Sáng 16/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến tham dự lễ phát động Ngày Chủ nhật xanh với chủ đề hãy hành động để A Lưới thêm xanh- sạch- sáng cùng bà con thôn A Hươr, xã Nhâm, huyện A Lưới.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng ngươi dân địa phương trồng hoa tại thôn A Hươr
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ biểu dương, khen ngợi huyện miền núi A Lưới đã phát động và thực hiện phong trào Ngày Chủ nhật xanh- Hành động để A Lưới thêm xanh- sạch- sáng với nhiều hoạt động, mô hình mới, sáng tạo, huy động được cả các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia. Những mô hình được huy động từ sức dân như: xây dựng đường hoa, bồn hoa, vườn hoa tại các tuyến đường; chiếu sáng đường quê và công sở về đêm… rcos thể được coi là mô hình điểm đáng để các địa phương khác trong tỉnh học tập, nhân rộng.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu các cấp, các ngành huyện A Lưới đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn hóa, không vứt rác ra đường; Phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản trong việc phát động đến đồng bào các dân tộc việc hạn chế sử dụng túi ni lông sử dụng một lần, làm thay đổi nhận thức của người dân.
Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, với tinh thần quyết liệt, sự tham gia vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể và toàn thể người dân, tin tưởng rằng phong trào Ngày Chủ nhật xanh trên địa bàn huyện A Lưới sẽ tiếp tục được lan tỏa, nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của người dân, từ đó hình thành và xây dựng những mô hình mẫu về thôn, bản xanh – sạch – sáng trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Phong trào Ngày Chủ nhật xanh được đồng bào huyện miền núi A Lưới tích cực tham gia |
Sau khi tham gia lễ phát động Ngày Chủ nhật xanh, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra một số mô hình phát triển sản xuất trên địa bàn huyện A Lưới. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo huyện A Lưới cần chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh chiều sâu, gắn với phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. Gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, không ngừng nâng cao đời sống của dân cư nông thôn.. Phát triển mạnh đàn bò, cải tiến phương thức nuôi theo hướng trang trại tập trung, xây dựng thương hiệu cho đặc sản thịt bò A Lưới. Mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt ao hồ tận dụng mặt nước các hồ thủy điện, thủy lợi để phát triển nuôi thủy sản, nuôi cá lồng, bè. Hình thành các trang trại nuôi thủy sản theo phương thức thâm canh hiệu quả.
![]() |
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ Tham quan mô hình nuôi bò tại xã Hồng Trung, huyện A Lưới
|
Theo thuathienhue.gov.vn
Một dự án nghiên cứu mới vừa công bố cho biết 136/720 di tích văn hóa trên thế giới “có thể sẽ biến mất sau 2.000 năm do mực nước biển dâng”, trong đó có quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận tháng 12-1993.
SHO - Chào mừng 104 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1974 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chiều ngày 7/3, Liên hiệp các Hội VHNT và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” tại số 26 Lê Lợi, Huế.
46 tuổi mới có được triển lãm nghệ thuật đầu tiên nhưng chừng đó thời gian trở về sau cũng đủ dựng nên tượng đài sừng sững Điềm Phùng Thị - tên tuổi tiêu biểu của nền nghệ thuật điêu khắc thế giới thế kỷ XX. Nhưng, trước khi trở thành một nghệ sĩ lớn, nhiều người quên mất bà cũng đã là một bác sĩ tài đức.
Nếu như làng cổ ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mang dáng dấp đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, thì làng cổ Phước Tích (Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) lại còn khá nguyên vẹn những yếu tố gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung.
Nét trầm mặc cổ kính, đêm Hoàng Cung huyền diệu tái hiện lịch sử của chốn lầu son hay những lời ca ngọt ngào trên sông Hương đã tạo nên một Huế mộng mơ hấp dẫn du khách.
Nhà thơ Võ Quê vừa sưu tầm và ấn hành tập 1 Lời ca Huế (NXB Thuận Hóa) với 11 tác phẩm của Á Nam Trần Tuấn Khải, Tản Đà, Bửu Lộc… và các tác giả khuyết danh nhằm giới thiệu một cách đầy đủ phần lời các bài ca Huế vốn tồn tại dưới hình thức truyền khẩu. TT&VH có cuộc trò chuyện với ông về công việc thầm lặng này.
Tuồng Huế, đã có nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nghệ sĩ lừng danh, tất cả đều đặt ra câu hỏi làm thế nào để bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật đã một thời được xem là quốc kịch dưới triều nhà Nguyễn.
(SHO). Bộ VHTTDL vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng về việc tổ chức Lễ công bố quyết định và đón bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh.
(SHO) Bộ VHTTDL vừa có ý kiến thẩm định Báo cáo KTKT phục dựng nhà thờ cụ Tôn Thất Thuyết của Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội Nhà văn TT-Huế hiện có 90 hội viên, trong đó đa số là nhà thơ, là con số đáng tự hào. Mỗi năm, các nhà văn trẻ ở Huế xuất bản hàng chục đầu sách. Có người trong vài năm in ba đầu sách. Anh em cũng được đi dự nhiều trại sáng tác, nhiều chuyến đi thực tế ở nhiều tỉnh, thành phố. Hội cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, giới thiệu tác giả tác phẩm, làm cho không khí sáng tác ngày càng sôi động. Tất cả những hoạt động đó đã giúp anh em có thêm kinh nghiệm, vốn sống để sáng tác nhiều tác phẩm mới.
(SHO) Sáng nay, 19/2/2014, ông Trần Thanh Bình - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, yêu càu cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Tượng đài 11 cô gái Sông Hương.
Di tích Thanh Bình Từ Đường nằm sâu 50m trong kiệt 281, đường Chi Lăng (TP Huế). Sức hấp dẫn của ngôi từ đường được xếp vị trí loại 1 di tích văn hóa cấp quốc gia.
Những cụ bà ở tuổi xưa nay hiếm, tóc bạc trắng, lưng còng, rưng rưng lệ khi được dòng họ vinh danh nàng dâu hiếu thuận.
Hòa trong không khí vui tươi của những ngày đầu xuân mới, hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam với chủ đề Mùa xuân - Tuổi trẻ - Tổ quốc, tối ngày 15/2/2014 ( tức ngày 16 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), tại Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện Quảng Điền, Phòng Văn hóa huyện đã tổ chức chương trình thơ nhạc đầy cảm xúc.
(SHO) - Đêm thơ đã có sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà thơ đến từ Liên hiệp Các Hội VHNT tỉnh, Hội thơ Hương Giang, CLB Hương Thơ Xứ Huế, CLB thơ Hương Xuân, CLB thở Thuận Lộc, CLB thơ Bến Hẹn – Huế, CLB thơ Tam Giang. Tất cả tạo nên một không gian giao lưu, kết nối những tiếng vọng thơ nồng nàn trong đêm xuân rằm tháng Giêng...
Hàng chục năm qua, ngư dân ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) đã gắn bó với nghề “theo đuôi tôm, cá” trên phá Tam Giang. Nhờ cần mẫn mưu sinh và sự dám nghĩ, dám làm mà trong thôn xuất hiện nhiều “triệu phú” với thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng...
Nằm phía Đông Nam Kinh thành Huế, khu phố cổ Gia Hội là nơi tập trung nhiều địa điểm tâm linh độc đáo của Huế. Đến với nơi đây, du khách sẽ tìm lại được sự thanh thản, sự tĩnh lặng cần thiết để quên đi phần nào những xô bồ của cuộc sống hiện đại.
Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ XII, tối ngày 13/02 (14 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), tại Nghinh Lương Đình (Huế) đã diễn ra chương trình Thơ Nguyên Tiêu với chủ đề Mùa xuân - Tuổi trẻ và Tổ quốc.
Ngày 9/2, chúng tôi gồm bốn người, đăng ký xe lên tham quan vườn tại Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã (thị trấn Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế).
Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc (đại diện tại Thừa Thiên – Huế) cho biết, hoàng tử Vĩnh Diêu, vị hoàng tử cuối cùng của triều Nguyễn qua đời tại Houston, bang Texas, Mỹ lúc 12 giờ (giờ Việt Nam) ngày 12-2.