Huyền thoại “rùa thần” nghìn ký dưới sông Hương

08:31 19/01/2016

Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.

Sông Hương đoạn trước điện Hòn Chén – nơi được cho là có “rùa thần” nghìn ký xuất hiện

Đó là “ngài”, do mỗi lần “ngài” nổi lên mặt nước ắt báo trước cho một biến cố, tai ương nào đó sắp sửa ập đến. Vậy sự thật về con rùa khổng lồ này có hay không? Chúng tôi đã tìm gặp những người khẳng định họ chính mắt nhìn thấy “rùa thần”.

Huyền tích đền thiêng

Tương truyền, điện thờ Hòn Chén (còn có tên điện Huệ Nam) là nơi người Chằm thờ nữ thần Ponagar (Nữ thần Mẹ xứ sở), sau đó người Việt tiếp tục thờ bà dưới tên gọi Thánh mẫu Thiên y A Na – thánh địa đạo Mẫu của miền Trung hiện nay. Theo những bậc bô lão làng Ngọc Hồ, ngày trước có đôi vợ chồng lão ngư không rõ quê quán thường đến đoạn sông trước điện đánh cá.

Một hôm, người chồng lặn xuống đáy sông gỡ lưới bị vướng vào đá. Ở trên thuyền bà vợ đợi mãi nhưng không thấy chồng trở lên. Bà kéo sợi dây buộc vào người chồng lúc lặn xuống thì thấy nhẹ tâng. Nghĩ rằng chồng đã chết, bà ôm mặt khóc ròng rã mấy ngày liền trên sông. Thế nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra khi gần một tuần sau, lão ngư không biết từ đâu đột ngột xuất hiện tại nhà trước sự ngỡ ngàng của bao người.

Khi được hỏi, lão ngư kể rằng đã lọt vào chốn thiên đường dưới đáy sông. Ông kể rằng dưới lòng điện Hòn Chén là ngôi động lớn có thần tiên sinh sống. Họ căn dặn ông lão khi trở về trần gian không được lộ bí mật này với ai, nếu không sẽ phải chết. Dù nhớ rõ lời dặn, nhưng vì không giữ được cảm xúc nên ông buột miệng kể ra. Vậy là đúng mấy hôm sau lão ngư kia mắc bệnh lạ qua đời.

Càng kỳ bí hơn khi những thợ lặn săn cá sau này đồng khẳng định, bên dưới lòng sông ở chân điện Hòn Chén có một cửa hang rộng bằng căn nhà cấp bốn. Tuy nhiên, không ai đủ can đảm lặn vào bên trong, bởi cửa hang tối sậm, đen sì. Từ đó, ai nấy đều tin rằng sự tích vợ chồng lão ngư đánh cá không hẳn chỉ là lời đồn thổi hoang đường.

Ông Huỳnh Ngọc Hiển (58 tuổi) – đã 22 năm sống cạnh điện Hòn Chén – cho biết thêm, ngày trước điện rất thiêng. Mỗi lần chèo đò ngang qua điện phải thật nhẹ nhàng, không được để mặt sông gợn sóng lớn. Người chèo đò phải ăn mặc chỉnh tề, đàng hoàng.

Ông Hiển kể lại câu chuyện tận mắt mình chứng kiến: “Thời chống Mỹ, có đám lính dám cả gan vứt những tấm liễn đối trong điện xuống sông. Hôm sau đám lính ấy ra sông tắm mát thì bất ngờ 3 tên bị chết “bất đắc kỳ tử”. Bụng tên nào tên đó trương phình kỳ lạ, dù đã được cứu vớt tức thì. Thánh mẫu đã trừng trị bọn chúng do tội hỗn xược đó”.

Bản thân ông Hiển hồi trẻ từng vô ý bẻ cành bội đem về nấu nước uống cũng bị đau bụng suốt tuần lễ. Chạy chữa mãi không khỏi, bất chợt nghĩ đến việc mình bẻ cành cây tại điện Huệ Nam, ông Hiển vội thắp ba cây nhang lên điện khấn nguyện liền khỏi bệnh ngay.

Sự thiêng liêng ở điện Hòn Chén không ai không biết đến. Người dân làng Ngọc Hồ thuật lại thời cha ông họ không ai dám tùy tiện lên điện. Chỉ những dịp lễ lớn, dân làng mới tổ chức hành lễ lên điện tưởng nhớ công ơn Thánh mẫu. Người ta còn cho rằng, chính nhờ ơn Thánh mẫu phù trợ nên từ bao đời nay làng Ngọc Hồ mùa màng bội thu, tiết khí yên bình.

Giai thoại về “rùa thần” nghìn ký

Trong tất cả các giai thoại về điện Hòn Chén, ly kỳ nhất vẫn là câu chuyện về “rùa thần” thường nổi lên mặt sông báo ứng. Nói vậy bởi mỗi khi “rùa thần” nổi là có một điềm dữ sắp sửa xảy ra. Có lẽ chưa ai quên trận lũ hồi năm 1999 làm hàng trăm người chết ở Thừa Thiên – Huế. Riêng với người dân Ngọc Hồ, họ nói đã biết trước được cơn đại hồng thủy này nhờ “rùa thần” báo tin.

Anh Lê Đình Mỹ – người làng Ngọc Hồ – cho biết, anh từng ba lần chứng kiến “rùa thần” nổi. Trong đó, có lần trước trận lũ năm 1999 hơn một tháng. “Năm đó rùa nổi lên tại đoạn sông thuộc phường Kim Long. Rùa to lắm, chỉ thấy mai rùa đen sì, to bằng chiếc xe công nông ấy. Cụ rùa nổi chừng khoảng 15 phút thì lặn xuống lại, người dân kéo đến xem chật cứng cả đường. Đúng một tháng sau đó trời chuyển mưa to gió lớn, nước lũ ngập đến mái nhà” – anh Mỹ nhớ lại.

Bảy năm sau đó (năm 2006), khi cơn bão Xangsane với mức độ tàn phá kinh hoàng ập đến, người ta cho hay trước đó “rùa thần” cũng đã nổi lên ứng báo. Rút kinh nghiệm lần trước nên trong trận bão này, làng Ngọc Hồ không bị thiệt hại gì đáng kể. Một nhân chứng nữa thừa nhận từng nhìn thấy “rùa thần” là anh Trần Viết Hiếu. Theo lời anh Hiếu kể lại, khoảng 5 – 6 năm về trước, trong chuyến đi hành lễ tại điện Hòn Chén, “rùa thần” bất ngờ nổi lên làm một chiếc thuyền nghiêng đổ.

Rất may đội canô cứu hộ gần đó đã kịp thời cứu vớt những nạn nhân rơi xuống sông, không có thiệt hại về người. Lần khác, khi đang câu cá gần bờ sông, Hiếu thêm lần nữa sửng sốt khi giữa lòng sông bọt khí sủi lên từng bọng lớn, tiếp đó chiếc mai rùa khổng lồ từ từ xuất hiện. Tuy nhiên, không hiểu lý do vì sao lần này “ngài” chỉ nổi chừng vài phút rồi lặn mất dấu.

Bây giờ đến thôn Ngọc Hồ hỏi chuyện “rùa thần” ai cũng biết, người thì ước đoán cụ rùa to bằng xe bagác, người lại cho rằng cụ rùa to bằng chiếc xe công nông. Riêng ông Huỳnh Ngọc Hiển lại chắc chắn như đinh đóng cột: “Thực chất đó là con trắn, nhưng vì hình dáng khá giống rùa nên người ta quen gọi là rùa. Trắn dẹt hơn rùa và có khả năng sống dưới nước lâu. Nếu như rùa một hai ngày phải nổi để hít thở ôxy thì trắn có khi cả tháng mới nổi khỏi mặt nước một lần. Con trắn sống ở dưới điện Hòn Chén to hơn cả nền nhà 5m×7m hiện tôi đang ở đây này”.

Chất giọng trang nghiêm, ông Hiển kể lại lúc trước từng nghe kể nhiều về “rùa thần” nhưng không tin, ông chỉ nghĩ đó là lời đồn thổi do những người mê tín dựng nên. “Nhưng hè năm 2004, anh Thắng chuyên chở khách sang sông mách nhỏ với tôi giữa sông có con rùa to lắm, không tin cứ nhằm ngày mồng 1 hoặc rằm lên sẽ thấy. Tò mò nên đợi đến ngày rằm tháng đó, tôi neo thuyền đứng trên bờ nheo mắt rình xem thực hư thế nào.

Đúng giữa trưa, mặt sông bỗng nhiên nổi tăm lớn sùng sục như nước đang sôi, sau đó là con vật khổng lồ lù lù nổi lên khỏi mặt nước chừng 20cm. Riêng cái đầu của “ngài” đã to bằng chiếc am thờ cao 3m. Lưng “ngài” đen và rộng hơn nền nhà này kia. Lúc lặn xuống, ”ngài” phun nước lên cao, bọt nước nổi liên tục mấy giờ sau mới hết” – ông Chiến vừa nói vừa chỉ tay xuống nền nhà của mình so sánh.

Người đàn ông này còn cho biết thêm, theo ước tính con vật mà ông gọi là trắn phải nặng đến khoảng 10 tấn. Như vậy, nếu phán đoán của ông Hiển phần nào là đúng thì “rùa thần” dưới sông Hương to gấp nhiều lần so với cụ rùa ở hồ Gươm mà chúng ta từng biết đến (?!).

Ông Hiển còn suy đoán “rùa thần” sống trong hang đá dưới lòng điện Huệ Nam và thi thoảng mới xuất hiện vào các ngày sóc, vọng (ngày mồng một, ngày rằm, lễ vía Thánh mẫu…). Thời gian “rùa thần” xuất hiện thường vào sáng sớm, giữa trưa hoặc chiều tối.

Nói về lai lịch “rùa thần”, ông Hiển ”bật mí” từng nghe ông nội, bố mình kể lại từ xưa trên núi Ngọc Trản (nơi điện Hòn Chén tọa lạc) đã có con rùa lạ sinh sống, không ai dám săn bắt. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng “rùa thần” xuất thân từ chùa cổ Thiên Mụ. “Nghe nói con rùa được nuôi trong chùa, về sau rùa lớn quá nên sư thầy đem thả xuống sông Hương. Sau đó, “rùa thần” chuyển đến sinh sống tại đoạn sông trước điện Huệ Nam ngày nay” – một người dân khác nhận định.


Điện Hòn Chén – nơi Vua Đồng Khánh từng xưng thánh.

Tuy nhiên, thời gian trở lại đây người ta không còn chứng kiến cảnh “rùa thần” nổi lên như trước nữa. Ông Hiển hành nghề thả vó trên sông nhẩm tính ít nhất đã 8 năm nay ông không thấy “ngài” xuất hiện.

Sự vắng bóng của “rùa thần” được giải thích dưới nhiều góc độ khác nhau. Có ý kiến cho rằng trời đất yên bình nên “ngài” không nổi lên làm gì. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thời gian gần đây hoạt động thuyền bè trên sông đi lại tấp nập, phá tan sự tĩnh lặng nên “rùa thần” không thể nổi lên.

“Tàu bè khai thác cát sạn, thuyền du lịch nổ máy ầm ầm thế kia thì con vật nào còn dám ngoi đầu lên chứ? Ngày trước khúc sông này vốn tĩnh lặng, trong lành lắm. Đất lành chim mới đậu, sông nước có tĩnh “ngài” mới lên được chứ” – cụ Ngái, bô lão thôn Ngọc Hồ khi tiếp chuyện chúng tôi bên vỉa hè đường lên điện Hòn Chén – nói.

Như vậy, rất nhiều nhân chứng đã khẳng định họ tận mắt nhìn thấy con rùa khổng lồ tại đoạn sông Hương thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà. Chúng tôi chỉ muốn chia sẻ câu chuyện này để những nhà chuyên môn có thể tìm hiểu, nghiên cứu. Biết đâu một ngày nào đó, cả thế giới sẽ chấn động với phát hiện về con rùa có kích thước lớn nhất tại Việt Nam thì sao?

Theo Lao Động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều ngày 31/7, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm mỹ thuật “Sắc Thu”. Đây là lần thứ hai triển lãm “ Sắc thu” được tổ chức nhân kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam (1957 - 2018).

     

  • Kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2018), Sông Hương giới thiệu bài viết “Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng Thừa Thiên Huế và miền Trung”; tờ báo công khai khổ lớn đầu tiên ở Huế và của Xứ ủy Đảng cộng sản Đông Dương Trung Kỳ. Sau 80 năm nhìn lại, với tầm vóc trí tuệ và bản lĩnh cách mạng cấp tiến, những người cầm chịch đã đưa tờ báo vượt qua những quy định hà khắc của chế độ thực dân cũng như áp lực kiểm duyệt của Chính phủ Nam Triều, đã cho in nhiều bài viết thiết thực, động viên, giác ngộ cho hàng vạn quần chúng nhân dân trong phong trào chính trị rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, góp phần đoàn kết đấu tranh vận động dân chủ 1936 - 1939, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.

  • Sáng ngày 13/7, Ủy ban nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “ Định hướng các loại hình dịch vụ, du lịch trên địa bàn thành phố Huế.

  • Chiều ngày 10/7, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm “Về bản di chúc của vua Tự Đức và về một tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn” do nhà nghiên cứu, diễn giả Trần Viết Ngạ trình bày, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế. 

  • Nhân kỷ niệm 80 năm ngày Báo Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Đông Dương Xứ ủy Trung Kỳ ra số đầu tiên tại Huế (6/7/1938-6/7/2018), Hội Nhà báo tỉnh phối hợp cùng với Báo Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo khoa học: “Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng” tại Hội trường khách sạn Hương Giang (51 Lê Lợi, Huế).

     

  • Tháng 7, những dòng văn viết về ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 như nghẹn lại, nhói lòng người đọc bằng những “câu thơ đắp cho linh hồn ngang dọc”. Tháng 7 nhớ về các chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại Trường Sơn, hay Trường Sa với những ngôi mộ gió quanh các bãi bờ. Những người bị vùi tuổi xuân nơi địa ngục trần gian Côn Đảo, và hôm nay lớp con cháu cầm ký ức của cha ông nơi đã trở thành chứng tích cho lòng quả cảm anh hùng, để cảm nhận những người tù chính trị ngày trước vẫn như còn ấm từng dấu nằm và lời thì thầm trao truyền niềm tin vào một ngày mai ánh bình minh xuyên vào hốc tối đau thương.

  • Vào lúc 15h30 ngày 28/06, nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi lễ khai mạc phòng triển lãm tranh “Ngày mới 2018” của bốn họa sĩ khuyết tật đến từ Yên Bái, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ cũng như kết nối của kỹ sư Nguyễn Quỳnh Hoa đến từ Hà Nội tại hội trường tạp chí. 

     

  • Chiều ngày 22/6, tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ khai mạc chuyên đề “Hương sắc bánh Huế”. Đây là hoạt động chào mừng ngày gia đình Việt Nam. 

  • Chiều ngày 19/6, Ban Tổ chức giải báo chí - Hội Nhà báo tỉnh tổ chức kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao giải báo chí tỉnh Thừa Thiên- Huế lần thứ XI-2018. 

  • Tối 18/6, tại Hội trường trường Đại Học Y Dược Huế đã diễn ra đêm nhạc Flamenco, guitar cổ điển của cha con nghệ sĩ Michel Grizard và Helena Cueto.

  • Triển lãm Ký họa Huế 2018- Một thoáng Cố đô vừa được khai mạc tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị (17 Lê Lợi). Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động ký họa của Urban Sketchers Viet Nam - Hội Ký họa Đô thị Việt Nam.

  • Sáng ngày 8/6, Tạp chí Sông Hương đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2018), diễn ra tại hội trường Đồng Khánh, 86 Nguyễn Sinh Cung, thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế.

  • Chiều ngày 7/6,  Các Hội Văn học Nghệ thuật thuộc 5 vùng Kinh đô xưa và nay, các Tạp chí văn nghệ thuộc 6 tỉnh Bắc Miền Trung phối hợp tổ chức Hội thảo “Sáng tác, nghiên cứu VHNT về chủ đề con người và văn hóa vùng đất địa phương” .

  • Nhằm hưởng ứng lễ Kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2018), vào lúc 8h30 ngày 7/6, tạp chí Sông Hương đã tổ chức lễ khai mạc phòng tranh “Về với Sông Hương.” Đến dự buổi khai mạc có đông đảo quý vị khách mời, các văn nghệ sĩ đến từ các tạp chí vùng Bắc Trung Bộ cùng các đoàn Liên hiệp các Hội VHNT vùng kinh đô xưa.

     

  • Chiều ngày 28/5 (tức 14/4 Âm lịch) đã diễn ra Lễ Mộc dục tại lễ đài chùa Diệu Đế (đường Bạch Đằng, TP Huế) và Lễ rước Phật cầu nguyện quốc thái dân an từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.

  • 35 năm, tờ tạp chí như dòng sông có lúc qua thác ghềnh gầm thét, có lúc thản nhiên một dòng trôi giữa thảo nguyên xanh thẳm; dù phiêu lãng nhiều cung bậc qua thời gian, sông vẫn tiếp nối dòng phù sa cho những cánh đồng mùa màng… Thuở ban đầu, Sông Hương đã “phấn đấu là tiếng nói văn nghệ, văn hóa chính thức của một vùng đất, với những dấu hiệu riêng của nó, trong khi không ngừng vươn lên gắn bó với bước đi chung của đời sống văn nghệ đất nước”.

  • Chiều ngày 22/5 (tức 08/4 Mậu Tuất), Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế phối hợp tổ chức triển lãm Di sản tượng thờ Phật giáo trong tiếp biến văn hóa ở miền Trung.

  • Chiều 18/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Mỹ thuật và Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế phát động cuộc thi sáng tác mỹ thuật “Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng tác của các nghệ sĩ tạo hình Huế”. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 128 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2018), hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5.

  • Sáng ngày 18/05, Trung tâm bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã tổ chức chương trình “ Chắp cánh ước mơ” tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nhằm chào mừng ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5/2018. 

  • Chiều ngày 17/5, Hội thơ Hương Giang phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ dâng hương và chương trình thơ “Tháng năm nhớ Bác” nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2018).