Sáng ngày 18/08, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2022 với chủ đề “Chuyển đổi số tạo đà đẩy nhanh phát triển Kinh tế - Xã hội”.
Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu khai mạc tuần lễ chuyển đổi số
Tham dự có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam – VINASA. Đồng chí Lê Trường Lưu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh. Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương và các tập đoàn, doanh nghiệp CNTT.
Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2022 được diễn ra trong 03 ngày từ ngày 17/8 – 19/8/2022 với đa dạng các hoạt động: Hội nghị, Triển lãm các nền tảng giải pháp số, Tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ký kết hợp tác chuyển đổi số. Tuần lễ thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều chuyên gia, diễn giả, đại biểu đến từ các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo của các tỉnh, thành phố đang quan tâm đến quá trình chuyển đổi số cũng như các doanh nghiệp, các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Việt Nam.
![]() |
Ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông phát biểu chào mừng |
Phiên toàn thể diễn ra sáng 18/08 với chủ đề Chuyển đổi số tạo đà đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội. Các diễn giả - là lãnh đạo cơ quan quản lý, các chuyên gia chuyển đổi số, và lãnh đạo tập đoàn công nghệ số hàng đầu Việt Nam: Mobifone, VNPT, Viettel, FPT, FSI… đã tập trung bàn thảo, chia sẻ, và tham vấn về 03 vấn đề: kế hoạch chuyển đổi số Huế giai đoạn 2022 – 2025, phát triển các hạ tầng chuyển đổi số Huế đặc biệt là hạ tầng dữ liệu, và các mô hình hợp tác hiệu quả giữa Chính quyền và Doanh nghiệp. Chuyên đề đã giúp cho các cấp, các ngành, không chỉ của Thừa Thiên Huế mà các địa phương tiếp cận được định hướng, chiến lược chuyển đổi số quốc gia, phương pháp chuyển đổi số địa phương phù hợp thực tiễn và theo tình hình mới, làm cơ sở hoạch định chính sách và kế hoạch chuyển đổi số các cấp, các ngành, các địa phương trong thời gian tới.
Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác chuyển đổi số. Cụ thể, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI xếp vị trí số 1 toàn quốc; Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin ICT xếp thứ 2 toàn quốc; Chỉ số chuyển đổi số DTI xếp thứ 2 toàn quốc; Chỉ số cải cách hành chính PAR Index xếp thứ 4 toàn quốc năm 2021. Đặc biệt, liên tục trong 2 năm 2020, 2021 chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh của Thừa Thiên Huế đều giữ vững ở vị trí thứ 2 toàn quốc. Đạt được những kết quả tích cực đó chính là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của người dân trong công tác triển khai xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự chương trình |
Hiện nay, Huế và các địa phương đều thiếu nền tảng dữ liệu tập trung; năng lực khai thác dữ liệu rất thấp, ở Huế chỉ được 5%, thiếu chuyên gia phân tích, khai phá dữ liệu; hoàn toàn chưa có chiến lược dữ liệu.
Các diễn giả đều thống nhất, để tạo đột phá, Thừa Thiên Huế cần đi đầu trong phát triển hạ tầng dữ liệu. Việc phát triển bao gồm: Nền tảng thu thập, kết nối liên thông, chia sẻ, phân tích dữ liệu; Hoàn thiện hệ thống chính sách trong việc hoạch định, chia sẻ dữ liệu – phá vỡ tình trạng cát cứ dữ liệu; phát triển con người – chuyên gia khai phá dữ liệu. Những đột phá, đi đầu về tư duy, hoạch định, quản lý, và chia sẻ dữ liệu sẽ tạo ra sự đột phá chuyển đổi số, đột phá về phát triển kinh tế số, xã hội số cho Thừa Thiên Huế.
Phát biểu khai mạc Tuần lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh: Là địa phương mang trong mình nhiều giá trị Văn hóa - Di sản, Thừa Thiên Huế lần đầu tiên đưa vấn đề Văn hóa – Di sản vào chuyển đổi số để nâng tầm các giá trị Văn hóa – Di sản, tạo ra những dịch vụ mới, các mô hình kinh tế mới cho Thừa Thiên Huế. Tuần lễ cũng hướng đến công tác chuyển đổi số cho các cơ quan, doanh nghiệp một cách thực chất, hiệu quả với các chương trình tư vấn chuyển đổi số, chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm các giải pháp số.
Thông qua Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2022, Thừa Thiên Huế kỳ vọng sẽ có được những tham vấn nhằm xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong giai đoạn mới cho Thừa Thiên Huế nói riêng và các địa phương nói chung đồng thời mong muốn giới thiệu hình ảnh một điểm đến lý tưởng cho các tập đoàn, doanh nghiệp, nhà đầu tư về công nghệ thông tin triển khai các họat động đầu tư trên địa bàn.
![]() |
Ra mắt mạng 5G |
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng TT&TT Nguyễn Huy Dũng ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu về chuyển đổi số của tỉnh TT-Huế đã đạt được. Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh “ Những thành tựu của Huế trong Chuyển đổi số nhờ 05 điểm. Đó là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ lãnh đạo cao cấp nhất; Triển khai đồng bộ và xuyên suốt 03 cấp Tỉnh – Huyện – Xã; Thực hiện nguyên tắc: Bắt buộc trước, tự nguyện sau; Triển khai một nền tảng, nhiều ứng dụng, nhiều đối tác; Xây dựng được một Sở Thông tin và Truyền thông mạnh quản lý các nền tảng, các đối tác hiệu quả”.
Thứ trưởng kỳ vọng, Thừa Thiên Huế sẽ từng bước kiến tạo một mô hình chuyển đổi số cấp tỉnh điển hình lấy người dân làm trung tâm phát triển kinh tế xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
![]() |
Cắt băng khai mạc Triển lãm giới thiệu các nền tảng, giải pháp số |
Tại tuần lễ chuyển đổi số, 10 biên bản ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp và các Sở, Ngành của Thừa Thiên Huế bao gồm: Du lịch, Nông nghiệp, Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Du lịch, Thông tin và truyền thông, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, các nền tảng số quan trọng cũng được ra mắt bao gồm: Nền tảng 5G -Mobifone, Nền tảng Huế-S thế hệ mới. Đây đều được coi là một công cụ quan trọng để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực, từ sản xuất, giáo dục, y tế, nông nghiệp, tài chính ngân hàng, năng lượng đến thương mại dịch vụ.
![]() |
Bên cạnh các phiên hội nghị chuyên đề, Tuần lễ Chuyển đổi số - HUế 2022 còn tổ chức Triển lãm giới thiệu các nền tảng, giải pháp số với 25 gian hàng; và chuyên đề Giao lưu sinh viên với chủ đề: Chuyển đổi số với tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ mời các chuyên gia chia sẻ với hàng trăm sinh viên tại Huế đặc biệt là sinh viên CNTT – nhằm truyền cảm hứng cho lực lượng nhân lực số tương lai cho Huế.
Phương Anh
Ngày 8-1, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức buổi tọa đàm kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, nguyên Bí thư Ðảng đoàn, Tổng Thư ký Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Ủy viên Ban Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, nhà trí thức yêu nước, người cộng sản kiên trung, người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.
Ngựa là con vật được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến tranh thời cổ. Hình ảnh ngựa gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nhiều dân tộc, gắn liền với các võ tướng trên nhiều trận chiến.
Mỗi lần đi ngang cầu Ca Cút đều có cái cảm giác “trời đất bao la, chìm đắm trong ta” cho dù buổi sáng, buổi chiều hay có khi về đêm. Cuối năm, khi ngọn giáo đông bắc còn căm căm, cảm giác đó chừng se sắt hơn...
Món xôi ống tưởng chừng như đơn giản này lại chứa đựng trong nó tất cả tinh hoa miền núi.
Được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1991, nhưng suốt nhiều năm qua, di tích Tuy Lý Vương nằm ở phường Đúc, TP Huế, bị nhiều hộ dân xâm hại một cách nghiêm trọng. Mặc dù các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vào cuộc, tuy nhiên, do cách xử lý “nửa vời”, thiếu cương quyết nên đến nay, khu di tích này vẫn ở trong tình trạng “kêu cứu” từng ngày...
Ngược lên thượng nguồn sông Hương vào một ngày đầu năm 2014, chúng tôi đến thăm cụ ông Nguyễn Lô (82 tuổi), ở thôn Kim Ngọc, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế, trong một căn chòi tạm bên cạnh lăng chúa Nguyễn Phúc Thái (Vị chúa thứ 5 của triều Nguyễn). Gần 40 năm qua, ông lão đã một thân một mình chống lại những kẻ đào trộm mộ để bảo vệ lăng chúa Nguyễn được vẹn toàn; đồng thời cũng khai hoang đất đồi phát triển kinh tế gia đình…
Kế Môn (Điền Môn, Phong Điền, TT- Huế) là quê hương của hàng ngàn người giàu có trên cả nước và thế giới. Bởi là quê quán của nhiều người giàu nên Kế Môn sở hữu lắm chuyện đặc biệt.
Năm 2010, tôi được về dự đêm thơ Quê Mẹ của nhà thơ Tố Hữu tổ chức tại TP Huế - quê mẹ của ông và có dịp được về thăm quê ông, một làng nhỏ bên dòng sông Bồ trong xanh. Thật thú vị vì đây cũng chính là quê hương của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Chính ủy Quân giải phóng miền Nam.
Những ngôi nhà vườn, nhà rường cổ ở Huế không chỉ có giá trị về mặt di sản kiến trúc mà còn thể hiện một cách sống động và chân thực nhất về đời sống của người Huế xưa. Nhưng vì nhiều lý do: tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, người dân thiếu tiền trong việc trùng tu bảo tồn …mà giờ đây, những ngôi nhà cổ nguyên bản đặc trưng xứ Huế đang mai một dần.
Ðồng chí Nguyễn Chí Thanh sinh ngày 1-1-1914, tên thật là Nguyễn Vịnh, là một nhà lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Quân đội kiệt xuất; nhà chính trị, quân sự mưu lược, tài trí, dũng cảm, kiên quyết; một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế. Ðồng chí đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng, của dân tộc.
Từ một địa phương không có bệnh viện tuyến tỉnh, mọi hoạt động trong lĩnh vực y tế chuyên sâu chủ yếu dựa vào Bệnh viện Trung ương Huế là chính nên thường xuyên gây ra vấn đề quá tải. Để khắc phục tình trạng trên, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung nhiều nguồn lực để xây mới 03 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Đến nay, sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, các bệnh viện này đã làm rất tốt công tác khám chữa bệnh, thu hút ngày càng nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị.
Múa bao giờ cũng gắn kết với âm nhạc (nhạc đàn và nhạc hát), vì thế, người ta thường gọi tên là “Múa hát cung đình”. Múa hát cung đình của vua chúa Việt Nam không giống như hình thức vũ hội phương Tây. Nó chủ yếu phục vụ cho vua chúa, lễ lạc trong triều đình, mang hình thức lễ nghi phong kiến vương triều.
Hội đồng chung khảo Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ V đã lựa chọn được 40 tác phẩm, công trình (trong tổng số 45 tác phẩm, công trình do Hội đồng sơ khảo giới thiệu vào xét vòng chung khảo) đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh trao giải thưởng A, B, C.
Bác sĩ Trương Thìn sinh năm 1940 tại Thừa Thiên Huế . Từ năm 1961 ông là sinh viên Trường đại học Y khoa Sài Gòn .Ông học giỏi, nhiệt tình tham gia phong trào học sinh, sinh viên yêu nước, là trưởng đoàn văn nghệ sinh viên học sinh Sài Gòn trong phong trào đấu tranh “Hát cho dân tôi nghe” những năm trước giải phóng.
Với người Tà Ôi ở miền rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), từ xa xưa, những chuỗi mã não là biểu tượng của quyền lực, sự giàu có, sang trọng và có địa vị trong cộng đồng.
Chứa đựng trong mình cả một giai đoạn lịch sử thông qua các di tích, nét trầm mặc cổ kính, điệu hát cung đình Huế âm trầm cùng với sông Hương, núi Ngự… Huế vẫn sừng sững nghiêng mình tồn tại với thời gian qua sự thăng trầm của lịch sử, với thời gian và sự chống trọ trong chiến tranh.
Thời thượng, đâu cũng piano, ghi ta thì có một người vẫn ngày đêm lưu giữ và phục chế hàng ngàn cây đàn cổ quý báu của tổ tiên để lại.
Khi chọn Huế làm đất đóng đô, các vua chúa nhà Nguyễn đã quên mất một yếu tố quan trọng và cơ bản của phong thủy.
Tác phẩm “văn sử bất phân” Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 - 18 (Nguyễn Nghị dịch, NXB Trẻ tái bản lần thứ nhất, quý 3/2013) của Li Tana, đã được trao giải Sách hay 2013..
Ngày 1-1-2014, chúng ta kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Bí thư T.Ư Cục miền Nam kiêm Chính ủy Quân giải phóng miền Nam - Người con ưu tú của đất nước và quê hương Thừa Thiên - Huế, nhà lãnh đạo kiệt xuất, kiên trung, mẫu mực của Ðảng; vị tướng đức tài trọn vẹn, trí dũng song toàn của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.