Kết quả Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ IV (2003-2008)

09:59 30/12/2009
Sau 2 ngày làm việc (26-27/12) tại Văn phòng Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ IV (2003-2008) đã thống nhất giới thiệu 37/54 tác phẩm, công trình (thuộc các lĩnh vực: nhiếp ảnh, mỹ thuật, kiến trúc, sân khấu, múa, âm nhạc, văn nghệ dân gian và văn học) để bỏ phiếu kín, chấm điểm xếp thứ hạng giải thưởng.

Kết quả có 3 tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng A: Công trình kiến trúc Làng Hành Hương của nhóm thiết kế: KTS Nguyễn Nguyến - Đinh Thế Anh - Nguyễn Hà - Nguyễn Thành Linh - Nguyễn Văn Hoàn - Lê Văn Trường đạt 9.66 điểm; Ca khúc Ngẫu hứng Huế của nhạc sĩ Lê Anh, phổ thơ Triệu Nguyên Phong: 9.50 điểm; và Tập truyện ngắn Thập tự hoa của nhà văn Trần Thuỳ Mai: 9.44 điểm. Ngoài ra, còn có 12 tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng B và 13 tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng C. Bên cạnh đó, Hội đồng Chung khảo còn trao Giải thưởng Tác giả Trẻ và Tác giả Cao tuổi cho 5 tác phẩm.

Danh sách các tác giả đạt giải Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ IV:

I. Các tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng A:

1. Công trình kiến trúc Làng Hành Hương của nhóm thiết kế: KTS Nguyễn Nguyến - Đinh Thế Anh - Nguyễn Hà - Nguyễn Thành Linh - Nguyễn Văn Hoàn - Lê Văn Trường.

2. Ca khúc Ngẫu hứng Huế của nhạc sĩ Lê Anh, phổ thơ Triệu Nguyên Phong.

3. Tập truyện ngắn Thập tự hoa của nhà văn Trần Thuỳ Mai.

II. Các tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng B:

1. Vở ca kịch Hoa của đất của đạo diến, NSƯT Ngọc Bình

2. Tập thơ Cõi lặng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

3. Tác phẩm Mạch sống của Hương ước trong làng Việt Trung bộ do nhà nghiên cứu VNDG Nguyễn Hữu Thông chủ biên

4. Tác phẩm ảnh Thăm Huế của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Văn Tý

5. Tập bút ký Miền cỏ thơm của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

6. Tác phẩm múa Razook của biên đạo múa Cao Chí Hải

7. Tác phẩm đồ họa Trộm nhìn của họa sĩ Nguyễn Thị Hải Hòa

8. Ca khúc Tang Tình Tang của nhạc sĩ Nguyễn Việt Đức

9. Giao hưởng Azakon của nhạc sĩ Bùi Ngọc Phúc (Vĩnh Phúc)

10. Tác phẩm Ca dao Thừa Thiên Huế của nhà nghiên cứu VNDG Triều Nguyên

11. Tác phẩm sơn mài Mạch nguồn sự sống của họa sĩ Trương Bé

12. Chùm kịch bản sân khấu của Cố kịch tác gia Trần Ngọc Tranh

III. Các tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải hạng C:

1. Tác phẩm ảnh Đồng cảm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Xuân Trí

2. Tập thơ Hồn đầy hoa cúc dại của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

3. Tập truyện Những ngọn lửa xanh của nhà văn Nguyễn Khắc Phê

4. Tác phẩm Nghệ thuật ẩm thực Huế của tác giả Hoàng Thị Như Huy

5. Vai diễn Bà Hường trong vở Hoa của Đất (đạo diễn Ngọc Bình) của diễn viên Nguyễn Thị Thu Hằng

6. Ca khúc Dòng Hương nghiêng của nhạc sĩ Dương Bích Hà

7. Tập LLPB Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên của nhà LLPB Hồ Thế Hà

8. Tác phẩm sơn dầu Trẩy hội của họa sĩ Nguyễn Hùng

9. Hợp xướng Chân Mây bình minh của nhạc sĩ Nguyễn Khắc Yên

10. Vai diễn Tư Đồ trong vở Phụng Nghi Đình của diễn viên Phạm Thị Kim Oanh

11. Tập thơ Trà My của nhà thơ Nguyễn Xuân Hoa

12. Tập thơ Huyền thoại Cửa Tùng của nhà thơ Ngô Minh

13. Vai diễn Phụng Kiều trong vở Sóng ngầm trong phủ Chúa của diễn viên Phan Thị Bạch Hạc

IV. Các tác phẩm, công trình được HĐCK xếp Giải thưởng Tác giả Trẻ và Tác giả Cao tuổi.

Tác giả trẻ:
1. Tác phẩm sơn dầu Chào buổi sáng của họa sĩ Trần Hữu Nhật

2. Tập thơ Bốn mùa yêu của nhà thơ Trần Thị Vân Dung (Lưu Ly).

Tác giả cao tuổi:

1. Đĩa CD bộ sưu tập hóa trang Mặt nạ tuồng của Nghệ sĩ La Cháu

2. Hòa tấu Chuyện tình Huyền Trân Công Chúa của nhạc sĩ Hà Sâm.

3. Tuyển Thơ chọn lọc của nhà thơ Hồng Nhu.

PV




Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THĂNG HOA KỸ THUẬT DỆT MAY TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC

    Chương trình trình diễn thời trang quốc tế “Sự biến đổi kỳ diệu” tại sân khấu quảng trường Quốc Học (Huế) đã thật sự chinh phục được công chúng bởi chất lượng nghệ thuật của nó. Đây là hoạt động trong khuôn khổ lễ hội quốc tế dệt may Métamorphoses -Festival nghề truyền thống Huế năm nay.

  • Trong không gian văn hóa Festival nghề truyền thống Huế 2013, nếu một ai đó dừng lại ở bảo tàng Văn hóa Huế (23-25, Lê Lợi) sẽ được trông thấy những điệu vũ lạ lùng. Nói điệu vũ thực ra là một cách nói bóng bẩy trước sự mềm mại, tinh tế, tài hoa của con người trong việc biến thiên nhiên thành cái đẹp để phục vụ cho cuộc sống không ngừng hướng tới cái mỹ của mình. Đó là điều nhiều người thấy  trong Triển lãm quốc tế Dệt may “Hóa thân” (Metamorphoses) của các nghệ nhân quốc tế.

  • Người hiện đại nhìn thấy gì trong những cổ vật của người xưa? Không hẳn để nhiều nhà sưu tầm, những nghệ sỹ lớn lại đam mê cổ vật đến như thế. Trong những cổ vật luôn chưa ẩn những khía cạnh văn minh nhất định của một nền văn hóa.

  • Đối với người phương Tây, lý tính là yếu tố mạnh nhất trong con người của họ. Nhìn vào lich sử nghệ thuật từ hội họa, âm nhạc, điêu khắc, văn học... kể cả những lĩnh vực như triết học, khoa học... của phương Tây, chúng đều dựa trên căn nền của lý tính được soi rọi từ ánh sáng của khoa học. Nhìn về phương Đông, có một sự khác biệt, người phương Đông thiên về trực cảm nên nghệ thuật phương Đông ẩn chứa những vùng miền mà tư duy nghệ thuật dựa trên căn nền lý tính khó lòng khơi mở được.

  • Trong cuộc sống hiện đại, với sự tiến triển của khoa học công nghệ thì càng ngày người ta càng ý thức được giá trị của nghề thủ công. Ý nghĩa của nghề thủ công nằm sâu trong giá trị truyền thống, trong những vỉa tầng văn hóa được hun đúc bởi thời gian và những nỗ lực bảo lưu của con người. Đến với Festival Nghề truyền thống Huế 2013, chúng ta từng bước được cảm nhận sức mạnh truyền thống trong tâm thức của mỗi con người, mỗi vùng miền văn hóa. Rất nhiều không gian văn hóa mang đậm giá trị của nghề truyền thống được trưng ra trong kỳ Festival lần này.

  • Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, cuộc triển lãm tranh sơn mài Màu xưa diễn ra tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế thực sự đã trở thành một không gian thu hút công chúng yêu mến nghệ thuật. Đây là một không gian đậm màu sắc hoài cổ. Khi bước vào không gian này người ta nhận thấy những nét trầm tích của Huế xưa, một Huế dịu dàng, nữ tính với những vỉa tầng văn hóa sâu đậm.

  • KHÁNH THÀNH BẢO TÀNG TƯ NHÂN ĐẦU TIÊN

    Sáng ngày 26/4, tại nhà số 114 Mai Thúc Loan (TP Huế), Lễ khánh thành Nhà Bảo tàng tư nhân đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn - bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Huế đã được tổ chức. Đây có thể nói là một sự kiện quan trọng làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa Huế.

  • Đây là kỳ festival có sự tham gia của hơn 30 làng nghề với gần 200 nghệ nhân đến từ 28 tỉnh thành, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đang hứa hẹn nhiều cảm xúc và ý nghĩa.

  • Sáng 27/4/2013, Lễ khai mạc Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề đã diễn ra tại Công viên Tứ tượng, thành phố Huế trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013.

  • 180 gian hàng đến từ 28 tỉnh thành

    Một trong những hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam (TLLNVN) vừa được khai mạc tối 26/4 tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế.

  • Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về Festival Nghề truyền thống Huế 2013 và các hoạt động trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (12/41973 - 12/42013), UBND thành phố Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2013 đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Festival Nghề truyền thống Huế vào chiều ngày 25/4 tại Hội trường Ủy ban MTTQ Việt Nam, số 5 đường Hà Nội, Huế.

  • Chiều ngày 24/ 4, tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khai mạc trại sáng tác văn học Quảng Trị - Cồn Cỏ năm 2013. Tới dự có đông đảo các văn nghệ sỹ, các phóng viên báo chí trên địa bàn tỉnh.

  • Chiều 11/4, Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế tổ chức buổi lễ trao tặng số tiền bán tranh từ triển lãm tranh “Hướng thiện” của họa sĩ Võ Quang Hoành cho một số cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt và các tổ chức hoạt động từ thiện trên địa bàn. 

  • Vào chiều 02/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật của Trường Đại học Chaing Rai Rajabhat phối hợp với Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức  khai mạc triển lãm các tác phẩm của các họa sĩ Thái Lan. Cuộc triển lãm cũng là dịp  nhằm giới thiệu mỹ thuật và văn hóa Thái đương đại đến với cộng đồng người Việt.

  • Khi tác giả Lai rai món Huế đến nhà với tập bản thảo trong tay, thấy tôi đang bưng bê rổ gừng xắt lát, anh nói ngay: “Làm mứt chị nhớ đừng dùng nước máy ngâm gừng, luộc gừng, mà phải dùng nước sông, nước mưa, nước giếng, gừng mới sáng đẹp”!? 

  • Tối ngày 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin thành phố Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT - Huế phối hợp với Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Huế  đã tổ chức Liên hoan âm nhạc các thành phố kết nghĩa bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tp Hồ Chi Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Bắc Ninh.

  • SHO - Hưởng ứng tuần lễ trưng bày tôn tượng Phật ngọc Trần Nhân Tông tại Huế, vào chiều 19/3, Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Hướng Thiện” của họa sĩ Võ Quang Hoành. 

  • SHO - Chiều ngày 18/3, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Văn phòng đại diện NXB Văn học Đà Nẵng - Miền Trung - Tây Nguyên tổ chức chương trình Đêm đàn bà, giới thiệu 2 cuốn sách của  của nhà thơ Đinh Hoàng Anh, tại Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa Huế nay.

  • SHO - Chiều 16/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tổng kết bế mạc đợt thâm nhập thực tế sáng tác về đề tài Biển đảo quê hương năm 2013 tại trụ sở 26 Lê Lợi, Tp Huế.

  • Sáng 14/3, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, Liên hiệp các Hội VHNT TT- Huế, Hội Nhiếp ảnh TT- Huế, UBND huyện Hương Trà và Đặng tộc Việt Nam đã phối hợp tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng ở làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.