Sáng ngày 10/06, Hội khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “ Kinh đô Huế thế kỷ XIX”. Tham dự có ông Phan Thiên Định – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định phát biểu tại Hội thảo
Kinh đô Huế thế kỷ XIX là nơi quy tụ đỉnh cao quyền lực của nền quân chủ Việt Nam. Triều Nguyễn đã kế thừa Đô thành Phú Xuân vào thời điểm các chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và mở rộng toàn cõi đất Đàng Trong vào năm 1757. Vua Gia Long xây dựng Kinh đô Huế cũng dựa trên thành quả Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn xóa bỏ Đàng Trong – Đàng Ngoài vào mùa hè năm 1786 và tiếp đó, đánh bại quân Thanh vào đầu năm 1789. Kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn đánh dấu thời phục hưng văn hóa dân tộc và sức mạnh quyền lực quốc gia sau khi đánh bại quân Xiêm và Thanh.
Kế thừa thành tựu xây dựng kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn, vua Gia Long vẫn chọn Huế làm Kinh đô trên nền tảng lãnh thổ và chính quyền đã được thống nhất, chủ quyền biên giới và biển đảo từ đó được củng cố giữ vững; bộ máy quản lý nhà nước và dân sinh không ngừng hoàn thiện và nâng cao, văn hóa dân tộc và giáo dục được chăm lo, phát triển.
![]() |
Tại hội thảo |
Với 21 tham luận tại Hội thảo, các tác giả, các nhà nghiên cứu đã làm rõ diện mạo đô thị Huế nửa đầu thế kỷ XIX, khái quát quá trình biến đổi cấu trúc kinh thành Huế từ lúc xây dựng cho đến nay, nêu lên những biến cố quan trọng tại kinh đô Huế trong các năm 1883 – 1885, tìm hiểu về tình hình quản lý địa bàn ngoài kinh thành Huế dưới thời Nguyễn 1802 – 1934, làm rõ quyền lực của hoàng đế triều Nguyễn, việc tuyển chọn quản lý và sử dụng quan lại của vua Minh Mạng. Tìm hiểu về nội dung sách thi Đình dưới triều Nguyễn, về Thái Y Viện, tinh hoa Đông Y, về Tuồng Huế, nghệ thuật trang trí kiến trúc Bát Bửu thời Nguyễn...
Phát biểu tại Hội thảo, Phó chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh Phan Thiên Định nhấn mạnh: “ Kinh đô Huế thế kỷ XIX là nơi quy tụ tinh hoa của đất nước sau khi bờ cõi và chính quyền được thống nhất. Nơi đây đã thể hiện mạnh mẽ quyền lực quốc gia trên các phương diện quản lý bộ máy nhà nước, lãnh thổ, biển đảo, dân cư…Là nơi xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới mang tầm quốc gia và tiếp thu nhiều thành tựu về kiến trúc thành lý và cung điện của thế giới, bao gồm kinh thành, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền…với cảnh quan kỳ thú, tạo cho Huế có một phong cách kiến trúc đặc sắc, một nền văn hóa độc đáo bao gồm ẩm thực, trang phục, nhà cửa, âm nhạc, sân khấu, lễ hội, nếp sống, tín ngưỡng…Di sản kinh đô Huế thế kỷ XIX đã trở thành di sản văn hóa Thế giới với đa dạng các thể loại di sản kiến trúc, nhã nhạc cung đình, châu bản, Mộc bản, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Đó là niềm tự hào không những đối với nhân dân Thừa Thiên Huế mà là của cả nước và nhân loại.
Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng đã ghi nhận và đánh giá cao về tinh thần làm việc trách nhiệm, đưa ra những sáng kiến và nổ lực nghiên cứu để làm sáng tỏ diện mạo, đặc điểm, vị thế của kinh đô Huế trong thế kỷ XIX, đó là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra đối với Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế trong nhiệm vụ thực hiện nghị quyết 54 NQ – TW của Bộ chính trị: “ Xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trung văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh…”.
Phương Anh
Chiều 2/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khai mạc triển lãm về hoàng đế Minh Mạng tại Ngọ Môn (Hoàng Thành Huế) nhân kỷ niệm 200 năm ngày hoàng đế Minh Mạng lên ngôi (mồng 1 tháng Giêng năm Canh Thìn).
Ngày 31/01, tại Thế Tổ Miếu - Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc đã tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long (1820 - 2020) và khai mạc trưng bày về Hoàng đế Gia Long.
Chiều ngày 29/01/2021, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2020.
- Có một văn phong Hồ Chí Minh trong 50 năm sự nghiệp viết - Phong Lê
Sáng 07/01, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung -Nguyễn Huệ đã diễn ra lễ dâng hương và kỷ niệm 232 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh.
VĂN
- Về một tuổi trẻ màu xanh - Trần Băng Khuê
- Ngọn nến - Trần Hoàng Vy
Sáng ngày 1/1/2021, Dàn nhạc Kèn Huế đã chính thức ra mắt ngay tại nhà tại Nhà Kèn Huế, công trình do người Pháp xây dựng cách đây khoảng 100 năm.
Chương trình sự kiện âm nhạc, đếm ngược chào năm mới Huế Countdown 2021 sẽ được tổ chức vào lúc 21h00 ngày 31/12/2020 và kết thúc lúc 00h30' ngày 01/01/2021 tại khu vực Ngã 6 đường Hà Nội - Đống Đa - Hùng Vương - Lê Quý Đôn - Bến Nghé.
Tối 29/12, tại nhà thi đấu Trung tâm thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế (01 Hà Huy Tập), Sở Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội Lân Huế 2020.
Chiều 25/12 tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Mộng mị một mình” của họa sĩ Đặng Mậu Tựu. Tham dự khai mạc triển lãm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng đông đảo văn nghệ sĩ Huế.
Chiều 25/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2020.
Chiều 23/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị Tổng kết hoạt động Quỹ Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình VHNT giai đoạn 2016 - 2020.
Sông Hương xin gửi đến quý bạn đọc mục lục số Đặc biệt, tháng 12 - 2020:
Sáng ngày 22/12, Bảo tàng lịch sử Huế đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo Khu chứng tích Lao Thừa Phủ.
Tối 20/12, tại Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu đã diễn ra buổi Bế mạc chương trình Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Tối 19/12, tại sân khấu Phố đi bộ Huế, Hội May – Thêu - Thời trang Huế đã tổ chức chương trình Thời Trang – Nghệ thuật “Huế- Kinh đô áo dài.
Tối ngày 18/12, tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (thành phố Huế) đã diễn ra chương trình khai mạc Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Chiều 18/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Văn hóa và con người xứ Huế” của cố nghệ sĩ Nông Thanh Toàn.
Sáng 18/12, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thành phố Huế (23-25 Lê Lợi, TP Huế), Hội May – Thêu- thời trang Huế phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Huế tổ chức khai mạc "Không gian trưng bày và thao diễn nghề may áo dài Huế".
Chiều 17/12, Omega+ kết hợp với Viện Pháp Huế tổ chức buổi tọa đàm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa”. Buổi tọa đàm được tổ chức nhân dịp ra mắt tác phẩm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền thoại đỏ và Huyền thoại đen”.