Minh họa: Ngô Lan Hương
Chúng tôi, bốn đứa còn lại đào cái huyệt như cái hố cá nhân, chôn Lương. Lương là thằng dễ thương nhất, bạn chiến đấu và kể cả bạn ngoài đời, giờ đây nó đã ngủ giấc vô cùng, ngủ như đá nằm trong lòng đất giấc miên viễn. Ai có đào hầm rồi lấp lại mới thấy, dù là chất đất gì đi nữa, số đất đào lên khó lòng nén xuống cho hết. Không để cho địch và người chủ ngôi nhà này khám phá ra nơi mai táng, đất dư mang ra vườn rải đều. Cũng may sau ba ngày đánh nhau ác liệt nơi nào cũng có đổ vỡ, vôi vữa tung tóe khắp nơi. Dù làm cách gì cũng thấy chỗ ấy đất có vẻ mới và khang khác thế nào. Tôi nói ý này, thằng Thịnh bảo mầy tưởng tượng hão, ai biết được. Chúng tôi phải lấy cỏ rác, lá khô, lá vàng và một ít vôi gạch vụn trải một lớp, hi vọng vài ngày sau, nếu có mưa thì khó mà phát hiện nơi ấy có một con người nằm. Mộ không nấm rất dễ thất lạc, nhưng chúng tôi tin chắc một câu chuyện đau thương sâu sắc như thế này làm sao quên được? Chỗ hắn nằm là trung điểm gốc khế và cái giếng, phía sau ngôi nhà hai tầng đoạn giữa con đường Lữ Gia, chạy ven theo phía tây thành phố Nha Trang.
Lệnh trên cho rút là hợp lí. Chúng tôi một đơn vị nhỏ, toàn mấy thằng con trai nhà quê xứ Bắc, không nắm được một tí gì về vùng này, bị cô lập ở giữa một biển người xa lạ, thù địch. Đây chỉ là một trận thử lửa để chứng tỏ cho cả thế giới biết rằng nếu muốn quân ta cũng có thể hạ sơn dạo chơi giữa lòng thành phố của chúng được. Chúng tôi bàn, cả bốn đứa phải nhanh chóng thoát ra một lúc. Trang bị thật gọn nhẹ, bỏ lại mọi thứ không cần thiết, thắt lại quai dép, buộc ba lô, tư thế sẵn sàng kéo nhau tới gần cửa ra vào. Hẹn xuất phát như vận động viện chạy cự li ngắn. Tôi tính, phải nuốt 20 mét đường sinh tử này từ hai đến ba giây, khoảng cách chúng thay băng đạn, không được chậm hơn. Loạt đạn trước sắp dứt, tôi hô: “Chạy!”. Cả bốn lao vào chỗ núp bên kia đường đứng lại thở một hơi rồi mới nghe loạt súng thứ hai. Bọn địch không đủ thời gian lắp băng khác. Chúng tôi quay lại nhìn căn nhà phía bên kia đường, nơi đã che chở cho chúng tôi trong mấy ngày qua, và hiện nay bạn tôi đang còn nằm lại. Sau đó chúng tôi thoát khỏi thành phố nhanh chóng, tìm lại được đơn vị và trở lại căn cứ không mấy khó khăn. Tôi chưa thấy ai ham học như Lương. Ba lô hắn luôn luôn có sách giáo khoa. Hắn nói học ôn thực kĩ để khi hết chiến tranh trở về học lại đại học. Hắn sợ bỏ bài vở lâu quá, sau này lớn tuổi khó học. Thằng này ngây thơ hết chỗ nói. Hắn tưởng lên Trường Sơn vào Nam đánh nhau với bọn Mỹ giống như đi chơi, có được sự yên ổn để ôn bài vở. Cuộc chiến cuốn hút chúng tôi đảo lộn, chà xát như cát bờ biển bị sóng vỗ. Làm gì có giây phút yên ổn để tĩnh tâm học hành, với lại sống nay chết mai, ai tính chuyện lâu dài. Tội nghiệp, phải khó nhọc lắm mới mang và bảo vệ được mấy quyển sách dày và nặng như đá, vượt Trường Sơn nắng lửa mưa dầm vào một tỉnh miền Nam trung phần này. Cái ba lô của hắn nặng gấp hai lần của tôi. Ai có đi đường trường mới biết cái gì hơi nặng một chút cũng muốn vất. Đến nỗi mấy cái hạt nút áo tôi còn muốn cắt bớt đi cho nhẹ, thế mà hắn mang theo cả lô sách vở. Sách nước ngoài in trên thứ giấy đặc biệt, dày, trắng, láng và rất nặng. Quyển sách nho nhỏ không dưới hai cân. Bây giờ thì khỏe rồi, cái ba lô, hành trang đi đánh giặc và đi học không còn hành hạ hắn, đè nặng lên đôi vai khẳng kheo, bộ ngực trắng trẻo lộ xương sống xương sườn của thằng con trai hai mươi mốt tuổi ốm o và yếu đuối như con gái nữa. Lúc chôn hắn chúng tôi đặt mấy quyển sách quanh cu cậu, có thằng khóc còn hài hước: “Sướng nhé, xuống dưới đó tha hồ mà ôn tập!” Có lần tôi vô tình mở một quyển sách ra, thấy bên trong có ép một chiếc lá khô, kiểu học trò ép hoa lá kỉ niệm trong lưu bút ngày xanh. Tôi hỏi đùa: “Kỉ niệm một cuộc tình của mầy phải không? “Hắn lắc đầu nói: “Không phải. đó là thứ lá cây thuộc bài. Học trò nhà quê đứa nào cũng tin ép lá cây này trong vở, học bài rất mau thuộc và lâu quên. Lên Trường Sơn tao thấy loại cây này rất nhiều. Tao hái một mớ hạt hết chiến tranh đem về gieo quanh vườn trường cấp một cho bọn học trò hái ép trong vở...” Lần đầu tiên tôi nghe chuyện này. Tôi cười thầm, cho đó là chuyện vớ vẩn. Phi thức tế, không khoa học, thuộc loại mê tín dị đoan. Hắn một thằng sinh viên học khoa học, luôn luôn đầu lớp, trưởng thành và già dặn như người lớn mà tin cũng lạ thực. Sau này thằng Hiền đi phép về Bắc, hắn với Lương ở cùng một xã, chúng tôi nhờ hắn mang kỉ vật và báo tin Lương hi sinh. Hiền cứ cằn nhằn mãi: “Tại sao không báo tin bằng quân bưu lại bắt tao làm công việc khó khăn này? Cho tao lao vào lửa đạn còn hơn... khó quá, tao sợ lắm...” Sau động viên mãi nó mới chịu, nhưng không vui. Lúc trở lại đơn vị nó kể: - Kì dị ma quái lắm chúng mầy ơi! - Sao? - Bước vô nhà hắn, mới thấy mặt tao thì cả nhà òa khóc! Tao không cần phải báo tin, chỉ tường thuật sự việc... Mẹ nó nói, lúc nào hòa bình đến đón bà vào Nam đem nó trở về Bắc hương khói. Sau hòa bình, ai cũng có công việc quan trọng riêng, phải mấy năm sau chúng tôi mới đến đón mẹ Lương vô Nam. Bây giờ được hiên ngang giữa phố xá đông người, dưới ánh mặt trời, thực đáng kiêu hãnh! Thành phố này đông vui và sầm uất hơn trước nhiều. Thật đúng với lời bài hát “Từ trận đánh hôm nay ta xây lại bằng mười” Nhà cửa phố xá mở mang to đẹp. Tôi hồi tưởng lại tết Mậu Thân năm 68, buổi chiều trước khi xuất kích đánh vào thành phố, tại một vạt rừng thưa, chúng tôi được phổ biến thêm một lần nữa bản đồ Nha Trang. Đây là tấm bản đồ của bọn Mỹ phát cho lính ngụy do ta thu được, thật đúng là loại bản đồ quân sự, nghe nói chúng cập nhật hàng năm. Bản đồ in rất rõ và có nhiều chi tiết, đến nỗi một cái nhà bếp, cái chuồng lợn cũng thấy ghi chú. Con đường mà chúng tôi tiếp cận và băng qua tiến chiếm Nha Trang là một con đường mới mở nằm ở phía tây thành phố, đường tiếp cận với một vùng gọi là Đồng Nai, đồng tiếp giáp với núi thấp, vào sâu là vùng núi Đồng Bò, một căn cứ quan trọng. Lâu nay chúng tôi học trên sa bàn đã nhẵn địa hình địa vật vùng này. Chúng tôi ghi nhớ tên con đường là Lữ Gia. Giải phóng rồi cách mạng làm chủ đất nước, một loạt danh nhân thuộc thế hệ cũ không còn hợp thời nữa bị bỏ đi, thay vào tên mới. Lữ Gia ngày trước đổi thành Lê Hồng Phong. Lạ quá, chúng tôi nghĩ đúng là con đường ấy, thế nhưng giờ đây nó khác xa cái lúc chúng tôi băng qua và băng về trong đêm đầy ánh lửa đạn. Cái nhà ngày trước chúng tôi cố thủ đánh nhau với địch ba ngày đã bị phá. Nơi ấy người ta xây dựng lên ngôi trường cấp một. Chúng tôi vẫn còn hoài nghi, đi vào xem, quả đúng là đây. Cây khế và cái giếng không thể lầm lẫn được. Chỉ có điều mảnh đất chúng tôi chôn Lương giờ đây là một khu vườn hoa. Giờ đó học sinh đã ra về, còn lại một ông lão làm bảo vệ đang ở ngaòi vườn làm cỏ. Ông lão tưởng chúng tôi là khách tham quan, chào hỏi qua loa xong vẫn ngồi xuống nhổ cỏ. Tôi làm quen: “Chiều rồi nghỉ tay uống nước đi chớ bác Hai?” Ông lão vẫn không chịu dừng tay nhổ cỏ, nói như phân bua: “Cây cỏ gì lạ quá... nhổ mãi không hết?...” Tôi hỏi: - Cây cỏ gì? Ông lão nói: - Hoa trồng chăm sóc tưới nước thì không chịu tươi tốt mà cái thứ cây cỏ gì lạ quá, cuốc bao nhiêu, dẫy bao nhiêu cũng cứ mọc. Có khi tức mình tôi nhổ cả gốc rễ lên, ai ngờ mấy ngày sau chúng lại mọc tràn lan, chiếm hết phân tro. Tôi hỏi lại một lần nữa: - Cỏ gì đó bác Hai? - Thứ cây này không có tên, chỉ nghe bọn học trò gọi là “cây thuộc bài”. Đứa nào cũng hái lá ép trong vở, tin nhờ đó học bài mau thuộc. Vùng này xưa không có, sao không biết gần đây nó mọc ghê quá... Tôi giật mình chợt nhớ đến lần mở sách ra thấy ép lá cây học thuộc bài, tôi lẩm bẩm: “À thì ra lá cây thuộc bài”. Ông lão làm vườn: “Ông cũng biết loại lá cây này sao?” Tôi nói: - Học sinh nào cũng biết, cũng tin. Thuở nhỏ tôi cũng làm thế... Tôi chợt nhớ lại ngày trước Lương từng nói đã hái hạt cây loại này tính đêm về quê gieo. Hôm chúng tôi chôn, có thể trong áo quần hắn còn vương vải loại hạt cây này, giờ được dịp phát triển đúng với ý định của hắn lúc còn ở Trường Sơn, chỉ khác ngôi trường này không phải là quê hương thôi. Trong vườn có nhiều luống hoa hồng. Tôi quan sát thấy ngay trên nơi chôn nó có một khóm hồng đỏ thắm, cánh hoa sáng lên gương. Tôi đến bên mân mê cánh hồng, ông lão nói: “Lạ lắm, trước nó là gốc hồng bạch sao bứng lên trồng nơi ấy lại hóa thành hồng đỏ thắm?” Tôi thì tôi hiểu... Chúng tôi bàn bạc với ban giám hiệu. Họ dành cho gia đình mọi sự giúp đỡ. Hôm sau chúng tôi thuê người bốc mộ. Hiệu trưởng cho học sinh nghỉ học, không hiểu sao có mấy đứa bé hay tin tới xem, đuổi mãi không chịu đi. Khi người làm công giơ chiếc cuốc lên tính bổ xuống gốc hồng thì bà mẹ Lương hét lên: - Dừng lại! Để bứng bụi hồng sang trồng nơi khác. Một lúc sau bà lại đổi ý, nói: - Thôi không bốc nữa, để em nó nằm lại trên đất học này cũng được. Khi còn sống nó là thằng rất hiếu học. Buổi trưa học quên cả ăn cơm. Tối lại lên gác chong đèn ngồi học quên cả muỗi đốt... Tôi tính kể lại chuyện Lương đem sách vở lên Trường Sơn ôn bài, sau thấy kỉ niệm đó đau xót quá, không kể. Mẹ Lương tiếp: “Em nó còn rất mê trồng cây. Giờ đây nó được an nghỉ giữa chốn học đường. Ngày ngày được nghe tiếng trẻ con học bài, tiếng chơi đùa của bọn trẻ con. Mỗi sáng được thức dậy trong hương hồng thơm ngát, còn đâu bằng? Đất nước độc lập thống nhất rồi, đâu chẳng là quê hương?” T.T.H (133/03-2000)
|
LÊ THỊ KIM SƠN
Những đầm đìa sương gió đó nào ai biết cho chăng? Mà có biết cũng chả để làm gì, bởi tự ta hiểu, tự dòng sông và chiếc đò này hiểu.
HOÀNG THU PHỐ
TỐNG PHÚ SA
Bây giờ lão nằm đó, thiêm thiếp trên tấm phản bằng bìa của những cây xoan mà lão tự đóng bằng chiếc dao cùn gỉ. Tấm thân gầy trơ xương dán bẹp xuống manh chiếu cói đã rách bươm.
THANH TÙNG
Thân yêu tặng đồng đội nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Sư đoàn
LÊ MINH PHONG
Thêm một lần nữa những người đàn ông đó lại đến nhà. Họ nói với tôi về tình yêu, về lòng trắc ẩn và về những sự vụ nằm ngoài tầm kiểm soát của lý trí.
SƯƠNG NGUYỆT MINH
Ngõ phố nhỏ lòng vòng, chật hẹp. Miên vừa ép xe đạp Thống Nhất vào bên tường nhà ẩm ướt rêu xanh mọc tránh một ông ba Tầu gánh hàng tào phớ thì lại đụng phải chị gánh hàng hoa bán rong.
ĐẶNG THÙY TIÊN
Tôi nhẹ nhàng lách cửa đi vào. Giờ này hẳn Ngài1 đã đi nằm. Tôi phải cố gắng nhất có thể để không làm phiền Ngài trong lúc nghỉ ngơi.
VIỆT HÙNG
Bây giờ thì ở Việt Nam đã có "Đài hóa thân hoàn vũ" (nói đơn giản là lò thiêu những xác chết).
NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
- Thôi, hai bà cháu về đi không mưa ướt hết!
CÁT LÂM
1. “Về thôi mẹ ơi, nơi đây đã chẳng còn gì ngoài đống đổ nát nữa rồi. Về với gió Hồ Tây để nghe lồng lộng trong buổi mùa đông như mẹ kể. Về với đàn sâm cầm nhởn nha mặt nước. Chẳng có gì cho mình cả, chỉ trừ có nỗi dằn vặt mỗi ngày một nhiều hơn. Về thôi mẹ ơi, về với bà ngoại, ông ngoại, để một lần con được biết mình vẫn còn có họ hàng, có quê hương.”
NGUYỄN ANH NHẬT
Trong Thế chiến thứ hai, một đội quân điện thính viên có nhiệm vụ nghe ngóng điện đài của đối phương luân phiên nhau hàng ngày trời.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Những người già bảo chúng tôi ở Ái Tử có nhiều ma, ngày xưa chiến trận diễn ra liên miên, nhiều người bị chết mất thây. Những cuộn cát xoáy do gió cuốn lên mỗi lần mù mịt là ma đi kiếm ăn.
PHƯƠNG HÀ
Thằng Mạnh lẹ làng cắt quả bí đao đang lủng lẳng trên giàn. Nó nheo mắt lại vì nắng, trán lấm tấm mồ hôi.
VIỆT HÙNG
Chàng cho rằng mọi việc cũng chỉ tại những chiếc đồng hồ quay ngược.
VŨ NGỌC GIAO
Năm Luyến lên sáu tuổi cả nhà phát hiện nàng bị bệnh mộng du.
Cứ vào quãng gà gáy canh hai Luyến lại bật dậy vén màn, mở cửa lững thững đi ra vườn.
LÊ VI THỦY
Đêm.
Tiếng nhạc vũ trường khiến gã quay cuồng. Chai Armagnac vơi dần. Những cái ly được nâng lên hạ xuống cùng với tiếng cười rôm rả.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ngay cả ở đất Cố Đô, không mấy ai biết ở chân núi Ngũ Tây có một vườn mai vàng. Chủ vườn mai ấy là hai cha con ông già mù.
VIỆT HÙNG
Khi ấy, là khoảng thời gian mà trong tôi, cảm giác trống rỗng đến ghê sợ đang xâm chiếm. Với tôi lúc đó, chẳng còn gì để đáng coi là đẹp...
NGUYỄN NGỌC LỢI
Đầm sen ấy có từ bao giờ, bà không thể biết. Nhưng bà biết đích xác ngày nó tàn, tận mắt chứng kiến cả một đầm nước loi thoi tàn úa những cọng, những tán lá mốc xỉn màu rỉ sắt đổ gục, mặt nước hồ bàng bạc những cuống lá buồn thảm. Và cái đầm sen ấy đã được kết thúc bằng những chuyến xe nối đuôi nhau ào ào trút đất.
PHẠM GIAI QUỲNH
1.
Đóng nắp hòm thư đã bong phần gỉ sét bên ngoài, cô nhét mấy lá thư vào trong nhà - qua khe cửa. Vì cô đã chốt khóa rồi nên không muốn phải mở cửa ra một lần nữa.