Lạc bước cửa thiền, khám phá một ngôi chùa đặc biệt ở Huế

08:59 26/07/2016

Chùa ở Huế thường không quá rộng về mặt diện tích nhưng bề sâu văn hóa và kiến trúc độc đáo là lại in đậm trong từng nét rất riêng của các công trình nơi đây. Mà nói đến du lịch tâm linh ở đất này thì không thể không đến tổ đình Từ Hiếu đã gắn bao thăng trầm đất cố đô.

Chùa Từ Hiếu

Khi hỏi đường để đến với ngôi chùa này, nhiều người dân cho biết tổ đình Từ Hiếu còn có tên gọi là “chùa Thái giám” hay “chùa Hoạn Quan” bởi lẽ tại đây có một nghĩa trang chôn cất các thái giám của triều Nguyễn xưa có công đóng góp cho đất nước. Điều này càng hối thúc đoàn chúng tôi nhanh chóng khám phá ngôi chùa đặc biệt này.
 
Chùa bao gồm chánh điện thời Phật, sau là Quảng Hiếu Đường, bên trái có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông.
 
Chùa nằm ở tây nam kinh thành Huế, cách Đàn Nam Giao khoảng 2km, trên đường Lê Ngô Cát, trên một khu đồi núi thấp khá bằng phẳng, khuất sau những hàng thông xanh ngút ngàn, tạo nên một phong cảnh trầm mặc, thanh tịnh đậm chất chốn cửa thiền.
 
Từ Huế không có bề dày như chùa Thiên Mụ, Tổ đình Quốc Ân hay Báo Quốc, nhưng lại lặng lẽ đi vào lòng người bởi trường ca hiếu nghĩa và độ sinh. Tên chùa (khi ấy còn là am) được vua Tự Đức ban tặng sau khi được nghe kể về một vị tu hành nơi đây đã không quản ngại chống gậy băng rừng lội suối mua cá về nấu cháo cho mẹ tẩm bổ, mặc bao dị nghị của người đời. Tấm văn bia trong chùa nêu rõ: “Từ là đức lớn của Phật, nếu không Từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại; Hiếu là đầu hạnh của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời”. Bởi lẽ đó, đông đúc các thiện nam, tín nữ lên chùa bái Phật, cầu sức khỏe cho ba mẹ, ông bà.
 
Vào những ngày lễ tết, chùa đón đông đảo du khách thập phương và người dân vào dâng hoa lễ phật.
 
Bước qua cổng tam quan là một hồ bán nguyệt nhuốm màu thăng trầm của một thời đại, cũng là nơi sinh sống của hàng ngàn “cư dân dưới nước” như cá lóc, cá trê, cá trắm, ba ba… Theo lời kể của người dân ở đây, chúng theo dòng nước nhỏ ở khe ngoài tự nhiên vào đây sinh sống, như gợi nhớ đến câu chuyện về người con hiếu thảo - Tổ sư Nhất Định năm ấy.
 
Vào chùa cho cá ăn là sở thích của nhiều người.
 
“Mỗi buổi chiều mình thường có thói quen vào chùa cho cá ăn. Cá ở đây rất thích ăn bánh quy. Mỗi khi cho ăn mình cảm giác rất tự tại, thỏa mái. Cùng với bầu không khí trong lành, mình cảm giác như buông bỏ được mọi gánh nặng lo toan cuộc đời”, Nguyễn Văn Ngân, một người dân, cho biết.
 
 
Nhiều chú cá tự nhiên chọn đây làm chốn gắng bó lâu dài của mình.
 
Hương thiền nhè nhẹ tản mát theo những hàng tre, hàng cây lộc vừng - tới mùa ra hoa lại trải thảm trên những con đường, bao nỗi lo toan phiền muộn cũng dường như bị cuốn đi xa ngút ngàn. Dưới tán mát, lâu lâu lại được điểm xuyến bằng những câu thư pháp ý nghĩa càng giúp tâm người thêm tịnh.
 
Vào mỗi mùa sẽ có mỗi loài hoa đặc trưng tạo nên diện mạo ấn tượng cho du khách khi thăm cảnh chùa.
 
Vào những thời điểm đặc biệt trong năm, khi hoa lộc vừng nở, tổ đình Từ Hiếu như khoác lên mình một sắc màu mới. Những con đường, mặt nước, hàng cây rực lên với sắc đỏ đặc trưng.
 
 
 
 
Hình ảnh hoa lộc vừng trải thảm níu chân biết bao du khách.
 
Huế dịu dàng… Huế trầm tư…Sau khi đã dạo bước tham quan những lăng tẩm, đền đài, dạo chơi trên sông Hương núi Ngự, không ít du khách lại đưa bước vào chùa Từ Hiếu, một cách tự nhiên như vốn dĩ vẫn vậy.
 
 
Trong vẻ trầm mặc, u tịnh của quá khứ đan xen với không gian thanh mát của hồ cá, với tiếng rì rào nhẹ nhàng của hàng tre xanh mướt, ở nơi ấy, ta lắng mình lại… Ở nơi ấy, hồn ta thanh lại…
 
Theo songmoi.vn
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ít người biết tượng “ông già Bến Ngự” Phan Bội Châu bên bờ sông Hương (Huế) lại có liên quan đến nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn.

  • Chiều ngày 19/10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu hai cuốn sách “Em còn gì sau chiến tranh”  và “Biến cố 182010” của nhà văn Hà Khánh Linh.

  • Ngày kinh đô Huế thất thủ (5/7/1885), không những hàng vạn thần dân bị sát hại mà vô số cổ vật triều đình cũng bị cướp đi, kể cả ống đựng tăm xỉa răng.

  • Sau hơn 140 năm tồn tại, nhà Nguyễn đã để lại cả kho tàng cổ vật, làm nên phần hồn của di sản văn hóa Huế ngày nay.

  • Chuyên đề Phê bình Nữ quyền là một cố gắng của Ban biên tập nhằm giới thiệu những nét phác thảo ban đầu: “Người viết nữ, giới tính và trang giấy trắng” (Đoàn Huyến) đề cập Cái bẫy giới tính  - giới tính như một cái bẫy êm ái - đã làm hạn chế sức sáng tạo; vậy phải thoát khỏi cái bẫy đó như thế nào? Và có đủ cam đảm để tự “khánh thành mình” như một trang giấy trắng, mà ở đó cô đơn và tự do là những xung lực lạ kỳ để chủ thể sáng tạo có thể thăng hoa? “Những khúc quành của văn học nữ Việt Nam đương đại” (Đoàn Ánh Dương) dẫn dắt bạn đọc đi theo hành trình văn học nữ Việt Nam từ sau 1975 đến nay; xác định những khúc quành: từ sự quy chiếu của diễn ngôn dân tộc qua diễn ngôn dân sự đến diễn ngôn đặt nền tảng ở nhìn nhận về tính cá thể. 

  • Trong hành trình tìm kiếm và quảng bá những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam, bằng những phương pháp so sánh, đối chiếu và bình chọn của các đơn vị du lịch, cộng đồng Kỷ lục gia Việt Nam, du khách trong cả nước. Vừa qua, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã công bố Top 45 điểm đến hấp dẫn nhất ở Việt Nam, trong đó Thừa Thiên Huế vinh dự có 6/45 điểm đến du lịch hấp dẫn được bình chọn.

  • Huế đã trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Ca Huế không chỉ phản ánh dòng chảy lịch sử, di sản này còn là quá trình tinh chế vốn văn hóa dân gian có nguồn gốc từ cội nguồn dân tộc Việt hỗn dung với văn hóa bản địa tạo nên một âm sắc Huế, rất riêng.

  • Với sự tham gia của ĐẶNG MẬU TỰU * LÊ VĂN LÂN * ĐINH CƯỜNG * PHẠM THỊ ANH NGA * LÊ HUỲNH LÂM * TÔN PHONG * MAI VĂN PHẤN * PHẠM ĐỨC MẠNH * HỒNG VINH * NGUYÊN NGỌC - TÔN NỮ MINH CHÂU * NGUYỄN XUÂN SANG * NGUYỄN ĐỨC TÙNG * ALICIA OSTRIKER * JEAN VALENTINE * TIM SUERMONDT * NHẬT CHIÊU * PHI TÂN * VÕ NGỌC LAN * PHƯƠNG ANH * NGUYỄN DƯ HOÀI MỤC * ĐỖ XUÂN CẨM * QUẾ HƯƠNG * NGUYỄN KHOA QUẢ * HOÀNG DIỆP LẠC * LÊ MINH PHONG * NGÔ ĐÌNH HẢI * NGÔ MINH
    Sông Hương số đặc biệt tháng 9/2105 trân trọng gửi đến quý bạn đọc.

  • Số báo này xuất bản cũng nhằm vào những ngày Liên hiệp Hội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập. Bài “70 năm, một dòng chảy văn học nghệ thuật nối tiếp văn mạch của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa sẽ điểm lại diễn trình 70 năm đáng tự hào của văn nghệ xứ Huế. 

  • Hiếm có làng nào lại quy định rõ ràng về việc dọn thức ăn trong ma chay như làng Mỹ Phú (xã Phong Chương, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế).

  • Ở không ít làng quê xứ Huế ngày nay, lệ làng vẫn tồn tại với nhiều quy định khắt khe, chặt chẽ.

  • Tháng 8 năm này, kỷ niệm 95 năm ngày sinh của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị (18/8/1920). Một bài viết trong số này, đã nhắc lại “cuộc hóa thân của đất đá” trong sự nghiệp lừng lẫy của bà. Các truyện ngắn được chọn đăng, vừa có những thử nghiệm bút pháp mới, vừa sâu thẳm tính nhân văn; và một lần nữa, trách nhiệm cụ thể của nhà văn được khơi mở: Làm sao vừa có những sáng tạo đầy bứt phá về nghệ thuật, vừa có thể gắn chặt với thực tại? Làm sao để những biến ảo kỳ diệu của tâm thức đời sống, của tiềm thức con người, của “cái bóng” đa nhân cách cuộc đời không dễ nắm bắt… có thể đi vào văn học nghệ thuật? Tất cả lại là những vấn đề muôn thuở của văn học

  • Chùa Từ Hiếu hay còn gọi là chùa “Thái giám” nằm trên ngọn núi Dương Xuân thuộc phường Thuỷ Xuân (TP.Huế). Đây là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Huế, nhưng ít người biết được nguồn gốc đầy nước mắt của ngôi cổ tự này. Nơi đây có một nghĩa trang của những con người mang thân phận không phải đàn ông mà cũng chẳng phải đàn bà...

  • Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng Thành – Kinh Thành Huế, cũng được coi là bộ mặt của Hoàng Thành và vương triều phong kiến.

  • Hệ thống thơ văn trên di tích Huế có một phần rất lớn là Ngự chế thi của vua Minh Mạng, trong đó, đặc biệt tại Hiếu Lăng (lăng vua Minh Mạng) là nơi có nhiều thơ của nhà vua được chạm khắc, trang trí để lưu truyền cho hậu thế.

  • Từ ngày 17 đến 23 tháng 7 năm 2015, trại sáng tác văn học Phong Điền năm 2015 đã diễn ra tại vùng Ngũ Điền do Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức.

  • Câu chuyện này lại có liên quan đến một sự kiện diễn ra cách nay đúng một 150 năm, đó là câu chuyện sứ đoàn đầu tiên của nước ta sang Pháp (1863 - 1864)...

  • Trên các đền đài, lăng tẩm, cung điện triều Nguyễn tại cố đô Huế xuất hiện hàng ngàn bài thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán. Hệ thống di sản tư liệu độc đáo này vừa được giải mã để đề nghị UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới.

  • Chỉ cần nhìn làn da bất chấp tuổi tác của những người phụ nữ trong gia đình này, bạn sẽ thấy bí quyết làm đẹp từ hoàng cung mà họ được truyền lại qua mấy đời thực sự diệu kỳ đến thế nào. Đó là bí mật để làm ra những viên phấn nụ, dưới công thức của các ngự y triều Nguyễn, chỉ dành cho những giai nhân ở chốn cấm cung.

  • Nét khác biệt của lăng Hoàng Cô gắn liền với câu chuyện cảm động về cuộc đời tiết hạnh của Công chúa Long Thành - người chị ruột của vua Gia Long.