Du khách đến Huế, dường như ai cũng muốn tham quan những cung điện vàng son một thuở bên trong những vòng tường thành rêu phong cổ kính, hay viếng thăm những lăng tẩm uy nghi của các vị vua triều Nguyễn đang giấu mình dưới bóng cổ tùng nơi vùng đồi núi chập chùng ở phía tây Kinh Thành Huế…
Trân Phong thời Nguyễn (1802 - 1945)
Đến với Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm hiện vật quý hiếm, ghi dấu về cuộc sống của Vương triều Nguyễn xưa kia. Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế là bảo tàng được thành lập sớm nhất ở Huế với danh xưng đầu tiên là Musée Khải Định (Bảo tàng Khải Định), tọa lạc tại số 03, đường Lê Trực, Thành phố Huế và đã sáu lần được thay đổi tên:
- Tàng Cổ Viện Huế (từ năm 1947, dưới thời hội đồng chấp chính Trung Kỳ).
Đã có một thời, nhất là trước năm 1945, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là một trong những bảo tàng sáng giá nhất Đông Dương và được nhiều nhà nghiên cứu cũng như nhiều học hội trên thế giới biết đến, nó là một tổ hợp động sản và bất động sản gắn liền với triều đại nhà Nguyễn (1802-1945). Khuôn viên bảo tàng rộng đến gần 6.500 m2, trong đó có tòa nhà chính ở giữa với diện tích mặt bằng 1.185m2 và một số nhà phụ dùng làm kho tàng trữ cổ vật, sân vườn... Tòa nhà chính vốn là ngôi điện Long An nằm trong cung Bảo Định được xây dựng năm 1845 ở bờ Bắc Ngự Hà. Đó là một biệt cung để vua Thiệu Trị (1841-1847) thỉnh thoảng đến tiêu khiển và làm chỗ nghỉ chân hàng năm khi ra cày ruộng Tịch điền ở gần đó. Vào năm 1909, thời vua Duy Tân, triều đình cho dời điện Long An đến vị trí hiện nay để làm thư viện của trường Quốc Tử Giám kề ngay đó. Đến năm 1923, do đề nghị của hội Đô Thành Hiếu Cổ, vua Khải Định cho di chuyển toàn bộ tài liệu sách vở trong thư viện này qua một dãy nhà nằm bên trái Di Luân Đường trong khuôn viên trường Quốc Tử Giám, rồi đặt cho nó cái tên mới là Bảo Đại thư viện, còn tòa điện Long An cũ thì dùng làm Bảo tàng Khải Định. Bảo tàng “có nhiệm vụ sưu tập và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu phản ánh đầy đủ đời sống chính trị, xã hội, nghệ thuật và nghi lễ của nước Đại Nam”.
Người xưa đã rất có lý khi dùng điện Long An làm bảo tàng. Ngôi điện đã tồn tại hơn 1,5 thế kỷ và cũng là một cổ vật tuyệt tác, được đánh giá là cung điện đẹp nhất của Kinh thành Huế xưa. Điện Long An có sự kết hợp hài hòa giữa kết cấu kiến trúc và nghệ thuật trang trí. Tám bộ vì kèo tiền điện chạm lộng đề tài lưỡng long tranh châu và hệ thống con xơn giả thủ được chạm trổ cực kỳ tinh xảo khiến khi nhìn vào người ta cảm nhận đó là các tác phẩm nghệ thuật hơn là những kết cấu chịu lực. Nội thất ngôi điện hội tụ nhiều đồ án trang trí với các kỹ thuật và chất liệu như chạm nổi, khảm trai, khảm xương ngà, xà cừ được bài trí rất tinh tế, hài hòa. Điều này thể hiện trên các ô, hộc theo lối nhất thi nhất họa tại các liên ba, đố bản. Cố họa sĩ Phạm Đăng Trí đã từng nhận xét: “Những lần tôi đến đây thường say sưa ngắm những ô hộc chạm xương hay khảm xà cừ nằm trong liên ba thành vọng đủ cỡ vòng quanh mấy hàng cột trông giống như những nghi môn có lớp cao lớp thấp. Càng ngắm tôi càng nhận thấy phần trang trí trong kiến trúc thời Thiệu Trị là tinh vi hơn cả so với những thời khác tại Huế. Nó vừa lộng lẫy lại vừa thanh nhã và khéo điểm sáng những chỗ chính, tô mờ những chỗ phụ, trang sức trong những đoạn cần thiết mà thôi”. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật đã đồng ý với nhau rằng đây là “tòa nhà nguy nga tráng lệ vào hạng đẹp nhất của các cung điện Việt Nam”.
Kể từ lúc khai sinh, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là sự tiếp nối, kế thừa từ Bảo tàng Khải Định, là nơi trưng bày và tàng trữ hơn 8.000 cổ vật quý giá. Phần lớn những hiện vật này là những tác phẩm nghệ thuật, các đồ dùng cho nhu cầu sinh hoạt, lễ nghi, tín ngưỡng và quốc phòng của vua, hoàng gia và triều đình nhà Nguyễn; các hiện vật Chămpa và những tặng phẩm, thương phẩm từ quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Việt Nam và các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Anh, Thái Lan... bao gồm đồ sứ, đồ đồng, kim loại quý, vải, gỗ, đá, pha lê, ngà, mây tre...
Trải qua sự hủy hoại của thời gian và sự thất thoát do lòng tham của con người, số cổ vật ở đó không còn nguyên vẹn như xưa. Nhưng, ngày nay khi đến đây, du khách vẫn còn chiêm ngưỡng được hàng trăm hiện vật qúy hiếm với đầy đủ chất liệu, chủng loại đã làm nên các bộ sưu tập hiện vật: Sưu tập đồ sứ kiểu thời Nguyễn; Sưu tập đồ sứ Trung Hoa thời Minh - Thanh; Sưu tập đồ sứ Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX; Sưu tập gốm men Việt Nam thế kỷ XIV - thế kỷ XIX; Sưu tập đồ pháp lam Việt Nam thời Nguyễn và pháp lam Trung Hoa; Sưu tập trang phục cung đình thời Nguyễn; Sưu tập hiện vật bằng kim khí thời Nguyễn; Sưu tập ấn triện thời Nguyễn; Sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng và khảm cẩn thời Nguyễn; Sưu tập đồ uống Việt Nam thời Nguyễn và đồ uống của Pháp; Sưu tập nhạc khí dùng trong các cuộc tế lễ; Sưu tập trấn phong thời Nguyễn; Sưu tập tranh gương; Sưu tập chuông, vạc, đỉnh và nồi đồng kích thước lớn; Sưu tập súng thần công; Sưu tập bia và tượng đá thời Lê và thời Nguyễn; Sưu tập hiện vật Champa.
Tất cả sẽ mang đến cho du khách những khám phá mới về lịch sử với một sức hấp dẫn đặc biệt khi đến viếng cố đô. Sau một thời gian đóng cửa để trùng tu (tháng 4/2008), đến đầu năm 2012, Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế đã mở cửa trở lại phục vụ khách du lịch. Nó vẫn là nơi chốn mà mỗi lần đến Huế, du khách nên tự mình tìm đến, bước qua bậc tam quan có cánh cửa gỗ đang rộng mở, để khám phá những gì ẩn giấu bên trong. |
Theo Thu Hà (Cinet) |
Sáng ngày 30/6, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú vang tổ chức chức Lễ công bố Quyết định và đón bằng xếp hạng di tích lịch sử Lưu niệm danh nhân cấp tỉnh Ưng Bình tại Châu Hương Viên (kiệt 355, đường Nguyễn Sinh Cung, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang).
Chiều 30/6, Viện Pháp tại Huế tổ chức lễ khánh thành công trình cải tạo trụ sở mới. Đến dự buổi lễ có Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery và Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.
Chiều ngày 30/6, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 10/06, Hội khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “ Kinh đô Huế thế kỷ XIX”. Tham dự có ông Phan Thiên Định – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
VĂN
- Thời gian không ở phía trước - MẪU ĐƠN
- Màu xanh vĩnh cửu - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
- Ngàn năm mây trắng - NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
Sáng ngày 5/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi gặp mặt các nhà văn hóa, nghiên cứu và đội ngũ văn nghệ sĩ Huế để lắng nghe những ý kiến đóng góp trong việc phát triển văn hóa nghệ thuật của tỉnh và bảo tồn, phát triển di sản văn hóa Huế trên tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Sáng ngày 05 tháng 06 năm 2020, hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới (5/6) với chủ đề cho năm 2020 là “Hành động vì thiên nhiên”, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế tại xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền.
Chiều ngày 31/05, tại Hội trường Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội nghệ sĩ múa đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đại hội nhằm đánh giá việc hoạt động của Hội giai đoạn 2015-2020; Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ của Hội nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Bầu ra Ban chấp hành mới.
Sáng ngày 31/5, tại thành phố Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Diễn đàn Du lịch Huế năm 2020 với chủ đề “Kết nối lữ hành: Huế - Điểm đến an toàn và thân thiện”.
Chiều ngày 30/5, tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ba tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam vừa tổ chức Lễ ký kết và công bố chương trình liên kết hành động phục hồi và phát triển du lịch trong bối cảnh mới, đồng thời phát động chương trình kích cầu du lịch ba địa phương với thông điệp chung “Điểm đến Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam an toàn và mến khách”.
Sáng ngày 30/5, trường Đại học Khoa học Huế tổ chức Lễ ký hết hợp tác đào tạo và việc làm giữa trường Đại học Khoa học Huế và và 14 đơn vị tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT trong nước và quốc tế.
Ngày 29/5/2020, tại thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, chủ đầu tư của Lapochine Beach Resort đã thực hiện một “cú hích” mới: Đổi tên Ana Mandara Huế thành Lapochine Beach Resort.
Sáng 28/5, Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị phát động “Hội thi thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2020”. Tham dự có ông Phan Thiên Định – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Đại học Huế, Liên đoàn Lao động, Sở Khoa học và Công nghệ, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị triển khai Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X, năm 2020.
Triển lãm “Tingting Art Fair” lần 2 vừa được khai mạc tại Secret Studio (1/7 Nguyễn Công Trứ, TP. Huế) giới thiệu đến công chúng một không gian nghệ thuật sống động mang những câu chuyện độc đáo, thú vị trong những tác phẩm nghệ thuật.
Sáng 24/5, tại hội trường Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội khóa XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Sáng ngày 19/05, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Giải Báo chí Hải Triều lần thứ I năm 2020 sẽ được tổ chức và tổng kết trao giải vào dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/2020).
Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), Sông Hương giới thiệu bài viết “Tháng Năm, bâng khuâng nhớ về Người”. Bác Hồ đã ở lại giữa lòng dân tộc bằng tình nhân văn, sự khiêm tốn và tấm lòng vì lợi ích chung. Một đức tính đã được hình thành từ nhỏ.
Ngày 10/5, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam (NSVN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ lần thứ V và Đại hội cơ sở lần thứ X.