Chỉ xếp sau Hà Nội, cũng giống như Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế là tỉnh sở hữu cùng lúc 2 di sản đã được Unesco công nhận, đó là Di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc Cung đình và Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế.
Kinh thành Huế. (Ảnh: ANTĐ)
Mặc dù vậy, Huế được biết đến và được yêu thích không phải vì danh hiệu Di sản văn hóa thế giới. Thực chất kể từ trước khi được công nhận, Huế đã là một trong những điểm đến nổi tiếng tại Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những địa danh được khách du lịch quốc tế chọn lựa nhiều nhất khi đến Việt Nam.
Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương, nơi đây vốn trung tâm văn hoá, chính trị, và là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn. Từ năm 1802 đến năm 1945, vùng đất cố đô này đã chứng kiến sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng chính trong khoảng thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế. Đặc biệt trong số đó là khu Đại Nội với 253 công trình lớn nhỏ, 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.
Đàn Nam Giao. (Ảnh: Cinet)
Đến với Huế, không có du khách nào lại bỏ qua chuyến thăm quan tới các tòa thành nơi đã từng chứng kiến sự trị vì của nhiều vị vua triều Nguyễn, cũng là những di tích có kiến trúc, cảnh quan đẹp nổi tiếng.
Chỉ cần đi dọc bên bờ Bắc của sông Hương, du khách sẽ thấy sừng sững hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy Hoàng Gia đó là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế. Ba tòa thành này được xây dựng lồng vào nhau và được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.
Chẳng cần là một kiến trúc sư hay một người am hiểu về thiết kế cũng dễ dàng nhận thấy hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Toàn bộ công trình được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, kết hợp với nhiều yếu tố tự nhiên sẵn có đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...
Sông Hương uốn lượn qua thành phố Huế hiền hòa. (Ảnh: VOV)
Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào. Trong số đó, độc đáo nhất và thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô, chính là Ngọ Môn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.
Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.
Vẻ đẹp tuyệt tác sơn thủy hữu tình của lăng Tự Đức. (Ảnh: Internet)
...và lăng Minh Mạng. (Ảnh: Internet)
Xa hơn nữa về phía Tây của Kinh thành, là lăng tẩm của các vua Nguyễn. Những lăng tẩm này được xem là những thành tựu của kiến trúc Việt Nam. Mỗi lăng một vẻ, một kiến trúc riêng biệt song đều là những phong cách kiến trúc nổi bật và đáng tự hào của người Việt. Ví dụ như lăng Gia Long mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi rừng trùng điệp khiến người xem cảm nhận được hùng khí của một chiến tướng từng trải trăm trận chiến. Trong khi đó Lăng Minh Mạng uy nghi, được đặt giữa rừng núi hồ ao tôn tạo khéo léo, cho thấy được hùng tâm đại chí của một chính trị gia có tài và tính cách trang nghiêm của một nhà thơ quy củ. Lăng Thiệu Trị lại mang vẻ vừa thâm nghiêm, vừa thâm trầm u uẩn giữ chốn đồng không quạnh quẽ. Điều này cũng thể hiện phần nào tâm sự của một nhà thơ siêu việt trên văn đàn song không nối được chí tiền nhân trong chính sự. Lăng Tự Ðức thơ mộng trữ tình được tạo nên chủ yếu bằng sự tinh tế của con người, phong cảnh nơi đây gợi cho du khách hình ảnh của một tao nhân mang nặng nỗi niềm trắc ẩn bởi tâm huyết của một nhà vua không thực hiện được qua tính cách có phần nhu mì của một nhà thơ...
Chùa Thiên Mụ Huế. (Ảnh: Internet)
Ngoài những địa điểm chính nêu trên, quần thể Cố đô Huế còn có những địa danh tô điểm thêm nét đẹp tạo nên một tổng thể hài hòa như: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An...
Không giống đa phần các thành phố du lịch khác luôn có náo nhiệt, sôi động với nhịp sống nhanh. Huế có dáng vẻ dịu dàng, e ấp giống như vẻ đẹp của các cô gái Huế. Không ồn ào, không náo nhiệt, Huế thu hút khách thăm quan bởi vẻ đẹp nhuốm màu thời gian, bởi lịch sử một thời hoàng kim của triều Nguyễn và bởi vẻ trầm mặc nơi cố đô..
Theo Cinet
Tối ngày 05/02 (Rằm tháng giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Festival Thơ Huế 2023 với chủ đề “Hương Giang – Dòng sông Di sản". Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đông đảo văn nghệ sĩ Huế và bạn yêu thơ.
Tối ngày 4/2 (14 tháng Giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Quý Mão – 2023 với chủ đề “ Nhịp điệu mới” tại 01 Phan Bội Châu - TP Huế.
Sáng 4/2 (14 Tháng Giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhà văn TT Huế tổ chức Viếng mộ Thi Nhân ở Huế.
Sáng 2/2/2023, Lễ hội Cầu ngư năm 2023 được tổ chức tại đình làng văn hoá Thai Dương, phường Thuận An, thành phố Huế.
Sáng ngày 31/01, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão năm 2023 tại khu di tích lịch sử Chín Hầm.
Sáng ngày 31/1, nhằm ngày 10 tháng Giêng âm lịch, hội vật làng Sình đã được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), thuộc xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 30/1 (ngày mồng 9 Tết), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, phường An Tây, thành phố Huế đã diễn ra lễ khai mạc lễ hội đền Huyền Trân xuân Quý Mão năm 2023 với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân".
Chiều 14/1 (23 tháng Chạp), Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc phòng tranh mừng xuân Quý Mão 2023 tại Tạp chí Sông Hương.
Chiều 12/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế (25 Lê Lợi), Art Gallery Sông Như đã tổ chức triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Quý Mão – mèo không nằm”.
Chiều ngày 11/1, Tạp chí Sông Hương tổ chức gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng cho các tác phẩm hay đăng trên tạp chí trong năm 2022.
Chiều 11/01, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao TP Huế (25 Lê Lợi), Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, CLB Nhiếp ảnh Đặng Huy Trứ đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Xuân quê hương”.
Chiều 10/01, tại Nhà Tế Tửu – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai trương Không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật”. Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bà Amandine Dabat - nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.
Chiều ngày 10.1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổng kết và trao giải cuộc thi bút ký “Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, đồng chí Hoàng Khánh Hùng - UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Chiều 9/1, Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật sinh viên năm 2023 nhân kỷ niệm 73 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2023).
Ủy ban Thành phố Huế cho biết, Chương trình “Tết Huế” năm 2023 sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 14/01 đến 17h00 ngày 17/01 (từ ngày 23 đến 26 tháng chạp, năm Nhâm Dần).
Chiều ngày 4/1, Trung tâm nghiên cứu phát triển và Đồng kiến tạo Tri thức (Trung tâm CKC) đã tổ chức buổi ra mắt ấn phẩm “ Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai: Tiếp nhận từ văn hóa dân gian, tri thức bản địa hướng đến du lịch sinh thái cộng đồng” và tổng kết dự án “ Phát huy giá trị văn hóa và du lịch bền vững tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai”.
Ngày 28/12/2022, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã họp nhất trí thông qua Giải thưởng Văn học năm 2022 trao cho 5 tác giả và Giải thưởng Tác giả trẻ trao cho 3 tác giả. Nhà văn Lê Vũ Trường Giang đạt giải thưởng Tác giả trẻ năm 2022 với tập truyện ngắn Bạc màu áo ngự.
Sáng ngày 01/01/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình công bố Festival Huế 2023 với hoạt động đầu tiên là tái hiện Lễ Ban Sóc triều Nguyễn. Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMT tỉnh Nguyễn Nam Tiến; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Chiều 29/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2022.