Sáng ngày 26/12, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “ Văn học Thừa Thiên Huế sau đổi mới 1986”.
Ban chủ trì Hội thảo
Hội thảo “Văn học Thừa Thiên Huế sau đổi mới 1986” nhằm đánh giá lại các thành tựu, diện mạo hơn 30 năm qua của nền văn học, chỉ ra được những giới hạn để từ đó, có những bước khai mở đúng hướng hơn, mới mẻ hơn.
Hội thảo đã nhận hơn 20 tham luận tập trung vào các chủ đề: Nhận diện toàn cảnh nền văn học Thừa Thiên Huế từ 1986 đến nay; những vận động của các thể loại văn xuôi, thơ, phê bình lý luận và dịch thuật; những chân dung tác giả...
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế - Tổng biên tập TCSH phát biểu đề dẫn hội thảo |
Những biến đổi của văn học Thừa Thiên Huế sau 1986 được thể hiện rõ nét trong sự vận động của các thể loại văn học . Ở bất kỳ thể loại nào chúng ta cũng dễ dàng dàng nhận ra ý thức đổi mới từ tư duy thể loại, cảm hứng, khuynh hướng sáng tác đến lối viết, nghệ thuật thể hiện. Đặc biệt luôn xuất hiện những nhà văn đóng vai trò tiên phong trong tiến trình đổi mới đã và đang dự phần vào đời sống văn học nước nhà với các tác phẩm đặc sắc mang phong cách, cá tính riêng. Sau bước chững lại thời kỳ đổi mới, đầu những năm chín mươi là thời kỳ bùng nổ của các thể ký, truyện ngắn, tiểu thuyết. Các nhà văn đã vượt qua những rào cản về tư tưởng, bắt đầu đổi mới về nội dung, đề cập đến những vấn đề mà quán tính văn chương từ thời chiến tranh cho đến những năm tháng hòa bình không dám đụng đến, sau đó là đổi mới về hình thức, phương thức biểu hiện.
![]() |
Nhà văn Tô Nhuận Vỹ phát biểu tại Hội thảo |
Lực lượng sáng tác văn học ở Thừa Thiên Huế sau 1986 khá phong phú và đa dạng bởi đây là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Ở bất kỳ giai đoạn nào, mảnh đất này cũng sinh ra những tài năng văn chương cho dân tộc. Những gương mặt: Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Quang Hà, Hồng Nhu, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Thái Ngọc San, Lâm Thị Mỹ Dạ, Trần Thùy Mai, Hà Khánh Linh… là những cây bút chủ lực, có nhiều đóng góp quan trọng làm nên diện mạo và thành tựu của văn học Thừa Thiên Huế.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê bày tỏ quan điểm về tiểu thuyết trong thời kỳ đổi mới |
Văn xuôi thừa Thiên Huế từ sau 1986 được sáng tác dưới nhãn quan của các khuynh hướng như hiện thực, lãng mạn và về sau nhiều nhà văn sáng tác theo mỹ học hiện đại, hậu hiện đại với nhiều khai mở đáng trân trọng. Về thể loại Tiểu thuyết, nhà văn Trần Huyền Sâm chia sẻ: “ Số lượng người cầm bút không đông đảo nhưng Huế vẫn tạo được một nét riêng độc đáo. Giai đoạn từ 1986 đến nay, phạm vi phản ảnh cuộc sống của tiểu thuyết rất đa dạng. Tuy nhiên tiểu thuyết Thừa Thiên Huế đang có một khoảng trống bởi đội ngũ kế tiếp nhà văn Hà Khánh Linh, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê,…hầu như vắng bóng, đây là một tín hiệu đáng lo ngại cho văn học Huế.
![]() |
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng cũng đã bao quát một chặng đường văn học Huế sau đổi mới |
Trong giai đoạn vừa qua, Ký là thể loại được nhiều tác giả ở Huế, nhất là đội ngũ sáng tác trẻ quan tâm và có nhiều đề tài nóng bỏng và cái nhìn tâm thức của con người và văn hóa Huế. Từ các tác giả của thế hệ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Khắc Phê, Mai Văn Hoan, Nguyễn Đắc Xuân, Hồ Đăng Thanh Ngọc...cho đến các thế hệ trẻ như Nhụy Nguyên, Lê Vũ Trường Giang, Phạm Nguyên Tường... đã khẳng được tên tuổi trên văn đàn cả nước. Thơ Huế vẫn mải miết chảy trong bức tranh thi ca vốn đa dạng, nhiều chiều. Sự tiếp nối truyền thống cùng những thể nghiệm, tìm tòi những năm gần đây là những điểm sáng để thơ Huế khẳng định được vị thế, bản sắc của mình trên bản đồ thi ca Việt.
![]() |
Nhà văn Phan Tuấn Anh chia sẻ về chặng đường văn học trẻ |
Lý luận phê bình dịch thuật không chỉ đã dạng về đội ngũ, có thể thấy trong các công trình lý luận, phê bình lý luận các tác giả đã tiếp cận, tiếp thu và vận dụng các lý thuyết đa dạng vào nghiên cứu, ở Thừa Thiên Huế đang dần hình thành những hướng nghiên cứu mũi nhọn, đặc thù.. Nhiều cây bút lý luận - phê bình trẻ của Huế dần khẳng định vị thế, tên tuổi lẫn những suy tư nghệ thuật chững chạc, có giá trị khoa học, như: Phan Tuấn Anh, Nguyễn Văn Thuấn, Nguyễn Văn Hùng, Lê Minh Phong, Phan Trọng Hoàng Linh, Nguyễn Thị Kim Ngân…
![]() |
Nhiều nhà văn nổi tiềng của Huế quan tâm sâu sắc đến sự phát triển của văn học tỉnh nhà |
Hội thảo cũng chú ý đến thế hệ viết trẻ ở Huế. Những năm gần đây, Huế xuất hiện một lực lượng viết trẻ, lực lượng viết lý luận phê bình trẻ hết sức năng động, có tư duy nghiên cứu mới mẻ, áp dụng thành công những hệ lý thuyết hiện địa và hậu hiện đại vào trong quá trình nghiên cứu. Nhiều cây bút trẻ Huế hiện nay mạnh dạn thể nghiệm sáng tạo theo những thể loại văn học hậu hiện đại như truyện phi lý, truyện huyền áo, thơ tân hình thức…dưới những sân chơi nghiêm túc và sang trọng.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
"Với một vùng đất giàu truyền thống thi ca nhạc họa, văn học Thừa Thiên Huế mỗi thời đại đều đã và đang khẳng định tên tuổi của mình trên văn đàn cả nước. Mỗi thế hệ có một vai trò lịch sử khác nhau, thế hệ các nhà văn, nhà thơ đi trước đã hoàn thành sứ mệnh với bức tranh văn học tỉnh nhà. Thế hệ tiếp theo bây giờ vẫn nỗ lực để đi tiếp con đường đang có và khai phá thêm những cung đường mới mẻ như một khám phá kỳ thú trên hành trình của nghệ thuật". Nhà thơ Đông Hà khẳng định.
Phương Anh
Sáng 11/9/2022, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Huế phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) và Công ty cổ phần Vietsoftpro tổ chức lễ trao giải cuộc thi " Huế - Thành phố xe đạp" năm 2022.
Tối 09/9, Ban tổ chức Phố đêm Hoàng thành, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế tổ chức chương trình “Thắp đèn đêm trăng”.
Hưởng ứng hoạt động Lễ hội Mùa thu trong khuôn khổ Festival Huế 2022, nhân Tết Trung thu Nhâm Dần - 2022, chiều ngày 09/09, Tạp chí Sông Hương - Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật với chủ đề “A! Ngày xưa” của họa sỹ Đặng Mậu Tựu. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ cùng đông đảo văn nghệ sĩ và bạn bè yêu mến nghệ thuật.
Ủy ban nhân dân TP Huế vừa ban hành Kế hoạch về việc Tổ chức cuộc thi ảnh nghệ thuật, video clip "Rú Chá, Cồn Tè – Sắc màu sông nước" năm 2022.
Chiều 06/09, lần đầu tiên thành phố Huế tổ chức Lễ hội Quảng diễn Lân Sư Rồng và rước đèn Trung thu với quy mô lớn phục vụ người dân và du khách.
Chiều ngày 03/9, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế (23 - 25 Lê Lợi), Trung tâm Festival Huế tổ chức lễ khai mạc Không gian trưng bày và sắp đặt đèn lồng truyền thống trong khuôn khổ Lễ hội Mùa thu Festival Huế 2022. UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã đến dự.
Nằm trong chuỗi hoạt động Lễ hội mùa Thu - Festival Huế 2022, tối 03/9, tại Quảng trường Ngọ Môn – Đại nội Huế đã diễn ra Lễ Khai mạc Ngày hội Lân Huế 2022.
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2022), sáng ngày 31/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa Thể thao đã tổ chức Lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề: “Từ Ngọ Môn đến Ba Đình lịch sử”.
Tối ngày 29/8, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh đã diễn ra chương trình khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng toàn tỉnh lần thứ XII – 2022.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ chính thức phi dự án “Tu bổ mái Khải Tường Lâu – Cung An Định, Huế”.
Chào mừng Kỷ niệm 77 năm Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2022),Trung tâm Bảo tồn di tịch Cố đô Huế vừa có thông báo miễn 100% phí tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế cho công dân Việt Nam trong ngày 02/9.
Sáng 27/8, Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam - Hà Nội ra mắt tuyến thí điểm dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô chuyên dụng 2 tầng, thoáng nóc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
UBND tỉnh cho biết đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình Nhà tưởng niệm liệt sĩ hy sinh khi đang làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Thủy điện Rào Trăng 3 vào tháng 10/2020.
Tối ngày 19/8, tại sân vận động Tự Do, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) toàn tỉnh lần thứ IX năm 2022. Sự kiện diễn ra nhân dịp chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng tháng 8 thành công và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2022).
Chiều ngày 19/08, tại Đại học Huế, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp với Đại học Huế, Trung tâm CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ ký kết hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực và Chương trình Giao lưu học sinh và sinh viên tỉnh Thừa Thiên Huế với chủ đề: “Chuyển đổi số với tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ”.
Sáng ngày 19/8, tại thành phố Huế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội thảo “Chỉ số xanh cấp tỉnh và việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện với môi trường” dành cho các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Chiều 18/8, Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp bàn về phương án xây dựng lại lăng vợ vua Tự Đức sau hơn 5 năm bị đơn vị thi công dự án bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức - Đồng Khánh (phường Thủy Xuân, TP Huế) san ủi.
Sáng 18/8, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã Phong Bình (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức buổi lễ ra mắt Đội hát múa Sắc Bùa làng Phò Trạch, xã Phong Bình.