Sáng ngày 3/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “Phát huy các giá trị văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế”.
Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT.Huế, tặng hoa chúc mừng hội thảo
Tham dự hội thảo có các ông: Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT.Huế; Nguyễn Chí Quang, TUV, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy TT.Huế; Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch TT.Huế; cùng đại diện các cơ quan ban ngành trong tỉnh; các văn nghệ sĩ tiêu biểu của Thừa Thiên Huế.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật T.T Huế phát biểu tại Hội thảo |
Hội thảo nhằm tham khảo, chia sẻ ý kiến, trao đổi các kết quả nghiên cứu giữa các nhà nghiên cứu, văn nghệ sỹ, các nhà quản lý văn hóa, quản lý du lịch và trong lĩnh vực du lịch gắn với các thiết chế văn học nghệ thuật trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 21 tham luận của 22 tác giả, trình bày các vấn đề liên quan đến du lịch văn học nghệ thuật ở tỉnh nhà như: Một số vấn đề về việc phát triển loại hình du lịch tiếp cận văn học nghệ thuật ở Huế hiện nay; Phát huy giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật; Phát triển tuyến tham quan và học tập tại hệ thống các nhà lưu niệm của văn nghệ sĩ ở Huế; bảo tồn di sản Phủ đệ của các ông hoàng, bà chứ thi ca; Phát huy giá trị văn hóa du lịch, Huế nên xây dựng “Đồi thi nhân” và góc đồi Ngô Kha; Tái tạo không gian tưởng niệm Nguyễn Du ở Huế; Đề xuất giải pháp phát triển cho tiềm năng du lịch vườn tượng ở Huế và phụ cận…
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho ràng đã đến lúc cần một chiến lược thật tốt cho du lịch gắn với VHNT, muốn làm được phải bắt nguồn từ nhân dân |
Tại Thừa Thiên Huế hiện nay, nhiều thiết chế văn học nghệ thuật đã trở thành “ký ức văn hóa” của nhiều thế hệ cư dân như hệ thống nhà lưu niệm, nhà thờ danh nhân, bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim, khu nghĩa trang văn nghệ sĩ, các vườn tượng, các hiện vật liên quan đến các văn nghệ sỹ nổi tiếng, có nhiều thành tựu làm nên diện mạo văn học nghệ thuật tỉnh nhà.
![]() |
Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ đề xuất ý tưởng xây dựng Đồi thi nhân |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế chia sẻ: “Giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật ở Thừa Thiên Huế chứa nhiều tiềm năng chưa được đánh giá, khai thác đúng mức. Và hiện nay, việc phát huy giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật chưa xứng tiềm năng. Hàng loạt các thiết chế chưa được khai thác như Không gian Lê Bá Đảng, Điềm Phùng Thị; Bảo tàng Văn hóa Huế có rất ít người đến. Hệ thống lăng mộ các nhân sỹ trí thức, văn nghệ sỹ hoàn toàn chưa được du lịch Huế chú ý. Các địa chỉ nhà lưu niệm khác như các ngôi nhà của Cố họa sỹ Tôn Thất Đào, Trịnh Công Sơn, Vĩnh Phối, Bửu Chỉ... chỉ là những cái tên nhắc để tưởng nhớ những người Huế tài hoa”.
![]() |
Nhà thơ Mai văn Hoan tâm huyết với đề xuất xây dựng không gian văn hóa Nguyễn Du |
Hội thảo chú trọng thảo luận các ý kiến đề xuất xây dựng một số thiết chế văn học nghệ thuật mới, đặt tên cho một số công viên như xây dựng không gian văn hóa Nguyễn Du ở khu vực Bàu Vá, Hương Long, thành phố Huế; Dựng bia khắc bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ ở đầu phường Vĩ Dạ, quy hoạch các tượng điêu khắc, xác định giá trị của Nhà xuất bản Tinh Hoa để đặt tên cho một công viên bên đường Trần Hưng Đạo… Và lâu dài, cần quy hoạch xây dựng Bảo tàng văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế.
Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ đã chia sẻ ý tưởng về việc xây dựng Đồi Thi nhân, bởi Huế là cái nôi của thơ với đội ngũ đông đảo các nhà thơ nổi tiếng như: Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê, Lưu Trọng Lư, Tố Hữu, Ưng Bình-Thúc Gịa Thị, Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Trần Vàng Sao… Là xứ sở của thơ nhạc, của núi sông hữu tình, của lòng người giàu chất thơ và nhân hậu, chịu thương chịu khó, việc Huế xây dựng Đồi Thi nhân chính là để tạo điểm nhấn trong đời sống tinh thần của nhân dân Thừa Thiên Huế và cũng là niềm tự hào của mọi người con của Huế, Sự ra đời của Đồi thi nhân sẽ tạo nên một không gian du lịch độc đáo, không nơi nào có được, và chắc chắn sẽ thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê trình bày tham luận "Bảo tàng văn học nghệ thuật - Một công trình cần được đưa vào thiết chế văn hóa của Thừa Thiên Huế" |
Theo nhà thơ Mai Văn Hoan, Huế là nơi may mắn còn lưu giữ dấu tích của Đại thi hào Nguyễn Du. Với những dấu tích về cuộc đời và tác phẩm còn lưu giữ được, Huế có thể tái tạo một Không gian tượng niệm Nguyễn Du. Nhà thơ cho rằng: “việc tái tạo lại Không gian tưởng niệm Nguyễn Du ở Huế là hết sức cần thiết, nhằm phục chế lại ngôi nhà công trên trục đường Mai Thúc Loan, ngôi nhà cạnh phủ An Hiên (Kim Long) và phần mộ Nguyễn Du ở cánh đồng xã An Ninh (Kim Long), chắc chắn Huế sẽ có thêm những điểm tham quan rất có ý nghĩa, góp phần phát triển ngành du lịch văn học của cả nước”.
![]() |
Nhà văn Lê Vũ Trường Giang phát biểu tham luận tại Hội thảo |
Khi nói đến Huế, nhiều du khách cứ nghĩ chỉ có đền đài, lăng tẩm, chùa chiền là nơi để tham quan và trải nghiệm. Thế nhưng có nhiều nhà lưu niệm/Khu lưu niệm quanh Huế, ngay tại trung tâm thành phố Huế lại ít ai biết, bởi có nhiều lí do trong đó lí do khách quan là du khách không có nhiều thời gian lưu lại Huế, du khách không thuộc những người sành về văn học nghệ thuật Huế. Nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong cho rằng: Các hoạt động tham quan và học tập tại hệ thống nhà lưu niệm văn nghệ sĩ ở Thừa Thiên Huế để giáo dục di sản cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em am hiểu tường tận từng di sản. Các trường học trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong thời gian gần đây đã xây dựng được kế hoạch tổ chức tham quan, học tập tại di sản văn hóa thì những thiết chế văn hóa nói trên rất thiết thực với các em giờ chỉ cần có sự đồng thuận giữa nhà trường và người quản lý các thiết chế văn hóa đó thì sẽ là cơ hội tuyệt vời để các em học sinh trải nghiệm, nếu thực hiện được thì Giấc mơ Huế cũng sẽ trở thành điểm sáng cho các địa phương khác học tập.
![]() |
Các văn nghệ sĩ tham dự hội thảo cùng chụp ảnh lưu niệm |
Hội thảo lần này chỉ bước đầu tham mưu cho tỉnh Thừa Thiên Huế những ý tưởng về kết nối thiết chế văn học nghệ thuật với du lịch để xây dựng chiến lược phát triển du lịch, phát triển kinh tế, văn hóa trong tương lai. Cũng như tham khảo ý kiến đề xuất xây dựng một số thiết chế văn học nghệ thuật mới trong bối cảnh văn hóa đương đại.
Phương Anh
Chiều 12/5, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật phối hợp với UBND huyện Phú Vang tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Phú Vang ngày mới".
Ngày 11/5, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế tại chùa Từ Đàm nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2022 - Phật lịch 2566.
Chủ tịch UBND tỉnh - ông Nguyễn Văn Phương vừa có cuộc họp rà soát các nội dung triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo tiến độ khởi công dự án cầu vượt sông Hương trên đường Nguyễn Hoàng vào tháng 9/2022.
Tối 08/5, tại Nghinh Lương đình, Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566 tổ chức lễ Thắp sáng 7 hoa sen trên sông Hương cầu quốc thái dân an.
Chiều 08/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, thành phố Huế); Ban Trị sự – Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566 tại Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm văn hóa Phật giáo với chủ đề “Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng”.
Chiều 29/4, tại vườn Thiệu Phương, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức vừa khai mạc Triển lãm “Mỹ thuật và di sản”.
Chiều ngày 29/4, tại Hội trường Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đại hội Hiệp hội Văn hóa ẩm thực tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 – 2017.
Ban tổ chức Festival Huế 2022 cho biết, Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2566 sẽ diễn ra từ ngày 8/5 – 15/5/2022 với nhiều hoạt động trải khắp các địa điểm trên TP Huế.
Tối ngày 28/4, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2022 với chủ đề “Gắn kết cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái”.
Tối 28/4, UBND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) tổ chức khai mạc Festival Thuận An biển gọi năm 2022 với sự tham dự của hàng nghìn du khách và người dân địa phương.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế vừa có buổi làm việc với lãnh đạo Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Huế về việc bàn giao những hiện vật đồng thời vừa mới sưu tầm giúp Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để thực hiện công tác trưng bày trong thời gian tới.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Khoa Kiến trúc, Đại học Khoa học Huế triển khai tổ chức Cuộc thi Thiết kế cảnh quan Eo Bầu - Thượng Thành phía Nam và Ký họa kiến trúc chủ đề "Nam Kinh Thành Huế - Dấu ấn thời đại".
Thực hiện “Đề án Phát triển VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030” của UBND tỉnh, chiều ngày 25/4 Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “ Thừa Thiên Huế trong tôi” năm 2022 dành cho học sinh trung học Thừa Thiên Huế.
Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), từ ngày 22 - 24/4, tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, UBND huyện A Lưới phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức hoạt động Tuần lễ sách và Văn hóa đọc năm 2022 và triển lãm Di sản Cố đô Huế qua nghệ thuật ký họa.
Tối 22/4/2022, tại quảng trường Ngọ Môn, UBND Thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ khai trương phố đêm Hoàng Thành Huế.
Sáng 23/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc "Tôi yêu Huế" và cuộc thi ảnh nghệ thuật "Huế - Những góc nhìn mới" lần thứ IV, năm 2022. Tham dự có ông Hoàng Hải Minh - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sáng 22/4, tại Trường lang Đại Cung Môn, Đại nội Huế; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm bản Kiều chép tay của hoàng gia triều Nguyễn.
Sáng 21/4, Nhà xuất bản Thuận Hóa đã tổ chức buổi ra mắt cuốn sách “Chủ tịch nước – Đại tướng Lê Đức Anh, niềm tự hào quê hương Thừa Thiên Huế” nhân Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, kỷ niệm 3 năm ngày mất của Chủ tịch nước – Đại tướng Lê Đức Anh (22-4-2019 - 22-4-2022).
Sáng 21/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ tiếp nhận tư liệu, hiện vật của các văn nghệ sĩ Huế trao tặng cho phòng truyền thống của Liên hiệp Hội.