Trong khuôn khổ chương trình Phát triển Không gian Văn hóa, sáng ngày 15/ 8, Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiệu tập sách “Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo.”
Đến dự buổi ra mắt tập sách có đông đảo các nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu văn học, các có quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn cùng những người yêu mến văn chương nói chung và quan tâm đặc biệt đến thơ Tân Hình thức nói riêng.
Đây là tập sách công phu, với gần 500 trang, bao gồm nhiều bài nghiên cứu về đặc trưng thi pháp của thơ Tân Hình thức nói chung và thực tiễn sáng tạo thơ Tân Hình thức ở Việt Nam nói riêng. Hai mươi ba tiểu luận có trong cuốn sách này là hai mươi ba góc nhìn khác nhau về thơ Tân Hình thức. Mỗi cách tiếp cận sẽ gợi mở những chiều hướng khác nhau, những truy vấn khác nhau về vai trò của thơ Tân Hình thức đối với diện mạo của thi ca thế giới và thi ca Việt Nam đương đại. Trong đó bao gồm các tiểu luận của nhiều nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng Việt Nam như Khế Iêm, Bửu Ý, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Quyên, Inrasara... và tiểu luận của các nhà nghiên cứu thế giới như William B Noseworthy, Frederck Feirstein, Angela Saunders...
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tại buổi giới thiệu sách |
Trong “Thay lời tựa”, mở đầu cho tập tiểu luận này, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, một trong những người đã không ngừng nỗ lực để cho thơ Tân Hình thức có mặt tại Việt Nam cho rằng: “Cuốn sách này có thể nói đã mang trong mình sự tâm huyết của những trái tim vì sự phát triển văn học nghệ thuật, sự ưu tư của nhiều sáng tạo, sự đa chiều thẳng thắn của các góc nhìn khoa học thấu triệt... Đây có lẽ là sự hội tụ đông đảo và nghiêm túc nhất cùng bàn luận về thơ Tân Hình thức từ trước đến nay.”
|
Giáo sư Bửu Ý tại buổi giới thiệu sách |
Tại buổi giới thiệu sách, giáo sư Bửu Ý cho rằng, việc cổ xúy cho những khuynh hướng sáng tạo mới đối với một nền nghệ thuật của một dân tộc là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt, ngày nay, trong môi trường thế giới phẳng thì sự tiếp nhận đối với những khuynh hướng sáng tạo mới là điều đương nhiên của một nền nghệ thuật. Trải lòng với bạn đọc, giáo sư Bửu Ý đã nói về những vấn đề về tự do sáng tạo của một nhà thơ, theo ông, thi sỹ là những kẻ tự do tuyệt đối, tự do theo đuổi không ngừng nghỉ những giấc mơ của mình, tất nhiên, những thi sỹ tiên phong bao giờ cũng là những người cô đơn, những kẻ bị hắt hủi ngay trong thời đại mà mình đang lưu trú, nhưng về sau, tên tuổi của họ sẽ được lưu truyền với những khái phá trước đó của họ...
Phần sau của công trình này bao gồm những bài thơ Tân hình thức tiêu biểu, trong đó có 15 bài thơ của ba nhà thơ Tân hình thức Mỹ, và 57 bài thơ thuộc về năm thế hệ những nhà thơ Tân hình thức Việt sinh từ những thập niên 1940 tới 1990 mà tiểu biểu là những nhà thơ như Nguyễn Đăng Thường, Chu Thụy Nguyên, Khế Iêm, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lý Đợi, Inrasara, Nguyên Quân, Phạm Thi Anh Nga, Trầm Phục Khắc...
|
Nhà văn Nguyên Quân tại buổi giới thiệu sách |
Cũng tại buổi ra mắt sách, nhà thơ Nguyên Quân, một người làm thơ Tân Hình thức tiêu biểu ở Huế đã có những trải lòng với bạn đọc về những suy tư, những kỷ niệm của anh khi bước vào làm thơ Tân Hình thức. Theo anh, một người làm thơ quan trọng nhất vẫn là tư tưởng nhưng không thể thờ ơ hay đứng ngoài các trào lưu mới. Người làm thơ có thể thực hành những kiểu dạng thơ khác nhau và mỗi hình thức thơ sẽ đưa đến cho nhà thơ những cuộc thăm dò khác nhau về đời sống, về nội tâm. Coi trọng về hình thức là điều thiết yếu của người làm thơ, bởi đơn giản hình thức luôn mang tính quan niệm, hình thức sẽ làm bệ phóng cho tư tưởng bay xa hơn.
Cũng trong tập tiểu luận này, nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, một trong những nhà phê bình có kiến văn sâu rộng nhất hiện nay cho rằng: “Có thể rồi đây, thơ hậu hiện đại Việt Nam sẽ chọn được cho mình một thể thơ khác phù hợp hơn và, do đó, thành công hơn. Nhưng với tư cách là một thể thơ mang tính hệ hình mở đầu cho trào lưu thơ Hậu hiện đại ở Việt Nam thì tân hình thức mãi mãi còn được nhắc đến và biết ơn.”
|
Nhà giáo Bửu Nam tại buổi ra mắt sách |
Nhà giáo Bửu Nam, tại buổi giới thiệu sách đã có những gợi mở về những chương trình cần làm để cho việc quảng bá thơ Tân hình thức được rộng rãi hơn nữa. Trong đó, việc chú ý vào những cuộc thi thơ Tân Hình thức cần được thực hiện rộng hơn, và chuẩn bị tâm thế tiếp nhận dòng thơ không dễ tiếp nhận này cho bạn đọc là những việc rất quan trọng để có một sân chơi cho Tân Hình thức sâu rộng hơn trong công chúng.
|
Đông đảo bạn đọc tới tham dự |
Những năm qua, Tạp chí Sông Hương đã trở thành một trong những tạp chí hiếm hoi ở Việt Nam hướng tới quảng diễn những lối thực hành nghệ thuật mang tính tiên phong, là nơi để những người can đảm dò tìm cho mình những lối đi riêng, có thể đăng tải những thử nghiệm nghệ thuật mới mẻ, có chiều sâu về tư tưởng và có tính khai mở về hình thức thể hiện. Nỗ lực của Tạp chí trong việc quảng bá cho thơ Tân Hình thức hay rộng hơn là nghệ thuật Hậu hiện đại đã được những nhà chuyên môn có uy tín và những người viết có tâm huyết vì một nền nghệ thuật lành mạnh, dân chủ, nghiêm túc đã tin tưởng, cộng tác và đón đọc.
Người Sông Hương
Chiều ngày 13/1, tại 26 Lê Lợi (thành phố Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc năm 2015 cho 16 tác phẩm, công trình của các tác giả là hội viên các Hội chuyên ngành.
Chiều ngày 11/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ tưởng niệm cố họa sĩ Đinh Cường. Đông đảo văn nghệ sĩ đã đến thắp nén nhang tưởng niệm người nghệ sĩ tài hoa này.
Chiều ngày 31/10, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức buổi giới thiệu sách “Phan Duy Nhân - Thơ & Đời” (do NXB Đà Nẵng ấn hành), tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế.
Ngày 29/10, tại thành phố Huế, đã diễn ra Hội nghị Nhóm chuyên gia về hành động mìn nhân đạo lần thứ ba trong khuôn khổ ADMM+ (FTX 2016), với sự tham gia của Đại diện 18 nước thành viên và Ban thư ký ASEAN.
Sáng 16/ 10, tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức họp báo về Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Chiều ngày 25/09, tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi triển lãm tranh “& Mưa” của họa sĩ Lê Văn Nhường.
Sáng ngày 18.9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 ngày thành lập Hội ( 18.9.1945 – 19.8.2015) và đón nhận Huân chương Lao động hạng III của Chủ tịch nước
Chiều 18/9, Liên hiệp các Hội VHNT đã bế mạc trại sáng tác VHNT các vùng kinh đô Việt Nam xưa và nay – 2015 với chủ đề “Con người và văn hóa Huế” và công bố tác phẩm của trại viên.
Tối 17/9, tại Trung tâm Văn hóa TP Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình “Festival thơ Huế” với chủ đề “Thơ Huế 70 năm” chào mừng 70 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh.
Chiều 15/9, Liên hiệp các Hội VHNT khai mạc không gian trưng bày các đồ án kiến trúc, công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian, ấn phẩm của hội viên và Tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập .
Chiều ngày 7/9. tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra khai mạc triển lãm với tên gọi Bên Trong của họa sĩ - nhà văn Lê minh Phong.
Chiều ngày 21/8, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Chiều 13/7, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu sách “Chân Linh kỳ bí” của tác giả Lương Duy Cường.
Chiều ngày 26/6, tại nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trang trọng tổ chức buổi lễ tưởng niệm giáo sư Trần Văn Khê.
Chiều 6.5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (Thành phố Huế), Tạp chí Sông Hương phối hợp với NXB Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu giới thiệu tập Huệ tím của nhà văn Hermann Hesse qua sự chuyển ngữ của dịch giả Thái Kim Lan.
Chiều 24/4, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (thành phố Huế) diễn ra khai mạc triển lãm “Chiến tranh trong nghệ thuật Lê Bá Đảng.” Với nhiều lối nghệ thuật tạo hình khác nhau như hội họa sơn dầu, điêu khắc gỗ, gốm, phế liệu trong chiến tranh… triển lãm đã giới thiệu tới công chúng hơn 70 tác phẩm.
Là một trong những đàn tế lớn của triều đình xưa, và lễ tế đàn Xã Tắc được xếp vào hàng đại tự ngang với đàn Nam Giao và được tổ chức tế lễ hai lần trong năm và chính Hoàng Đế đứng ra chủ trì buổi lễ mỗi ba năm một lần, đàn thờ Xã Thần – thần đất và Tắc Thần – thần ngũ cốc.
Chiều nay 9.3, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (15 Lê Lợi, TP.Huế), tỉnh Thừa Thiên-Huế đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Họa sĩ Lê Bá Đảng.
Cố đô Huế - tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên đôi bờ con sông Hương trong xanh, êm đềm, đẹp nhất thế giới. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt, Cố đô Huế vẫn còn giữ được quần thể di tích lịch sử gồm thành quách, cung điện, lăng tẩm hiếm có ở vùng Đông Nam Á
Tối ngày 07/08, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Nhà thiếu nhi Huế tổ chức buổi giới thiệu sách “ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ” của nhà thơ Phan Lệ Dung.