Hội thảo khoa học "Phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu áo dài Huế".

12:09 16/03/2019

Sáng ngày 16/3, Sở Khoa học và Công nghệ phối với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch và UBND thành phố Huế tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu áo dài Huế". 

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu tại Hội thảo

Huế là người mẹ sản sinh và nuôi dưỡng chiếc áo dài Việt Nam, áo dài cũng từng góp phần tạo nên một nét đặc trưng của văn hóa Huế, như những thăng trầm thế sự, áo dài có lúc như viên ngọc quý đã bị lớp bụi hờ hững rẻ rúng của người đời che lấp hết vẻ đẹp lấp lánh vốn có.

Nhiều ý tưởng và những giải pháp nhằm phát huy giá trị truyền thống của tà áo dài Huế cũng như phát triển áo dài Huế


Áo dài Huế vừa là một phần trong lễ phục vừa là y phục thường ngày. Có một thời áo dài luôn gắn liền với sinh hoạt của người Huế. Tùy từng đối tượng từng hoàn cảnh từng thời gian mà áo dài có những biến cách khác nhau. Trong thập niên 1990 trở lại đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, áo dài đã dần dần được hồi sinh với diện mạo mới. Đặc biệt từ Huế, những lễ hội áo dài gắn với Festival Huế và Festival nghề truyền thống Huế bắt đầu từ năm 2000 đến nay đã đánh thức vẻ đẹp kiêu sa đài cát của áo dài phụ nữ Việt Nam.

 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa phát biểu tại hội thảo


Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức nữ và học sinh trung học, sinh viên đại học mang áo dài sáng thứ hai đầu tuần, miễn phí vé tham quan vào di tích cố đô Huế đối với phụ nữ mang áo dài trong dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 đã tạo những chuyển động ban đầu, kể cả về nhận thức và hành động hướng đến khôi phục vẻ đẹp của áo dài nữ, tạo ra một nét mới trong sinh hoạt của cố đô Huế.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa chia sẻ: “ Cần phải để áo dài phục sinh trong cuộc sống Huế, điều này rất khó nhưng để quyết tâm xây dựng thương hiệu áo dài Huế như một đặc sản trí tuệ độc sáng của vùng đất cố đô thì là cả một quá trình nổ lực. Ngoài nỗ lực vận động giới nữ thường xuyên sử dụng trang phục áo dài trong các sinh hoạt xã hội, Thừa Thiên Huế cần đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tôn vinh vẻ đẹp của áo dài Huế. Đặc biệt, Thừa Thiên Huế có thể tiên phong phát động khôi phục áo dài Nhật Bình Huế, áo dài ngũ thân của đàn ông Huế. Đồng thời, quy định trong các buổi tiếp tân long trọng của địa phương, mọi nhân viên làm nhiệm vụ tiếp tân đều mặc trang phục áo dài. Đối với nhân viên, cán bộ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khi làm nhiệm vụ tại Đại Nội và các lăng tẩm, cũng cần thiết mặc áo dài trang trọng. Hằng năm, Thừa Thiên Huế cần tổ chức ngày đại lễ tôn vinh áo dài tại lăng chúa Nguyễn Phúc Khoát, lăng vua Minh Mạng để tri ân các vị có công khai sáng trang phục áo dài Việt Nam”.

Một số mẫu áo dài xưa


Nhà nghiên cứu Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng phân viện văn hóa Việt Nam tại Huế có ý kiến cho rằng: Huế nên thành lập một mô hình trung tâm lễ phục truyền thống Huế như một tổ hợp với nhiều không gian khác nhau như: Không gian lễ tân, không gian Bảo tàng lễ phục truyền thống với trang phục cung đình, hoành gia, quan phục văn võ, trang phục dân dã, trang phục gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng. Bên cạnh đó còn có không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm với nhiều mẫu lễ phục, kể cả thực tế lẫn các loại hình Album, 3D hay video clip...với sự tư vấn của các chuyên gia chuyên nghiệp. Trung tâm đa chức năng này ra đời để áp dụng nhu cầu đa dạng về lễ phục truyền thống Huế cả về nam phục lẫn nữ phục, phù hợp cho mọi lứa tuổi, thành phần xã hội, phù hợp theo mùa, ở nhiều cấp độ từ đơn giản đến sang trọng, xa xỉ, tùy thuộc vào kiểu dáng, kích cỡ, chất liệu, họa tiết trang trí, sự kỳ công của người thợ, nghệ nhân bàn tay vàng.

Áo dài được may từ chất liệu vải dệt Zèng A lưới


Phát biểu kết thúc hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ ghi nhận và đánh giá cao những ý tưởng và đề xuất rất sát thực của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, nhà thiết kế và các doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu áo dài Huế. Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế sẽ nỗ lực thực hiện các giải pháp để áo dài trở thành thương hiệu lớn và đặc trưng của Huế Về tên gọi thương hiệu, Tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu đảm bảo ngắn, gọn và dễ nhớ và sẽ lấy ý kiến góp của những chuyên gia về xây dựng thương hiệu.

Phương Anh

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • SHO - Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2015), Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh thời sự nghệ thuật với chủ đề: “Thừa Thiên Huế- 40 năm xây dựng và phát triển”  vào chiều ngày 25/3, tại Bảo tàng Văn hóa Huế - số 25 Lê Lợi - Thành phố Huế.

     

  • Tiếp bước hành trình khám phá những ngôi chùa Huế, ta sẽ đến với một ngôi chùa – một tổ đình – nơi thể hiện tấm lòng bao dung của nhà Phật với những con người không toàn vẹn – Từ Hiếu. Chùa nằm ở thôn Dương Xuân Thượng III, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.

  • Khi bàn về Nhã nhạc người ta thường chú trọng nhiều đến thành phần, biên chế các loại dàn nhạc và bộ phận nhạc không lời do các nhạc cụ diễn tấu, mà ít đề cập đến một bộ phận quan trọng của Nhã nhạc là thể loại nhạc có lời.

  • Trong kiến trúc cung đình Nguyễn tại Huế, hình thức nhà tạ có mặt ở khắp nơi: Hoàng cung, Hành cung, Biệt cung và ở cả các lăng tẩm đế vương.

  • Để nhã nhạc cung đình Huế “sống lại” như ngày hôm nay, có công rất lớn của cụ Lữ Hữu Thi- nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn. Cụ đã âm thầm, kiên trì vượt qua khó khăn trước những thăng trầm của lịch sử để giữ gìn và trao truyền ngọn lửa nhã nhạc, đưa nhã nhạc từ chỗ bị lãng quên trở thành di sản của nhân loại.

  • Nhà văn Nguyễn Tuân đã tinh tế nhận xét: “Người Huế ăn bằng mắt trước khi ăn bằng miệng”.

  • Ngài thủy tổ họ Hồ Đắc làng An Truyển, xã Phú An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế vốn là gốc từ ngoài bắc vào lập nghiệp thường được dân làng gọi là Hồ Quản Lãnh.

  • Nói thiệt thì o Huế của tôi cũng có uy lắm đấy, đừng tưởng là o hiền. Đôi lúc vui miệng tôi hỏi o: “Vậy chớ Kho Rèn ngoài nớ nó rèn cái giống gì vậy?”, thì o không trả lời mà trừng mắt nhìn tôi!!!

  • Địa danh Thanh Hà thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay. Nằm phía bờ tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km, cách cửa biển Thuận An khoảng 10km. 

  • Tranh làng Sình đã trở thành nhu cầu của đời sống văn hóa, là thành tố của mỹ thuật cổ truyền và hợp thành văn hóa truyền thống xứ Huế.

  • Sáu câu chuyện dưới đây là 6 lần thoát chết của vua Gia Long do Diễn đàn lịch sử Việt Nam biên tập, xin giới thiệu đến với quý bạn đọc.

  • Đêm xuống, sau khi chờ cha đi ngủ, đứa bé mới trốn cha đi học hát. Người chị cột sợi dây ở ngón tay, đầu dây kia móc ở ngách cửa, lơ mơ ngủ. Khuya, cô em gái về, khẽ giật sợi dây, cánh cửa được hé ra, một bóng nhỏ loắt choắt nhanh nhẹn len vào trong, bóng đêm im lìm phủ lấy ngôi nhà, không một ai hay biết.

  • Từ xa xưa, nghệ vàng thuốc bắc là một trong những phương pháp bí truyền của các bà mụ xứ Huế để giúp các mỹ nữ Cung Đình lấy lại vóc dáng thon gọn và làn da hồng hào, quyến rũsau khi sinh.

  • Từ xưa cho tới nay, câu chuyện về những cổ vật là đồ tùy táng luôn được bao trùm bởi những lời đồn thổi nhuốm màu ma mị tâm linh. Người nào lấy trộm hoặc có được những thứ không phải của mình sẽ bị quả báo. Nhưng dù rùng rợn ma quái đến đâu, dù cho những lời nguyền quả báo có ám ảnh thế nào đi chăng nữa thì những món đồ cổ có giá vẫn luôn có sức hút đối với những kẻ khoét ngạch trộm cổ vật…

  • Theo Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh, khi biên soạn cuốn sách “Lịch sử khẩn hoang miền Nam”, nhà văn Sơn Nam đã lặn lội từ Nam Bộ ra Huế, ngược dòng Hương Giang, lên đến ngã ba Tuần, rồi vượt sông qua bên tê tả ngạn dòng Tả Trạch để kính viếng lăng chúa Nguyễn Phúc Chu....

  • Nằm dưới chân nơi an nghỉ của cụ Phan Bội Châu, là ngôi mộ của hai chú khuyển. Ngày hai chú khuyển mất, chính bàn tay cụ Phan chôn cất và lập bia mộ. Gần 100 mùa xuân đi qua, câu chuyện về hai chú khuyển trung thành cũng phai nhạt trong ý niệm bao người. Đến bây giờ, nhiều người lại đặt ra câu hỏi: Vì sao lại có hai ngôi mộ ấy?

  • Từng lâm cảnh đầu rơi với thịt nát xương tan, người ta đồn rằng đây là những vị thần trấn yểm, bảo vệ giấc ngủ và gìn giữ kho báu mà triều thần an táng cùng Vua Gia Long dưới lòng cổ mộ!

  • Du khách đến Huế, dường như ai cũng muốn tham quan những cung điện vàng son một thuở bên trong những vòng tường thành rêu phong cổ kính, hay viếng thăm những lăng tẩm uy nghi của các vị vua triều Nguyễn đang giấu mình dưới bóng cổ tùng nơi vùng đồi núi chập chùng ở phía tây Kinh Thành Huế…

  • Lên A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế những ngày này, khắp các bản làng của đồng bào dân tộc Pa Cô đều đang rộn ràng chuẩn bị đón lễ hội A Za - ngày Tết truyền thống của đồng bào trên đỉnh Trường Sơn này. Đây cũng là thời điểm kết thúc vụ mùa cuối năm, khi những hạt lúa, bắp ngô, củ sắn… đã được thu hoạch và cất vào trong kho của mỗi gia đình; là lúc để bản làng trẩy hội, cất lên những điệu khèn, điệu múa… hay nhất đón chào Tết A Za.

  • Ngày 16/1/2015, tại Nhà hát Quân đội, Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Bộ Quốc phòng về văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 5 năm ( 2009-2014).