Chiều 2/10, tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học: “Đồng chí Tố Hữu với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Tố Hữu (4/10/1920 - 4/10/2020).
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu đề dẫn tại hội thảo
Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và Nguyễn Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội thảo. Tham dự Hội thảo dự còn có các đồng chí đại diện các Ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương và tỉnh Thừa Thiên Huế; đại diện thân nhân gia đình đồng chí Tố Hữu, cùng đông đảo các đại biểu, các nhà khoa học ở Trung ương và địa phương.
Phát biểu khai mạc và đề dẫn tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, hội thảo khoa học là hoạt động thiết thực Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Tố Hữu - người cộng sản kiên trung, nhà cách mạng tiêu biểu, nhà chính trị dày dạn kinh nghiệm, đồng thời là nhà thơ cách mạng tài năng, tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương người cộng sản trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Đồng chí Tố Hữu cũng là “con chim đầu đàn” của nền thi ca cách mạng Việt Nam. Ông đã có công góp phần khai sáng và dẫn dắt nền văn học cách mạng, truyền cảm hứng lan tỏa nhiệt tình cách mạng, niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đây cũng là dịp để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí Tố Hữu đối với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Tại hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 40 tham luận của các đại biểu, nhà nghiên cứu với nhiều thông tin tư liệu sống động về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Tố Hữu.
Hội thảo tập trung phân tích, đánh giá những đóng góp quan trọng của đồng chí Tố Hữu trong quá trình đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng Tháng Tám năm 1945; phân tích và làm nổi bật vai trò, đóng góp của đồng chí Tố Hữu trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trực tiếp là trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng. Một số bài viết phân tích, đánh giá những hoạt động và cống hiến của đồng chí Tố Hữu giai đoạn sau khi nước nhà thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thời kỳ đầu đổi mới toàn diện đất nước.
Trên phương diện một nhà thơ cách mạng, đồng chí Tố Hữu đã có công góp phần khai sáng, truyền cảm hứng và lan tỏa nhiệt tình cách mạng, niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; Tố Hữu đã chuyển tải chất thơ cách mạng vào thơ và dùng thơ để tuyên truyền cách mạng, để lại dấu ấn "Con chim đầu đàn của nền thi ca cách mạng Việt Nam". Hơn nửa thế kỷ sáng tác, nhà thơ đã để lại cho đời những tập thơ nổi tiếng, như: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đàn, Ta với ta...
Từ những hoạt động và cống hiến to lớn của đồng chí Tố Hữu với Đảng và cách mạng Việt Nam, Hội thảo thống nhất khẳng định, đồng chí Tố Hữu là tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, người học trò gần gũi và ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trải qua nhiều cương vị, lĩnh vực công tác, đồng chí Tố Hữu đều nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, một lòng, một dạ tận tụy vì sự nghiệp cách mạng. Cuộc đời và phầm chất cách mạng cao đẹp của đồng chí Tố Hữu mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau noi theo, học tập.
Nguyên Phương
Vào lúc 15h ngày 27/04, UBND thành phố Huế, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế năm 2017 đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu Festival lần này tại Trung tâm Hành chính Thành phố.
Vào lúc 18h30 ngày 22/04, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình kích cầu “Tuần lễ Vàng du lịch tại khu di sản Huế” đợt 1 năm 2017 (từ ngày 22/04 đến ngày 28/04/2017) và chính thức mở cửa tham quan “Đại Nội về đêm” từ ngày 22/04/2017.
Vào lúc 14h30, ngày 21/04, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức buổi triển lãm sách của các nhà văn ở Huế và buổi nói chuyện chuyên đề: “Sách – Bài học về giá trị cuộc sống” tại thư viện Tổng hợp tỉnh, số 29A Lê Quý Đôn, nhân ngày sách Việt Nam lần thứ tư.
Nằm trong chương trình “Tình Sông Hương”, chương trình âm nhạc thiện nguyện "Thắp sáng niềm tin" nhằm phục vụ bệnh nhân tại Trung tâm Ung Bứu - Bệnh viện Trung Ương Huế đã được tổ chức vào lúc 18h ngày 15/4.
Nhân dịp kỷ niệm 170 năm thành lập Tập đoàn Carlsberg, Carlsberg Việt Nam phối hợp cùng Carlsberg Bequest và Young Global Pioneers (YGP) trao một suất học bổng cho bạn trẻ Việt Nam tham gia chương trình Hành trình Học tập YGP (YGP Learning Journey) kéo dài 3 tuần từ 23/7 đến 12/8/2017 tại Tanzania.
Vào lúc 14h30 chiều ngày 07/04, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi trao đổi về vấn đề dịch thuật với sự góp mặt của đông đảo các nhà nghiên cứu cùng các bạn sinh viên.
Vừa qua, Lê Thừa Tiến là họa sĩ Huế duy nhất được chọn tham gia triển lãm “Mở cửa mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh & Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) tổ chức tại Hà Nội năm 2016.
Trong sự dung hòa phong vị cảm thụ của nhiều thế hệ độc giả khác nhau, nhất là sự xung đối giữa cách tân và truyền thống, mảng Văn trên Sông Hương số tháng 4 này đăng tải hai truyện ngắn. Tiếng thở dài từ bạn viết trẻ ở Hà Nội thiên về cảm thức phi lý, ở đó căn cước cá nhân thường bị đóng vào trong dấu chỉ của một thứ cảm trạng nhiễu loạn, đầy hồ nghi và khủng hoảng. Truyện Hồ Xuân của một tác giả có tuổi ở Huế nhẹ nhàng, gợn chút sóng lao xao bởi ngọn gió xuân muộn màng thoảng qua tâm hồn của những con người quen nếp sống quê mùa thân thuộc.
Chiều 2/4, tại Trung tâm Văn Thể mỹ (11 Đống Đa), Giải Bóng bàn Super League Huế 2017 đã chính thức khai mạc.
Mượn câu slogan của Ngành Du lịch Việt Nam "Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn" để nói về một vùng đầm phá ở Thừa Thiên- Huế- Phá Tam Giang.
Vào lúc 14h00 ngày 23/03, Khoa Ngữ văn thuộc trường ĐHKH Huế đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển” tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đang trong những ngày Huế kỷ niệm 60 năm thành lập Đại học Huế, bài viết “Tạp chí Đại học - đứa con tinh thần sáng giá của Viện Đại học Huế” in trong số này, nhắc đến một dấu ấn quan trọng mà đội ngũ trí thức của Huế năm xưa đã làm được. Đến nay, bộ tạp chí Đại học đã trở thành một di sản văn hóa quý báu, đóng góp nhiều tư liệu quan trọng cho công tác nghiên cứu hiện nay.
Nhà vua Akihito (Minh Nhân) lên ngôi vào ngày 07/01/1989, là Nhà vua thứ 125 của Nhật Bản sau khi Nhà vua Hirohito (Nhật hoàng Chiêu Hòa) băng hà.
Vào tối 10/02 (14 tháng giêng), cùng chung bầu không khí thơ Nguyên Tiêu của cả nước, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT-Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Đinh Dậu (2017) với chủ đề “Tiếng vọng mùa xuân”.
Sáng ngày 10/02 (14 tháng giêng) Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Đầu năm viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế và thị xã Hương Thủy để tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất.
Không khí Xuân Đinh Dậu 2017 đang lan tràn khắp nơi. Những trang báo tết của Sông Hương được hình thành trong những ngày nắng mới lên sau hai tháng kỷ lục mưa Huế dầm dề hiếm có xưa nay. Đất trời đã chuyển vận theo biến đổi khí hậu, đó là những lời nhắc nhở của tạo hóa, và từ đó, nhân loại cũng phải nhìn nhận lại cách ứng xử của mình - “phải biết lễ độ trước thiên nhiên”. Xa hơn, con người đã đến lúc cần nhìn lại về cuộc sống của mình như thế nào cho đúng bản chất đời sống mà tạo hóa đã ban cho.
Vào lúc 15h00, ngày 14/01, Hội Nhà văn TT Huế đã tổ chức “Lễ tổng kết hoạt động năm 2016 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2017” tại hội trường Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế.
Vào lúc 08h, ngày 11/01, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế 2016 đồng thời triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017.
Nhằm ghi nhận những đóng góp cho sự phát triển văn học nghệ thuật tỉnh nhà, vào lúc 15h ngày 07/01/2017, Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc năm 2016 đồng thời tôn vinh văn nghệ sĩ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, NNND, NNƯT và đoạt các giải thưởng quốc tế, tại hội trường khách sạn Duy Tân.