Khai mạc trại sáng tác VHNT " Công an Thừa Thiên Huế - vì bình yên cuộc sống"

21:35 31/05/2019

Chiều 31/5, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT khai mạc trại sáng tác VHNT với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2019).

Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà phát biểu tại lễ khai mạc trại sáng tác

Tham dự lễ khai mạc có ông  Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thái Sơn, Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu khai mạc trại


Đây là lần đầu tiên, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT tổ chức trại sáng tác về lực lượng Công an Tỉnh. Diễn ra từ 31/5 đến 19/8,  21 văn nghệ sĩ thuộc các hội chuyên ngành: mỹ thuật, âm nhạc, nhà văn, nhiếp ảnh, sân khấu sẽ thâm nhập thực tế ở các đơn vị, địa bàn, gặp gỡ những cá nhân, tập thể điển hình để tìm hiểu đời sống, công tác, chiến công của cán bộ, chiến sĩ công an tong công tác bảo vệ an ninh chính trị, đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an toàn xã hội, giữ bình yên cuộc sống…

 

Lãnh đạo Công an tỉnh tặng hoa cho các văn nghệ sĩ


Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương chia sẻ: Ở Thừa Thiên Huế, các tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Quang Hà, Tô Nhuận Vỹ, Hà Khánh Linh, truyện ngắn của các tác giả khác, các ký họa, ảnh nghệ thuật, ca khúc của các nghệ sĩ ở huế đã ít nhiều thể hiện một cách sinh động, gần gũi và chân thực vẻ đẹp của người chiến sĩ Công an. Trong tác phẩm văn học nghệ thuật,hình ảnh các chiến sĩ Công an hiên lên sẽ bớt khô khan, không đơn giản như những khuôn mẫu mà sẽ tái hiện một cách sinh động hơn, gần gũi hơn. Vẻ đẹp nguời chiễn sĩ Công an trong những tác phẩm hy vọng sẽ tiếp cận với vẻ đẹp hình tượng nghệ thuật mang tính khái quát, tính biểu tượng cao. Những xung đột giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống của chungsta hôm nay chính là những vấn đề nóng bỏng của văn học, là mảnh đất mãu mỡ để cho ra đời những tác phẩm văn học tầm cỡ”.

 


Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà nhấn mạnh: “Mảng đề tài về lực lượng công an phong phú nhưng khó tiếp cận. Tuy nhiên, không vì thế mà ngăn được sức sáng tạo của văn nghệ sĩ để tạo nên những tác phẩm phản ánh chân thực người chiến sĩ công an. Những tác phẩm này không chỉ để tuyên truyền nêu gương, góp phần vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng lực luowgj công an trong sạch vững mạnh mà còn mang tính cảnh tỉnh, răn đe đối với các loại tội phạm, giáo dục lớp trẻ mà còn hướng đến những lý tưởng tốt đẹp, tránh xa các tệ nạm xã hội. Hy vọng, các văn nghệ sĩ sẽ cho ra đời những tác phẩm hay, có giá trị, xứng tầm với lịch sử truyền thống cống hiến, hy sinh của lực lượng công an nhân dân nói chung và tỉnh nhà nói riêng trong 74 năm qua”.
 

Phương Anh

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trải qua hàng trăm năm với bao biến thiên lịch sử, đến nay, cố đô Huế vẫn còn lưu giữ được những vết tích của một đấu trường độc nhất vô nhị trên thế giới - đấu trường Hổ quyền, đây không chỉ là nơi từng diễn ra những trận quyết chiến đẫm máu giữa hai loài voi - hổ, mà còn là cuộc thị uy quyền lực tuyệt đối của triều đại nhà Nguyễn. 

  • Chiến tranh đã đi qua, nhưng hậu quả của nó vẫn nặng nề tại nhiều vùng đất A Lưới (Thừa Thiên Huế). Vẫn còn đó những làng "da cam"-nơi những đứa trẻ sinh sau chiến tranh đang trực tiếp gánh chịu ảnh hưởng của chất độc da cam; nhiều đứa trẻ sinh ra rồi mất đi hoặc chấp nhận sống dị dạng giữa cuộc đời đầy nghiệt ngã. 

  • Từ ngày 27 đến 29-11, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức diễn tập chỉ huy, tham mưu một bên hai cấp với sự tham gia của Ban CHQS 9 huyện, thị, thành và huy động các đơn vị chủ lực của LLVT tỉnh tiến hành thực binh đánh địch đổ bộ đường không. Dự chỉ đạo diễn tập có Thiếu tướng Nguyễn Chí Hướng, Phó tư lệnh Quân khu 4, ông Lê Trường Lưu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh…

  • Công trình đường tránh lũ dài 1,5km nối 2 thôn Tân Tô và Hòa Phong, thuộc xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế, có tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ đồng. Thế nhưng do thi công kiểu “rùa bò”, đã khiến hàng trăm hộ dân sinh sống trên địa bàn rơi vào cảnh “khóc dở, mếu dở”... 

  • Hiện tại nhiều hộ dân ở vùng ven đầm phá ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh TT Huế vẫn luôn sống trong tình trạng thiếu nước và mỏi mòn chờ nước sạch để sinh hoạt. 

  • Vừa qua, đoàn Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam do bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam làm Trưởng đoàn đã về thăm và làm việc tại huyện A Lưới. 

  • Bạn bè, học trò hay gọi Trần Nguyễn Khánh Phong (37 tuổi, nguyên giáo viên Trường THPT A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế) là “thầy Phong gàn”. Suốt 12 năm dạy học, anh dùng phần lớn thời gian, tiền bạc để sưu tập vật dụng, tư liệu của đồng bào Tà Ôi.

  • Không cầu kỳ, phức tạp nhưng gio ra a xiu, món ăn truyền thống của đồng bào C'Tu cư trú trên vùng cao Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) làm khách miền xuôi khó quên chỉ sau một lần thưởng thức.

  • Vị Hoàng đế đa tài và cũng rất đa tình Lê Thánh Tông có rất nhiều giai thoại được truyền tụng trong dân gian, trong số đó có cả những chuyện thú vị giữa vua và các giai nhân, nữ sắc. Không rõ có bao nhiêu điều trong đó là sự thật, bao nhiêu điều là do thêu dệt mà nên... 

  • Nằm bên bờ Sông Hương, một ngôi trường cổ kính, không gian rộng rãi và thoáng mát, kiến trúc đẹp, có truyền thống vẻ vang nhất nước ta. Từ ngày thành lập đến nay, Quốc học Huế luôn là điểm hội tụ, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước…

  • Nhắc đến Huế, người ta thường nhớ đến tầm vóc di sản thế giới với kinh thành cổ xưa, là tà áo dài thướt tha của nữ sinh qua cầu Tràng Tiền một thuở... và cả bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (được Hàn Mặc Tử sáng tác vào năm 1938). Bài thơ trong tập “Thơ điên” này khiến đất vua xưa như lung linh hơn và trở thành kiệt tác của thi ca nước nhà. 75 năm sau ngày bài thơ ra đời, chúng tôi đã tìm về Vĩ Dạ. 

  • Dao Ánh khi 16 tuổi, đang là nữ sinh cấp 3 trường Đồng Khánh (Huế) đã là nàng thơ của Trịnh Công Sơn. Mối tình kéo dài từ năm 1964 đến 1967, chất chứa biết bao hoài niệm. Chúng tôi xin giới thiệu một bức thư tình tuyệt hay của Trịnh gửi Dao Ánh...

  • Từ ngày 22 đến 30.11.2013, tại Trung tâm văn hóa Phương Nam-Làng nghề Huế diễn ra triển lãm "Sự âm ỉ" của nghệ sĩ Chu Chung Teng (Đài Loan) và "Sản phẩm Việt Nam" của nghệ sĩ Astrid Schulz (Đức) do N.S.A.F (New Space Art Foundation) tổ chức. 

  • Mùa mưa về cũng là mùa của những con sùng tre hóa kiếp thành bướm. Tôi lại nhớ đến món ơm pờ rèng của người Pa Cô, ở vùng cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế). Món ăn đã khiến tôi rùng mình khi thấy nhưng ngây ngất khi ăn.

  • Ở đầu làng Thanh Phước của xã Hương Phong, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế có một tảng đá rất kỳ lạ, lạ đến nỗi hàng năm, nhiều nhà nghiên cứu tìm về lý giải vì sao có tảng đá được người dân tôn thờ, dựng miếu hương khói, may áo cho đá mặc.

  • Chiều 22/11, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã khánh thành dự án bảo tồn, phục hồi di tích Đông Khuyết đài, Hoàng thành Huế. 

  • Tà lục tà lạo, có nghĩa là lộn xộn hay thập cẩm - một món ăn truyền thống đặc trưng của đồng bào Tà Ôi, sống ở huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên-Huế).

  • RockStorm 2013 sẽ bắt đầu với liveshow vào ngày thứ bảy, 30.11.2013 tại SVĐ Cảng, TP. Hải Phòng. Ngay sau Hải Phòng, RockStorm sẽ thực hiện các liveshow vào các thứ bảy của các tuần kế tiếp lần lượt tại Huế (7.12), Đà Nẵng (14.12), Biên Hòa (21.12), TP.HCM (28.12), Cần Thơ (4.1.2014) vào kết thúc tại Hà Nội (11.1.2014).

  • Tại Bảo tàng Văn hóa Huế, Triển lãm tranh giáo viên trưng bày 82 tác phẩm của 75 giáo viên đang dạy Mỹ thuật tại các trường học trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã được khai mạc.

  • Chưa từng học công nghệ thông tin thế nhưng thầy Phan Hữu Tùng ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại 'mày mò' làm ra phần mềm tặng cho hàng nghìn đồng nghiệp ở khắp mọi miền.