Sáng 16/4, tại công viên Tứ Tượng, TP Huế, Ban Tổ chức Festival Huế 2022 đã tổ chức khai mạc lễ hội Diều Huế 2022 “Những cánh bay Việt Nam”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Thanh Bình tặng hoa cho các đơn vị tại lễ hội Diều Huế 2022.
Theo đó, lễ hội Diều Huế 2022 được tổ chức đến ngày 23/4 với các hoạt động biểu diễn thả diều, trưng bày và trải nghiệm làm diều Huế. Lễ hội còn là cơ hội giao lưu giữa các nghệ nhân làm diều và giới thiệu sản phẩm diều với du khách trong, ngoài nước.
![]() |
Những cánh diều đầy màu sắc rực rỡ |
Hơn 80 con diều với các chủng loại diều truyền thống như rồng, phượng, chim công, bướm, én, quạ, diều hâu, gà trống, cá vàng,... đặc biệt diều rồng dài 50m được trưng bày tại công viên Tứ Tượng, thuận tiện cho du khách và người dân đi dạo đường Lê Lợi, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu thưởng lãm.
Bên cạnh đó còn có hoạt động biểu diễn thả diều sẽ được tổ chức tại khu vực Phu Văn Lâu và quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế vào các buổi chiều với sự tham gia của các CLB diều khắp 3 miền. Trong đó có các CLB diều ở xứ Huế với những cánh diều nghệ thuật đã theo chân các nghệ nhân đi đến nhiều nước trên thế giới và đem về nhiều giải thưởng danh giá cho Huế.
![]() |
Hoạt động trải nghiệm làm diều cho các em thiếu nhi |
Lễ hội Diều Huế 2022 với chủ đề “Những cánh bay Việt Nam” nằm trong khuôn khổ Lễ hội mùa Hạ, Festival Huế 2022, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống làm diều của Huế, đồng thời thu hút du khách, tạo sân chơi và cơ hội thưởng lãm cho những người yêu thích bộ môn “nghệ thuật rối trên không”.
Lễ hội Diều Huế 2022 được tổ chức nhằm quảng bá, bảo tồn nghệ thuật làm diều và thả diều Huế, đồng thời thu hút du khách, tạo sân chơi và cơ hội thưởng lãm cho những ai yêu thích bộ môn nghệ thuật trên không. Đồng thời góp phần làm cho Huế trở nên đẹp hơn, sinh động hơn khi hướng đến Festival Huế 2022 “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
![]() |
Từ thời xa xưa đã có các cuộc thi diều do nhà vua tổ chức, vậy nên các hoa văn và họa tiết trên diều Huế ít nhiều ảnh hưởng tính chất cung đình. Mỗi cánh diều Huế là một tác phẩm nghệ thuật, là sự kết hợp của toán học, vật lý, hội họa, thẩm mỹ, nghệ thuật tạo hình cùng kinh nghiệm lâu đời.
Các loại diều Huế được làm ra đều có ý nghĩa riêng, phục vụ mục đích riêng, người nghệ nhân thổi hồn vào những vật liệu tre nứa, vải giấy, chỉ sợi,... mô phỏng dáng dấp của các loài chim, thú, bướm hoa,... từ đó tạo nên muôn loài diều màu sắc rực rỡ mà kết cấu đơn giản, phục vụ thú chơi thường nhật của đa số người dân. Cao cấp hơn thì có các loại diều linh vật như rồng, công, phượng, kỳ lân,… với cấu trúc, hình khối phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao về tạo hình, óc sáng tạo và kinh nghiệm phong phú, đây là các tác phẩm nghệ thuật giá trị có ý nghĩa và trong biểu diễn và sưu tầm.
Thú chơi diều ở Huế được biết đến như là nét văn hóa truyền thống, những cánh diều nghệ thuật đã theo chân các nghệ nhân đi đến nhiều nước trên thế giới và đem về nhiều giải thưởng danh giá cho Huế.
Phương Anh
Sáng ngày 29/10, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định đã có buổi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 9 tại huyện Nam Đông.
Tối 28/10, tại Nhà hát Sông Hương đã diễn ra một đêm nhạc thiện nguyện đầy ý nghĩa với tên gọi “Thương về miền Trung” do Công ty TNHH Gia Bảo Event-Media tổ chức.
Chiều ngày 26/10/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế tổ chức khai mạc Triển lãm Công nghệ sinh học và Công nghệ cao trong nông nghiệp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham dự triển lãm.
Sáng ngày 26/10, Tạp chí Sông Hương cùng đoàn thiện nguyện đến từ Thành phố Hồ Chí Minh đã đến thăm và tặng quà cho những gia đình công nhân tử nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 (Xã Phong Xuân – Huyện Phong Điền).
Trong đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trước tình hình đó, Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp với nhiều cơ quan, doanh nghiệp, các mạnh thường quân kịp thời hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn và người dân vượt qua khó khăn trong mưa lũ.
Sáng ngày 25/10, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức tiếp nhận và phân bổ các nguồn hàng hóa, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ từ nguồn Trung ương xuất cấp; các nguồn hỗ trợ của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA) cho các đơn vị, địa phương để khắc phục hậu quả do lũ lụt.
Sáng ngày 23/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với nhóm Giữ chút gì rất Huế đã đến hai xã Phú Hồ và Phú Lương, huyện Phú Vang trao hai tấn gạo cho bà con vùng lũ.
Sáng 23/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tiếp tục làm việc, đây là phiên bế mạc của Đại Hội.
Chiều 22/10, đồng chí Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đã đến thăm và tặng quà người dân bị thiệt hại do mưa lũ tại huyện Phong Điền và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 22/10, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Quỹ giáo dục hiếu học Huế tổ chức trao quà hỗ trợ cho người dân vùng lũ tại Làng Nam Thanh, xã Hương Toàn.
Nhằm chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ lụt Thừa Thiên Huế cũng như các cán bộ chiến sĩ làm công tác cứu hộ, cứu nạn tại Rào Trăng 3, nhiều doanh nghiệp đã hỗ trợ giúp nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.
Mưa lớn nhiều ngày qua đã khiến cho nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngập lụt, giao thông bị chia cắt, tình trạng sạt lở đất hết sức phức tạp, cuộc sống của người dân bị đảo lộn và rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Trước tình hình đó, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Huế đã tổ chức quyên góp và trao những nhu yếu phẩm đến người dân vùng lũ nhằm chia sẻ khó khăn với người dân trong thời gian này.
Ngày 20/10, UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND ngày 20/10/2020 về việc khắc phục hậu quả mưa lũ đặc biệt lớn và triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất.
Chiều ngày 19/10, tại Ủy Ban nhân dân tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin báo chí về Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI – Nhiệm kỳ 2020 – 2015.
VĂN
- Giấc mơ lơ lửng - Lê Thị Kim Sơn
- Chiếc cù lao - Nguyễn Đức Sơn
Theo thông tin từ UBND tỉnh, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tiếp cận được hiện trường sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3.
Sáng ngày 18/10, Lễ viếng, truy điệu các cán bộ hy sinh khi làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả lũ lụt tại tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 268 (phường Thuận Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1594/QĐ-TTg cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 13 cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Quốc phòng và tỉnh Thừa Thiên Huế đã hy sinh ngày 13/10 khi đang thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn tại công trình Thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 16/10, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn về việc cho học sinh nghỉ học để phòng tránh bão số 8.
Sáng 16/10, UBND tỉnh đã có cuộc họp với Quân khu 4 và các lực lượng chức năng để đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm công tác tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, cứu nạn và bàn phương án tìm kiếm 16 công nhân đang mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3.