Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Đại học Huế, Liên đoàn Lao động, Sở Khoa học và Công nghệ, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị triển khai Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X, năm 2020.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định phát biểu tại Hội nghị
Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X, năm 2020 được tổ chức nhằm thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo khoa học kỹ thuật của toàn dân, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, qua đó ghi nhận và tôn vinh công lao của các nhà sáng tạo có các giải pháp kỹ thuật hữu ích, các sáng kiến hay đã được áp dụng trên địa bàn tỉnh và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đồng thời tuyển chọn các công trình, giải pháp tiêu biểu tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021) và Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2020.
Năm nay, Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được xét và trao giải cho các công trình, giải pháp thuộc 06 lĩnh vực gồm: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; Cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải; Vật liệu, hóa chất, năng lượng; Nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường; Y dược; Giáo dục, đào tạo và lĩnh vực khác.
Mỗi lĩnh vực dự thi có tối đa 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 02 giải Ba và 03 giải Khuyến khích. Trị giá tiền thưởng cho mỗi giải Nhất là 20 triệu đồng; giải Nhì 15 triệu đồng; giải Ba 10 triệu đồng và giải Khuyến khích là 05 triệu đồng
GS. TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh cho biết, bắt đầu từ năm nay, Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức hằng năm để xét trao tặng cho các tác giả, nhóm tác giả có những công trình khoa học công nghệ, giải pháp, sáng kiến kỹ thuật có giá trị khoa học, kinh tế, xã hội cao, được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống; qua đó tôn vinh, ghi nhận công lao của các tổ chức và cá nhân có đóng góp nổi bật cho khoa học công nghệ, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước. Ngoài ra, Hội thi còn nhằm tuyển chọn các công trình khoa học công nghệ, giải pháp kỹ thuật tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021) và Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2020.
Thời hạn nhận hồ sơ dự thi bắt đầu từ khi công bố Thể lệ đến 17h00, ngày 31/8/2020 và tổng kết và trao giải Hội thi vào tháng 11/2020.
Nguyên Phương
“Ngài” rùa đá được xem như một trong hai linh vật để trấn yểm vùng đất Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), trên đầu “ngài” còn có một chữ Vương.
Huế có những sáng mờ sương, sương giăng kín những tuyến phố, bầu trời như sà xuống tận đầu người, xứ Huế vốn mộng mơ càng thêm huyền ảo.
Lối kiến trúc độc đáo thuộc hệ phái thevarada (Nam tông) tạo cho chùa Thiền Lâm một nét đẹp khác biệt so với các cổ tự đất cố đô.
Cố đô Huế bây giờ không còn trầm mặc, phong cảnh về đêm thật quyến rũ bởi việc chiếu sáng nghệ thuật cầu Trường Tiền.
Sáng 10-3, Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với UBND huyện A Lưới đã tổ chức lễ hội Ariêu Car_một trong những lễ hội văn hóa truyền thống lớn với sự tham gia đông đảo cộng đồng người dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy đang sinh sống ở địa bàn vùng cao huyện A Lưới .
Nhà vườn An Hiên, phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, Xuân Viên Tiểu Cung... là những nhà vườn đẹp bậc nhất xứ Huế. Hệ thống kiến trúc dân gian này là một điểm nhấn trong khám phá nét đẹp văn hóa Cố đô.
Lễ hội A riêu Car là dịp để các dân tộc hội tụ, thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Là món ăn có cái tên khiến nhiều người phải ngẩn ra vì nghe quá lạ, canh chột nưa chinh phục thực khách bởi hương vị đậm chất quê và cái tình của người dân Huế.
SHO - Sáng ngày 21/2 (14 Tháng Giêng năm Bính Thân), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất . Đây là năm thứ tám văn nghệ sĩ Cố đô Huế tổ chức đi viếng mộ thi nhân vào dịp Tết Nguyên tiêu.
Không biết có tự bao giờ mà hoa tre là lễ vật không thể thiếu trong lễ "cúng bổn mạng" đầu năm của mỗi gia đình xứ Huế. Nội tôi kể rằng: Thuở xưa khi chưa có "ông tổ" khai sinh ra loại hoa tre thì người ta "cúng bổn mạng" bằng hoa thọ. Hoa thọ mang ý nghĩa trường tồn, cầu mong được sống lâu để sum vầy cùng con cháu.
Là kinh đô xưa cổ còn được lưu giữ gần như toàn vẹn nhất cho đến bây giờ, Tết ở Huế tượng trưng cho sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại.
Cặp rắn này chỉ xuất hiện tại chùa vào các ngày sóc vọng (các ngày 1, 15, 30 hàng tháng) và trú lại qua đêm trong hang cây da cổ thụ rồi lặng lẽ bỏ đi. Thấy chuyện lạ, một số người cho rằng đây là đôi rắn “có chân tu” nên mới về chùa để “nghe giảng giải kinh Phật”...
Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.
Có thể nói, trong số hàng trăm sản phẩm bằng tre của các nghệ nhân làng Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) tạo nên, chúng tôi ấn tượng nhất là đèn lồng các loại. Từ đèn ú, đèn lục giác, bát giác… Tuy khác nhau về mẫu mã, hình dáng nhưng tất cả đều chan chứa tâm tình, gửi gắm “cái hồn” của làng nghề nơi đây.
Bên cạnh lớp nghệ nhân "vàng", lớp những nghệ sỹ "măng non" - nghệ sỹ trẻ là thế hệ mới sẽ đồng hành cùng nghệ thuật Ca Huế trên con đường phát huy giá trị di sản này ra cộng đồng, tiến tới hội nhập di sản quốc tế. Do đó, việc làm sao để truyền lại vẹn nguyên bản sắc, đúng cái "chất" của Ca Huế cho lớp nghệ sỹ trẻ kế tục cũng đang là vấn đề được các ban, ngành quan tâm.
Chuyên đề trọng điểm của số báo này, dành nhiều trang về Hoàng Phủ Ngọc Tường - nhà văn, nhà văn hóa Huế. Những trang văn của ông, như chiếc đũa thần, thức dậy những vỉa tầng văn hóa Huế. Một điều khác, ông cùng bạn bè thuở ấy, với một hệ mỹ cảm khác biệt, đã tạc vào văn nghệ Huế, Việt Nam những giá trị trường cửu.
Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.
Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.
Tại Huế, toàn bộ các ấn quý bằng vàng, bạc, ngọc hay còn gọi là Kim Ngọc Bảo Tỷ đến nay không còn một chiếc nào. Có lẽ thật sự đây là điều đáng tiếc nhất khi xuất xứ những chiếc ấn quý đó đều từ Huế mà ra.
Những biến cố của lịch sử đã khiến cho một lượng cổ vật lớn và quý hiếm đã “biến mất” khỏi cố đô Huế. Hãy cùng lật lại những điểm mốc ấy.