NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Ảnh: internet
Ngày thứ sáu mười ba
Ngày thứ sáu mười ba
Khi chúng ta nghĩ về Paris
Chúng ta khóc một mình lặng lẽ
Mỗi người lắng nghe giữa các bức tường
Lau nước mắt, nấu ăn, giặt giũ, ra đường
Nơi làm việc sáng nay, không người nào nhắc nữa
Dù ai cũng biết đêm qua, ly trà không kịp uống
Bạn làm gì, trước màn hình tivi
Chúng xả súng vào rạp hát, lớp học
Sân bóng, chúng xả hơi độc vào phòng đầy trẻ con
Nện cuốc vào đầu, tra tấn đến chết
Bịt mặt ném người xuống nước
Ở đâu?
Ở Paris, ở Phi châu, hay ở Kampuchia, Việt nam, Trung Hoa?
Khi chúng ta ngủ quên trên sofa
Trong ánh sáng mờ mờ nhấp nháy của màn hình
Có một bàn tay tìm cách bôi xóa chúng
Khỏi ký ức chúng ta, lau sạch nước mắt khi bạn ngủ
Và khi thức dậy
Nước mắt đã khô
Chúng ta ra đường
Chúng bắt đầu sơn phết các ngôi nhà
Và khi chúng ta đã nguôi ngoai
Kêu gọi lòng tha thứ, quỳ gối cầu nguyện
Chỉ còn một chiếc lá trên tường
Rung lên mặc gió không hề thổi
Bọn chúng sẽ trở lại
Nhắc nhở chúng ta: nhân loại không biết khóc. Họ chỉ khóc một mình.
Hãy cầu nguyện
Hãy cầu nguyện cho sông Seine chảy mãi qua cầu
Hãy cầu nguyện cho Rimbaud, Verlaine
Cho những người yêu nhau
Cho những người chết dưới đống gạch đá
Những người bị bắn vào lưng, vào bụng, vào đầu
Cho đứa trẻ nằm trên tay người đàn ông
Cho những người không bao giờ cầu nguyện
Cái chết nào cũng buồn
Chiến tranh nào cũng buồn
Nhưng hãy mở tấm chăn đắp mặt để nhìn xem
Kẻ nào đã bắn vào anh em chúng ta
Và đi theo vết máu trên đường
Đi mãi cho đến khi bạn gặp
Một chỗ ngồi bí mật trong bụi rậm
Nơi đêm qua một người đã ngồi
Ăn bữa ăn tối sau cùng
Được mang tới bởi một người đàn bà
Áo choàng xám, khổ đau, héo úa, tự xưng là mẹ của anh ta
PHẠM XUÂN PHỤNG
Trung Quốc, hãy nhớ!
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
NGUYỄN LOAN
Không thể nào yên
NGUYỄN THÁI HƯNG
Đất ra đảo
Hải Bằng - Nguyễn Văn Dinh - Nguyễn Khắc Thạch - Phạm Tấn Hầu - Trần Bá Đại Dương - Tôn Nữ Ngọc Hoa
Lưu Thị Bạch Liễu - Nguyễn Thuấn - Ngô Thị Ý Nhi - Nguyễn Đạt - Nguyễn Thiền Nghi
Ngọc Biển - Bích Hải - Nguyễn Thị Duyên Sanh - Đông Hương - Hồng Vinh
Kiều Công Luận - Phan Công Tuyên - Hoàng Lê Diễm Trang - Lê Hào - Trần Hương Giang - Nguyễn Hoàng Dương
PHẠM VĂN VŨ
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
Từ Hoài Tấn có thơ xuất hiện khá sớm trên báo Văn (miền Nam) khoảng giữa năm 1960. Ngay từ buổi đầu, thơ Từ Hoài Tấn đã có một giọng điệu riêng. Và khác với một số người trong nhóm Nội Dung ngày ấy (như Thái Ngọc San, Mường Mán, Nguyễn Miên Thảo…), Từ Hoài Tấn có vẽ lặng lẽ như sự tách biệt của một con đường độc đạo để đi vào khu rừng nội tâm.
HỒ ĐẮC THIẾU ANH
*Ghi nhớ ngày tiễn đưa Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 01-04-2001
Lê Từ Hiển - Nguyễn Như Huyền
Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Hoàng Thọ - Trần Xuân An - Trần Hữu Dũng - Dương Thành Vũ - Nguyễn Hoàng Anh Thư
NGUYỄN HƯNG HẢI
Trần Vàng Sao - Ngô Minh - Phùng Tấn Đông - Nguyễn Văn Phương - Lê Ánh
Phùng Tấn Đông - Bạch Diệp - Nguyễn Man Kim - Đoàn Mạnh Phương - Ngô Công Tấn - Vĩnh Nguyên - Phan Trung Thành - Lê Hưng Tiến - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyên Tiêu
Nguyễn Đức Quang - Đặng Thị Vân Khanh - Tuyết Nga - Thạch Quỳ
LTS: Phùng Quán sinh năm 1932, quê xã Thủy Dương thành phố Huế, gia nhập Vệ Quốc đoàn năm 13 tuổi (1-1946) làm liên lạc, chiến sĩ trinh sát trung đoàn 101.
Đinh Thu - Thái Kim Lan - Ngàn Thương - Hoàng Thị Thương - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Loan - Vũ Trọng Quang - Trần Hữu Lục - Lê Huy Quang - Đỗ Hàn - Mai Văn Hoan - Trần Tịnh Yên