Sáng ngày 16/3, Sở Khoa học và Công nghệ phối với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch và UBND thành phố Huế tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu áo dài Huế".
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu tại Hội thảo
Huế là người mẹ sản sinh và nuôi dưỡng chiếc áo dài Việt Nam, áo dài cũng từng góp phần tạo nên một nét đặc trưng của văn hóa Huế, như những thăng trầm thế sự, áo dài có lúc như viên ngọc quý đã bị lớp bụi hờ hững rẻ rúng của người đời che lấp hết vẻ đẹp lấp lánh vốn có.
![]() |
Nhiều ý tưởng và những giải pháp nhằm phát huy giá trị truyền thống của tà áo dài Huế cũng như phát triển áo dài Huế |
Áo dài Huế vừa là một phần trong lễ phục vừa là y phục thường ngày. Có một thời áo dài luôn gắn liền với sinh hoạt của người Huế. Tùy từng đối tượng từng hoàn cảnh từng thời gian mà áo dài có những biến cách khác nhau. Trong thập niên 1990 trở lại đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, áo dài đã dần dần được hồi sinh với diện mạo mới. Đặc biệt từ Huế, những lễ hội áo dài gắn với Festival Huế và Festival nghề truyền thống Huế bắt đầu từ năm 2000 đến nay đã đánh thức vẻ đẹp kiêu sa đài cát của áo dài phụ nữ Việt Nam.
![]() |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa phát biểu tại hội thảo |
Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức nữ và học sinh trung học, sinh viên đại học mang áo dài sáng thứ hai đầu tuần, miễn phí vé tham quan vào di tích cố đô Huế đối với phụ nữ mang áo dài trong dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 đã tạo những chuyển động ban đầu, kể cả về nhận thức và hành động hướng đến khôi phục vẻ đẹp của áo dài nữ, tạo ra một nét mới trong sinh hoạt của cố đô Huế.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa chia sẻ: “ Cần phải để áo dài phục sinh trong cuộc sống Huế, điều này rất khó nhưng để quyết tâm xây dựng thương hiệu áo dài Huế như một đặc sản trí tuệ độc sáng của vùng đất cố đô thì là cả một quá trình nổ lực. Ngoài nỗ lực vận động giới nữ thường xuyên sử dụng trang phục áo dài trong các sinh hoạt xã hội, Thừa Thiên Huế cần đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tôn vinh vẻ đẹp của áo dài Huế. Đặc biệt, Thừa Thiên Huế có thể tiên phong phát động khôi phục áo dài Nhật Bình Huế, áo dài ngũ thân của đàn ông Huế. Đồng thời, quy định trong các buổi tiếp tân long trọng của địa phương, mọi nhân viên làm nhiệm vụ tiếp tân đều mặc trang phục áo dài. Đối với nhân viên, cán bộ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khi làm nhiệm vụ tại Đại Nội và các lăng tẩm, cũng cần thiết mặc áo dài trang trọng. Hằng năm, Thừa Thiên Huế cần tổ chức ngày đại lễ tôn vinh áo dài tại lăng chúa Nguyễn Phúc Khoát, lăng vua Minh Mạng để tri ân các vị có công khai sáng trang phục áo dài Việt Nam”.
![]() |
Một số mẫu áo dài xưa |
Nhà nghiên cứu Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng phân viện văn hóa Việt Nam tại Huế có ý kiến cho rằng: Huế nên thành lập một mô hình trung tâm lễ phục truyền thống Huế như một tổ hợp với nhiều không gian khác nhau như: Không gian lễ tân, không gian Bảo tàng lễ phục truyền thống với trang phục cung đình, hoành gia, quan phục văn võ, trang phục dân dã, trang phục gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng. Bên cạnh đó còn có không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm với nhiều mẫu lễ phục, kể cả thực tế lẫn các loại hình Album, 3D hay video clip...với sự tư vấn của các chuyên gia chuyên nghiệp. Trung tâm đa chức năng này ra đời để áp dụng nhu cầu đa dạng về lễ phục truyền thống Huế cả về nam phục lẫn nữ phục, phù hợp cho mọi lứa tuổi, thành phần xã hội, phù hợp theo mùa, ở nhiều cấp độ từ đơn giản đến sang trọng, xa xỉ, tùy thuộc vào kiểu dáng, kích cỡ, chất liệu, họa tiết trang trí, sự kỳ công của người thợ, nghệ nhân bàn tay vàng.
![]() |
Áo dài được may từ chất liệu vải dệt Zèng A lưới |
Phát biểu kết thúc hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ ghi nhận và đánh giá cao những ý tưởng và đề xuất rất sát thực của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, nhà thiết kế và các doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu áo dài Huế. Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế sẽ nỗ lực thực hiện các giải pháp để áo dài trở thành thương hiệu lớn và đặc trưng của Huế Về tên gọi thương hiệu, Tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu đảm bảo ngắn, gọn và dễ nhớ và sẽ lấy ý kiến góp của những chuyên gia về xây dựng thương hiệu.
Phương Anh
Sáng ngày 9-9, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức khánh thành và bàn giao công trình“Thắp sáng đường biên - phòng chống dịch bệnh Covid-19” cho 18 chốt phòng, chống dịch trên tuyến biên giới huyện A Lưới.
Sáng 05/9, tại trường THPT chuyên Quốc Học Huế đã long trọng diễn ra buổi lễ Khai giảng năm học 2021 – 2022. Đây là buổi khai giảng đặc biệt do tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp nên được tổ chức chung cho toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT) và các nền tảng Công nghệ thông tin khác.
Sáng ngày 1/9, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm " Bác Hồ- kết tinh hồn dân tộc". Triển lãm nhân kỷ niệm 76 năm Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam (1945-2021) và 52 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sáng 26/8, Thường trực HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất. Tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định thông qua các nội dung về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) của tỉnh 5 năm, giai đoạn 2021-2025; đồng thời, quyết định 16 nội dung chuyên đề quan trọng khác.
Năm 1990, trả lời phỏng vấn nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow, phóng viên tờ New York Times, tác giả cuốn sách “Vietnam: A history”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Nếu không trở thành người lính, có lẽ tôi vẫn là một thầy giáo, có thể dạy môn Triết học hoặc Lịch sử”…
Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm trực tuyến “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại”, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn với vị tướng huyền thoại.
Ngày 22/8/2021, đồng chí Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh viết thư kêu gọi ủng hộ bà con đồng hương Thừa Thiên Huế tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Ngày 19/8, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 2065/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt tiếp nhận viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức dự án “Bảo tồn, trùng tu và giáo dục tại Điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế, giai đoạn 2021-2026”.
Chiều ngày 15/8, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc trại sang tác VHNT về đề tài phòng chống dịch bệnh COVID-19 năm 2021.
Cả cuộc đời đồng chí Võ Văn Tần: “luôn phấn đấu không mệt mỏi vì nước, vì dân, luôn kiên định niềm tin son sắt vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, không ngừng trau dồi bản chất cách mạng của người cộng sản, phát huy hết trí tuệ sáng tạo, gắn bó máu thịt với nhân dân, tận trung với nước, với Đảng, thủy chung với đồng chí, đồng bào” (1). Đó là những đánh giá đúng với tầm vóc, công lao của đòn chí Võ Văn Tần, một nhà cách mạng thuộc lớp những người “mở đường” trong lịch sử đương đại Việt Nam, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Cục Điện ảnh cho biết Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII sẽ lùi lại vào tháng 11/2021.
Chiều 3/8, tại Thế Miếu – Đại Nội Huế, Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam tổ chức lễ dâng hương và tưởng niệm vua Hàm Nghi nhân 150 năm ngày sinh của ông (3/8/1871-3/8/2021).
Sáng ngày 3/8, tại Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao TP Huế, Hội nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế và Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức cuộc Toạ đàm khoa học " Hàm Nghi - Nhà vua bị lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Alger" nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh vua Hàm Nghi (3/8/1871 _ 3/8/2021).
Nhân kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2021), sáng nay 27/7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Huế đã long trọng tổ chức lễ viếng, dâng hoa và thắp hương tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Huế.
Họp phiên toàn thể tại Hội trường vào chiều 26/7, với 100% (479/479) đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 (từ tháng 4/2021) giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Sau khi được Quốc hội khóa XV bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức theo quy định của Hiến pháp.
Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thương binh liệt sĩ, chiều ngày 22/7, đoàn Bộ tư lệnh Quân khu 4, UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ 13 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại tiểu khu 67. Tham dự buổi lễ có thiếu tướng Lê Tất Thắng, Phó Tư lệnh Quân khu; UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng các cán bộ chiến sĩ, thân nhân liệt sĩ.