mà anh có cơ hội sáng tạo, triển lãm, giao lưu nghệ thuật. Như “Gạo và Đất” (chất liệu tổng hợp), “Bóng đổ” – 1998 vừa là sắp đặt, vừa là một tác phẩm tương tác sinh động của anh. Nhưng đến “Việt Nam cuộc chiến tranh hóa thạch” được trưng bày ở Mỹ năm 1998 và tại Đức 1999 thì sự ám ảnh chiến tranh, cách nhìn về cuộc chiến, về hậu chiến đã rất mới mẻ. Riêng tác phẩm “Chúng ta từ đâu đến” trưng bày tại Nhật Bản năm 2003 đã gây xúc động mạnh bởi lối trình diễn nghệ thuật đầy mới lạ mà lay động của anh, sự ám thị không gian, thời gian và sức mạnh dân tộc tính trong nghệ thuật. Năm 2009 tại Sydney (Úc), Lê Thừa Tiến trưng bày tại Trung tâm Nghệ thuật Casula Powerhouse 2 tác phẩm “Chắp tay sen” và “Nụ cười của Phật” làm bằng (giấy bồi) và gốm Raku (Nhật Bản). Đó cũng là cách nhìn nhận đầy nội tâm của anh về khát vọng đoàn viên của dân tộc sau những tháng năm chiến tranh bi thương, mất mát và ẩn dấu tinh tế, hướng về bình an, hạnh phúc thấm đượm dấu ấn Phật giáo – mà Huế là một trong nơi thẩm đẫm tinh thần này.
Thay lời kết, xin trích đánh giá của TS Suzanne Lecht, Giám đốc nghệ thuật, Gallery Art Vietnam: “Lê Thừa Tiến là một nghệ sĩ với cuộc đời và tác phẩm thấm đẫm ký ức xuyên suốt những sáng tạo của ông; phong phú về chất liệu lẫn loại hình; từ hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, đến các dự án nghệ thuật cộng đồng; tất cả đều thể hiện một chiều sâu tâm linh; một vẻ đẹp thuần khiết, thánh thiện. Các tác phẩm sơn mài gần đây nhất của ông, mở ra những khoảng không sâu thẳm, trống rỗng và đơn sắc, như đánh thức lại niềm hoài nhớ về những phế tích cổ xưa, tưởng chừng đã mãi mãi bị lãng quên trong dòng chảy của lịch sử và thời gian. …Đó là không khí thiền định khi ta suy tư và cảm nhận về cái uy nghiêm của thời gian trước những gì còn sót lại”.
Nguồn: TS Phan Thanh Bình - TTH
Chiều 18/3, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Hội Mỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế và Nhóm Ký họa đô thị Hà Nội tổ chức buổi lễ phát động chương trình “Hành trình ký hoạ di sản Cố đô Huế 2022”.
Ủy ban Nhân dân tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức “Triển lãm trang phục truyền thống các nước ASEAN”.
Sáng sớm 16/3 (14/02 âm lịch), tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trang trọng tổ chức Lễ tế Xã Tắc. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm theo đúng các nghi lễ truyền thống, tín ngưỡng tâm linh nhằm cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh.
Chiều 15/3, tại số 01 Phan Bội Châu - TP Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Huế vào xuân” chào mừng 69 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953-15/3/2022).
Chiều 15/3, tại di tích Ngọ Môn - Đại Nội Huế, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức đón đoàn gần 600 du khách đến tham quan Di sản trong ngày chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch.
Sáng 15/3, tại ngôi nhà thờ họ Đặng thuộc làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, long trọng tổ chức Lễ Dâng hương tưởng niệm Danh nhân Văn hóa Đặng Huy Trứ - ông tổ của nghề nhiếp ảnh Việt Nam.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 84/KH-UBND tổ chức Ngày hội Cố đô khởi nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 – Techfest Hue.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam” giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Sáng ngày 7/3, Ban quản lý Dự án ODA Ý Đại học Huế và Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế tổ chức lễ khởi công công trình tòa nhà Trung tâm Sản - Nhi kỹ thuật cao của Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược Huế, nguồn vốn ODA của Cộng hòa Ý và vốn đối ứng của phía Việt Nam.
Với mục tiêu bảo tồn di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặt biệt, di sản văn hóa thế giới. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có dự án Chiếu sáng mỹ thuật xung quanh Hoàng thành Huế.
Chiều ngày 04/03, Tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi Bút ký với chủ đề “ Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”.
Nhằm thực hiện Đề án Huế - Kinh đô áo dài và chào mừng 112 năm ngày quốc tế Phụ nữ 8/3, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Công văn số 2040/UBND-VH ngày 3/3/2022 về việc miễn vé tham quan di tích đối với phụ nữ khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam.
Ngày 02/3, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Huế vừa tổ chức Cuộc thi sáng tác Video clip tuyên truyền “Phụ nữ với văn hóa truyền thống Huế” nhân dịp kỷ niệm 112 năm Ngày Quốc tế phụ nữ, 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027, hướng đến kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 27/2, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ ra mắt tiểu đoàn Cảnh sát cơ động dự bị chiến đấu của Công an tỉnh. Đến dự lễ ra mắt có đồng chí Lê Trường Lưu – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó bí thư thường trực tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Ngày 22/02, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế đã ban hành Kế hoạch số về việc tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật về đêm phục vụ du lịch.
Sáng 22/02, tại xã Thuỷ Thanh (TX Hương Thuỷ, TT Huế) đã diễn ra khai mạc “Chợ quê ngày hội” và đua trải trên sông Như Ý. Đến dự có ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Tiếp nối thành công của Hue Jogging lần thứ I, Thành Đoàn Huế cùng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tổ chức sự kiện “Hue Jogging - cùng chạy vì cộng đồng lần thứ II” – năm 2022.