Lễ cầu siêu và tế âm linh cô hồn tại chùa Ba Đồn tưởng niệm 127 năm ngày thất thủ Kinh đô 23/5 Ất Dậu (1885 - 2012)

14:52 11/07/2012

SHO - Sáng ngày 11/7 (nhằm ngày 23/5 Nhâm Thìn), tại chùa Ba Đồn, phường An Tây, thành phố Huế, Công ty Cổ phần đầu tư Văn hóa Du lịch Đất Việt và UBND phường An Tây đã tổ chức Lễ cầu siêu và Lễ tế âm linh cô hồn, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, những bá tánh xả thân vì nước và đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô cách đây 127 năm (23/5 Ất Dậu - 5/7/1885).

    >> Đàn Âm hồn - di sản văn hóa tâm linh đang bị xâm hại

Đến dự Lễ, dâng hương tại Di tích Nghĩa địa và chùa Ba Đồn có đại diện Lãnh đạo tỉnh, các cơ quan ban ngành trong tỉnh, thành phố; các vị chư tôn tăng ni, phật tử và bà con nhân dân thành phố Huế.

Nghĩa địa (cồn mồ) và lịch sử chùa Ba Đồn, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì Nghĩa địa - Cồn mồ Ba Đồn được vua Gia Long (1802-1819) cho giải tỏa 8 ngôi làng ở bờ bắc sông Hương lên nhằm để xây dựng Kinh thành Phú Xuân. Theo lệnh vua, nhà cửa và mồ mả phải dời đi nơi khác, những mồ mả không có người chịu trách nhiệm thì nhà nước cho dời lên tại vùng rừng mà ngày nay gọi là Xóm Hành thôn Tứ Tây thuộc xã Thủy An, thành phố Huế. Cồn mồ 8 làng ra đời từ đó. Cũng trong năm Qúy hợi (1803), vua Gia Long cho dựng bia đá (cao 1,51m, rộng 1,110m) với nội dung "Ân Tứ Hiệp Táng Vô Tự Chi Mộ" (Vua cho hợp táng những người không người thờ tự) tại cồn mồ 8 làng. Dòng lạc khoản bên phải đề :"Vị dĩ bách cận thành trì thiên táng tại thử " (Vì lẽ bức cận thành trì nên dời chôn tại đây). Lạc khoản bên trái ghi: "Tuế thứ Quý hợi niên tam nguyệt sơ thất nhật phụng khắc" (Kính vâng mệnh khắc ngày 7 tháng 3 năm Quý Hợi, tức là ngày 27/4/1803).(1)


Sau đó, khi xây dựng đàn Nam Giao và lăng Gia Long, các mồ vô chủ lại được dời đến tiếp tạo thành hai cồn mồ lớn nữa nằm về phía nam của cồn mồ của 8 làng. Cồn mồ 8 làng (sau thường gọi là Đồn 1) có diện tích 50m x 150 m. Ở mỗi cồn mồ đều có dựng bia và có nội dung từa tựa như bia Cồn mồ 8 làng. Theo L.Sogny riêng bia Cồn mồ thứ hai có lạc khoản bên trái cho biết có 3.700 người (con số hàng chục và hàng đơn vị bị đục bỏ từ năm 1914) an nghỉ ở đây, lạc khoản bên trái bia Cồn mồ thứ ba cho biết có 2250 (con số chỉ đơn vị bị đục bỏ).


Đến năm 1835, vua Minh Mạng cho lập một bàn thờ ở giữa trời (đàn) tại cồn mồ 8 làng đề hằng năm nhà nước tổ chức cúng tế những cô hồn của 8 làng. Về sau cho dựng thêm hai đàn nữa để cúng tế những cô hồn của cồn mồ thứ hai và thứ ba. Dân chúng gọi ba cồn mồ có ba đàn hằng năm tế lễ đó là Cồn mồ Ba Đàn (Ba Đồn).

Thêm nữa, biến cố thất thủ Kinh đô vào đêm ngày 22, rạng sáng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (ngày 4 - 5/7/1885), Tôn Thất Thuyết đã chỉ huy cuộc tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ. Do bị bất ngờ nên quân Pháp hoảng loạn, nháo nhát. Đến sáng chúng bắt đầu mở cuộc phản công, quân ta chiến đấu oanh liệt nhưng do vũ khí lạc hậu, thô sơ nên thất bại. Quân Pháp đánh chiếm Kinh thành Huế, khi xông vào bọn chúng gặp ai giết nấy, đốt phá, cướp giật và hãm hiếp, tiếng khóc vang trời dậy đất; dân chúng và binh lính trong Thành đạp nhau chạy theo vua ra các cửa Nhà Đồ, cửa Hữu làm chết hàng ngàn người. Ngày 23 tháng năm năm Ất Dâu - 1885, Kinh đô Huế  chìm trong máu lửa, đổ nát, tang thương, hằng chục ngàn binh linh, người dân chết và bị thương. Sau đó, người Pháp bắt dân chúng phải cất bốc hết các mồ mả chôn trong và ngoài Kinh thành, những mồ vô chủ lại được đưa lên Ba Đồn "hợp táng" hình thành thêm một số Cồn mồ nữa. Theo L.Sogny (BAVH.1915) số cồn mồ mới đó là: Cồn mồ thứ tư, nơi an nghĩ của quân lính hy sinh trong Kinh thành Huế ngày 23.5 Ất dậu (5/7/1885), số lượng không rõ; Cồn mồ thứ năm, nơi an nghĩ của sĩ quan hy sinh trong Kinh thành Huế ngày 23/5 Ất dậu (5/7/1885), số lượng không rõ; Cồn mồ thứ sáu, nơi an nghĩ của thường dân chết trong Kinh thành Huế ngày 23/5 Ất dậu (5/7/1885), số lượng không rõ...”(2)
 

Chùa Ba Đồn và Nghĩa địa - Cồn mồ


Trước nỗi đau thương, mất mát của bao người con dân Việt yêu nước, Cụ Phan Bội Châu đã viết bài “Văn tế cô hồn ngày 23/5” với những câu như sau:
Lô nhô trẻ dìu già, ông nách cháu, chân còn đi, đầu chốc lìa vai!
Lao nhao con khóc mẹ, vợ kêu chồng, tiếng chưa ngớt, xương đà chất đống!
Oan uổng quá mấy ông trên võng, thình lình sét đánh, sống chẳng trọn đời.
Tội tình thay lũ bé trong nôi, cắc cớ sao sa, chết đà trắng bụng...”



Và trong bài “Vè thất thủ Kinh đô” đã ghi lại biến cố thất thủ Kinh đô năm 1885, với những cảnh tan thương do quân Pháp gây ra:
“Tránh thân cho khỏi súng Tây
Mẹ con chạy vạy trời rày còn khuya
Lao xao như cá trong đìa
Tránh sao cho khỏi súng lia vào mình…”

 

hay
“…Từ ngày Thất thủ Kinh đô
Tây qua giăng dây thép, họa địa đồ nước Nam
Lên dinh tớ ở Tòa Khâm
Chén cơm âm phủ, áo dầm mồ hôi…”


Lễ cầu siêu và Lễ tế âm linh cô hồn năm nay diễn ra tại chùa Ba Đồn  được tổ chức theo nghi thức truyền thống của Phật giáo Việt Nam, gồm các lễ: Lễ Hưng tác Thượng Đại tràng phan; Lễ Bạch Phật khai kinh, thỉnh Tiêu Diện Đại Sĩ, Lễ thỉnh chư âm linh; Lễ tưởng niệm 127 năm ngày Thất thủ Kinh đo 23/5 Ất Dâu (1885 – 2012)); Lễ cung tiến chư anh hùng liệt sĩ, chư anh linh, âm linh đồng bào tử nạn và chư tôn liệt vị cô hồn; Tụng Đàn Kinh Địa Tạng; Lễ Đăng đàn chẩn tế âm linh cô hông và lễ phóng Đang tại các Đồn cô mộ di tích Nghĩa địa và chùa Ba Đồn; Lễ tạ Phật hoàn kinh. Vào lúc 14 giờ ngày mai - 12/7 (26/5 Nhâm Thìn) Lễ tạ và kết thúc chương trình Lễ cầu siêu và lễ tế âm linh cô hồn tại Nghị địa và chùa Ba Đồn.


Ngoài Lễ tế tại chùa Ba Đồn, hằng năm vào ngày Thất thủ Kinh đô 23/5, người dân thành phố Huế và các vùng lân cận tổ chức Lễ tế Âm hồn tại Đàn Âm hồn và cúng cô hồn từ ngày 23/5 đến cuối tháng 5 âm lịch.

 


Lễ tế, cúng cô hồn 23/5 là biểu hiện lòng kính trọng của người dân Huế đối với các chiến sĩ bỏ mình vì Tổ quốc và thể hiện lòng tri ân của người dân Huế đối với đồng bào tử nạn vào năm 1885. Đây là một hoạt động tâm linh đầy tình nghĩa dân tộc và đồng bào, là nét văn hóa độc đáo đầy tính nhân văn của người dân xứ Huế.

 


PV

............................................................
(1&2) Theo Chùa Ba Đồn ở Huế nơi có những Cồn mồ liệt sĩ chống Pháp lớn nhất nước của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng 15/5,  tại Đại học Khoa học Huế, Ban Nhà văn Trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Khoa học Huế tổ chức tọa đàm về chủ đề “Văn học và Lịch sử” để nhìn nhận, đánh giá thành tựu và hạn chế của đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam. 

  • Tháng 5 về luôn khiến chúng ta nhớ đến Người với tấm lòng nhân ái bao dung với người dân Việt Nam và hướng đến những người còn bị áp bức và bị tước nhân quyền trên thế giới. Bài viết “Bao la nhân ái một con người” mở đầu cho Sông Hương số này sẽ làm bật lên Tư tưởng Nhân văn của Bác Hồ - là ánh dương soi sáng suốt cuộc trường chinh kháng chiến đến ngày thắng lợi, cả hôm nay và mai sau; bởi suy cho cùng ở mọi thời đại, chỉ khi tư tưởng nhân văn của những vị lãnh đạo phát sáng chiếu soi lên mọi hành động, vận nước mới thật bình an.

  • Sáng ngày 26/4, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức lễ khánh thành Nhà trưng bày tác phẩm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị.
    Trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng tại số 17 Lê Lợi nằm ngay trung tâm thành phố Huế, bên cầu Tràng tiền và dòng sông Hương thơ mộng.

  • Sáng ngày 21/4, tại Công viên Lý Tự Trọng, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ khai mạc Ngày sách Việt Nam. 

  • Tối ngày 04/4, Đại học Huế phối hợp với Đại sứ quán Áo tổ chức chương trình “Franz Kafka Festival” trình diễn các tác phẩm của Franz Kafka - nhà văn nổi tiếng của Áo đầu thế kỷ XX diễn ra tại trường Đại học Y Dược Huế, 

     

  • “Chiến tranh nói gì? Ngày em vác cả mùa xuân ra trận/ Những đôi chân không ngủ khoác vị mặn thời gian…”. Hồi ức về chặng đời phủ khói súng đạn bom vẫn còn trong vắt nơi trí nhớ của những người từng đi qua vùng hoa dại cháy rực trên dãy Trường Sơn. Những dòng thơ đau đáu. Những trang văn như mạch nguồn được khơi từ miền khô khát, chảy trong nỗi niềm dích dắc của nhân vật và độc giả trong truyện ngắn Góc rừng ấm áp. Câu chuyện thật ấm áp giữa núi rừng, nơi trận địa đang chấp chới giữa sự sống và cái chết. Người vợ lên thăm chồng đã làm khó cánh lính tráng xa nhà, nhớ quê, nhớ nghĩa vợ chồng nơi heo hút. Nhưng rồi tình đồng đội đã được thắp lên làm sáng cả một góc rừng, xua đi bóng tối chiến tranh.

  • Chiều ngày 02/4, tại Viện Pháp tại Huế (1 Lê Hồng Phong) đã diễn ra triển lãm thực tế tăng cường với chủ đề “Hân hoan”.

  • Sông Hương số Đặc biệt đầu năm 2018, với những bài rất đáng quan tâm, vừa như lật tìm những vỉa tầng mới mẻ trong thi phẩm xưa (Địa danh trong thơ chữ Hán Nguyễn Du), vừa là góc suy tư về vấn đề thời sự ẩn kín trong những dòng văn khắc khoải (truyện ngắn Khói).

  • Chiều ngày 26/3, tại phòng triển lãm trường ĐH Nghệ thuật Huế (10 Tô Ngọc Vân) Hội Mỹ thuật phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Chi Hội Mỹ thuật Việt Nam tại TT Huế, trường ĐH Nghệ thuật Huế đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Mỹ thuật Trẻ” lần III năm 2018. 

  • Sáng 17/3, Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải  qua đời tại nhà riêng ở huyện Củ Chi, TP HCM, hưởng thọ 85 tuổi.

  • Sáng ngày 11/3, tại thành phố Huế, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam, Họ Đặng Việt Nam và Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo “Danh nhân Đặng Huy Trứ - Người khai lập ngành nhiếp ảnh Việt Nam. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 65 năm ngày Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2018).

  • Chiều ngày 10/3/2018, tại ngôi nhà thờ họ Đặng thuộc làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, Hội NSNAVN phối hợp cùng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam (Bộ VHTTDL), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội đồng Họ Đặng Việt Nam và Họ Đặng làng Thanh Lương, Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Dâng hương tưởng niệm Danh nhân Văn hóa Đặng Huy Trứ.  

  • Tháng ba hơi xuân còn nồng. Những cánh đồng hoa mênh mang và trên những đồi hoang vẫn rực sắc màu ngỡ như mùa xuân mới chỉ bắt đầu. Ra xuân cũng là lúc trời đất giao hòa thanh khiết, quãng thời gian nảy nở của lộc chồi ý tưởng sáng tạo, cũng là tháng đậm đầy tính nữ. Đó là điều mà bạn đọc sẽ cảm nhận ở Sông Hương số này. 

  • THÁI KIM LAN

    “Tết” đối với tôi hồi trẻ thơ hình như luôn gắn liền với chữ “mới”. “Năm mới”, như bà tôi thường bảo khi tháng chạp đã nghiêng, ánh nắng pha màu trăng lấp ló bên kia sông, kéo lên đỉnh núi Kim Phụng từ đồi Hà Khê. Ấy là lúc nắng “mới” lên, sau mấy tháng mưa dầm lê thê. Một buổi sớm mai còn ngái ngủ trong mùng, nghe bà nói vọng sang bên gian chái phía tây, dặn dò mấy bác sửa soạn lá dong, lá chuối, đong nếp, chuẩn bị mứt món đón Tết, mừng năm mới.

  • Vào lúc 9h00, ngày 8/2, tức 23 tháng Chạp năm Đinh Dậu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức nghi lễ tái hiện lại sự kiện Thướng tiêu (tục gọi, dựng cây nêu) tại Thế Miếu, Đại Nội Huế. 

  • Mới đây, vào ngày 31/1/2018 sau phẫu thuật lần 1, nhà thơ Nguyễn Miên Thảo tiếp tục phải nhập viện lần thứ 2 tại Khoa Xương Khớp - bệnh viện Thống Nhất do nguyên nhân căn bệnh gút đã biến chứng nặng và vết thương trong lần phẫu thuật đầu tiên đã tái phát lại.

  • Bài viết mở đầu cho số báo Tết “Nhớ mùa xuân năm ấy” là góc suy tưởng nhân văn khơi gợi lòng tri ân với những cống hiến của lớp người mở lối cho hòa bình: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân - 1968 đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau niềm tự hào sâu sắc”. Đây cũng là dịp chúng ta ngẫm lại những bài thơ chúc Tết hào sảng của Bác Hồ, vang lên trong thời khắc cần hơn cả một sự hối thúc giành lại mùa xuân cho đất nước.

  • Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968 ở Huế đi vào lịch sử dân tộc như bản anh hùng ca. Cuộc Tổng tiến công mở ra một bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhân kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968, Sông Hương giới thiệu những trang viết ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng, đó vừa là những hồi ức khó quên, vừa góp thêm những tư liệu mới để hiểu sâu hơn về thế trận nhân dân.

  • Mảng sáng tác trong Số đặc biệt 27 kỳ này giới thiệu đến bạn đọc dòng thơ văn nhiều sinh khí, cảm hoài miên man về vùng đất Phú Xuân (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) - xã kinh tế mới của bà con người Huế, gợi lại từng ngăn ô ký ức của những người con cố xứ từng sống, từng qua đây và lần trở lại lưu luyến khôn cùng. 

  • Dòng chảy văn học nghệ thuật trên Sông Hương đang trôi qua một vòng với 12 số báo thường kỳ và 4 số đặc biệt. Một năm với nhiều dấu ấn trong dòng chảy văn hóa Huế có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa - lịch sử của đất nước. Chính vì vậy Ban Biên tập hướng đến thực hiện theo chuyên đề với những bài viết của các nhà nghiên cứu cùng những tư liệu mới đã để lại dấu ấn đậm nét, là nguồn tham khảo cho độc giả về sau. Đó là: Chuyên đề 100 Nam Phong tạp chí, Chuyên đề Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân.