Fóc kiêu ngạo

14:44 19/03/2009
NHẤT LÂM          Truyện ngụ ngôn hiện đạiTrong đàn chó săn của ông Mỗ thì Fóc vào loại anh cả đỏ. Ngoài chân cao, mũi thính, mình dài, chạy như tên bắn... nói chung những gì cần cho một con chó săn đích thực thì Fóc có cả.

Song điều đáng nói là Fóc là con chó ranh ma đến thành tinh. Nó biết tính toán làm sao trong một cuộc đi săn, sức nó bỏ ra ít thôi mà chủ nó lại đánh giá cao hơn cả. Vì vậy ông Mỗ cưng nó lắm. Trong những lúc dạo chơi gần hay lên xe con đi chơi xa, ông Mỗ đều bảo: Fóc thân yêu, đi nghe con.
Thế là Fóc lên xe ngồi bên cạnh anh lái xe. Có khi ông Mỗ cầm lái, nó đều ngồi bên cạnh chẳng khác nào chiến hữu cùng nhau đến nhà hàng.
Ông Mỗ rất nhiều bạn, bạn làm ăn, bạn nhậu, và chỉ có bạn mà ông biết... Hôm nào săn được con cầy, con cáo hay con nai thì nhà ông Mỗ thực sự huyên náo chẳng kém gì tửu quán nơi chợ búa. Dân nhậu ăn uống và văng tục rồi cười nói hơn cả chợ trâu bò.

Thông thường những bữa nhậu như vậy đều có Fóc ngồi cạnh chủ.
Hôm ấy đang nhậu thì một người đã say, không phải anh ta say tại đây, mà say ở một nơi nào đó tấp về đây. Trong khi ông Mỗ  khoe tài Fóc thì hắn ta cầm ly rượu chúc mừng Fóc, và Fóc uống một ngụm. Từ đó Fóc biết uống rượu và bữa nhậu nào cũng uống vài chén.
Khi đã có rượu vào Fóc trở nên lắm lời. Cuộc nhậu sắp tàn, Fóc nói với ông Mỗ: ngày mai thầy trò ta đi săn, nhất định không bắt được nai thì lợn rừng để cho băng nhậu này biết tay ta.
Cả băng nhậu la hét tán thưởng, và nói rằng; nếu thầy trò Mỗ bắt được một con thú bự như mang, nai để về nhậu thì họ sẽ chẳng tiếc gì mà không chi đậm. Ai đến dự đều xì ra trăm đô. Thầy trò Mỗ Fóc đồng ý và chuẩn bị cho ngày mai đi săn nơi xa để cho các tay nhậu biết lễ độ tài săn bắn của thầy trò Mỗ Fóc.

Ngày hôm sau vào rừng, đàn chó ông Mỗ phát hiện con báo nằm yên trong cánh rừng, con nào cũng sủa vang rừng nhưng hễ con báo há miệng là đàn chó chạy cong đuôi.
Fóc chạy vào, với sự ranh ma hắn biết con báo này không đáng sợ nếu không què thì bị thương nên chỉ nằm mà lấy oai. Fóc nhào vô vừa sủa vừa khiêu khích; khi biết con báo què thật thì nó  làm dữ và ông Mỗ tìm đến, chỉ một phát đạn ông hạ sát con báo ngon ơ.

Thầy trò thắng lợi trở về triệu tập băng nhậu khoe chiến quả. Việc đầu tiên là lột da con báo căng lên, sau đó là nấu các món đặc sản thứ thiệt.
Băng nhậu tuy được ăn cháo tay "cọp" vì báo cũng là giống cọp, rồi gân, rồi thịt và những món mà đầu bếp người Hoa được ông Mỗ thuê làm.
Tất nhiên dân nhậu theo đúng luật phải xì mỗi người một trăm đô la; Tuy được ăn ngon nhưng cũng xót lắm.
Có bữa nhậu này là công lao của Fóc, Fóc đã nhảy vào tay đôi với con báo, trong khi cả đàn chó tháo chạy. Fóc được đà ăn uống không chừng mực nên đã ngà say và nói dõng dạc:
- Này ông Mỗ, thầy trò ta ngày mai vào rừng bắt con cọp về nhậu chơi.
Cả băng nhậu vỗ tay rầm trời và rót rượu cùng với Fóc.
Sau một hồi ồn ào, cả băng nhậu đi đến kết luận có lập biên bản hẳn hoi.

Nếu ông Mỗ và Fóc bắt được con cọp về nhậu thì người có mặt hôm nay đến nhậu đều xì ra 1000 đô la. Ở đây có mười người, vị chi thầy trò ông Mỗ có mười ngàn đô (10.000 đô). Đó là điều thứ nhất.
Nếu thầy trò ông Mỗ mà không bắt được cọp để có cuộc nhậu thì phải chịu hình thức: Thịt Fóc để thay thế, đó là điều thứ hai.
Hai bên đọc lại  điều khoản và ký tên rõ ràng. Ông Mỗ đọc to và hỏi Fóc: thế nào? Fóc đã ngấm say nên kiêu ngạo bảo ông Mỗ: ký vào sợ chi.
Băng nhậu cầm giấy tờ ra về và hẹn tái ngộ. Thầy trò ông Mỗ qua một đêm tỉnh rượu, đọc lại văn bản mới ký, lấy làm lo.
Nhưng Fóc là con chó ma quái nó an ủi chủ:
Ông đừng sợ, tôi đã có cách, ngày mai vào rừng cố bắt cho đựơc một con gì đó bốn chân là được, ta lặng lẽ đem về làm thịt và mời bọn họ đến. Ta đem cái da con báo hôm nọ ra và bảo: Hổ đây, chờ các ông đến nhậu.
Da hổ và da báo có khác gì nhau. Ta sẽ đi hầu kiện nếu họ đi kiện. Mười ngàn đô về thầy trò ta.

Ngày hôm sau  thầy trò ông Mỗ và đàn chó vào rừng từ tinh mơ, qua một ngày chẳng phát hiện hơi hay dấu vết con vật nào. Không ngờ gần tối thì phát hiện một con hổ thật. Con hổ này chạy loạn vì rừng già bị đốn hạ nên nó về rừng trồng. Gặp hổ, quá bất ngờ, con Fóc thấy nó há miệng đã hết hồn nên cứng lưỡi chứ không oai hùng như gặp con báo què.
Còn ông Mỗ thấy con hổ như định lao về người ông thì mất bình tĩnh nên hai viên đạn bay lên trời. Hổ cũng thấy khó làm gì được nên cong đuôi chạy một vèo biệt tăm.

Từ đó con Fóc hết duệ khí để lùng sục, kết quả tay không mà ngày thì đã hết. Họ về đến nhà bơ phờ như kẻ bại trận còn băng nhậu thì đã ngồi chờ sẵn sàng nhậu
Sau một hồi âm ĩ, đôi bên to tiếng như  chợ vỡ; băng nhậu đưa chứng cớ và nhất định làm theo những gì đã có trong giấy tờ.
Ông Mỗ đành chịu nhượng bộ, vì số tiền quá lớn nếu không thịt Fóc thì phải chi gấp đôi là 20.000 đô la.
Ông Mỗ đành an ủi Fóc: ta sẽ xây cái miếu để thờ Fóc.
Huế, 2005
N.L
(197/07-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • QUÝ THỂCó ai đến nhà chơi, bà cụ Tuần chỉ mép tấm phản gỗ mời ngồi, bà nói:- Giang sơn của "bầy choa" (chúng tôi) chỉ có chừng ni. Không ghế bàn, xa lông, sập gụ tủ chè chi cả, chịu khó ngồi đỡ, ông bà mô áo quần trắng trẻo sạch sẽ sợ dơ, thì ngồi lên đây. Bà cụ xoè cái quạt giấy cũ đã rách, lộ ra mấy cái nan tre lót cho khách ngồi. Nhưng không ai nỡ ngồi lên cái quạt giấy của cụ.

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO...Sáng hôm ấy bà con xóm đạo đi lễ rất đông. Người ta nhìn thấy một vệt sao băng vào lúc trời tảng sáng. Họ cho rằng Chúa thấu hiểu được nỗi đau đang dày xéo trên thân thể Xoan. Nhưng cũng chính vì thế mà bố cô lại quay về làm chính con người liêm khiết hồi xưa. Thiên đường cũng có những con đường riêng để người ta sám hối.

  • XUÂN ĐÀI 1. Mỗi lần từ quê trở về Sài Gòn, sống bên chồng và hai đứa con, tôi không nguôi nhớ đến chị. Năm nay chị đã ngoài bốn mươi, không chồng, không con, lủi thủi ra vào trong ngôi nhà một gian hai chái. Ngôi nhà vừa được xây dựng cách đây gần ba năm bằng số tiền chị tằn tiện, chắt bóp mười mấy năm và tiền vợ chồng tôi phụ giúp chút đỉnh. Vài ba năm, vợ chồng con cái chúng tôi mới về thăm chị một lần. Chị mừng, chị vui, trò chuyện với các cháu suốt ngày. Chị quấn quýt lũ trẻ, lũ trẻ cũng quấn quýt chị.

  • TRẦN THỊ TRƯỜNGNgày trăng tròn lẻ. Tháng Trung Thu năm Đại Bảo thứ 3.Người hai lưỡi bảo là ngày Sao Thổ phạm vào Thái Âm.Người ngắn lưỡi nói Sao Chổi mọc ở phương Tây.Người dài lưỡi bảo có tinh vượn đen ăn mặt trời, ngày Nhật thực, nếu không yểm kỹ sông Nhị đang nảy vàng ròng sẽ ngừng.Động đất.

  • VIỆT HÙNGTrước đây, anh là người lừng danh, một tay "cua - rơ khét tiếng" trên xa lộ. Đã một thời anh chỉ biết chiến thắng. Người ta từng mệnh danh, anh là người sinh ra để đua xe đạp, anh không hề có đối thủ. Anh xem thường sự chiến thắng của mình, cho nó là điều hiển nhiên. Anh coi ánh hào quang của vòng nguyệt quế chỉ có tác dụng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của mình mà thôi. Bởi, không có nó, anh vẫn là một thần tượng chẳng gì "khuất phục nổi".

  • NGUYỄN THÁNH NGÃĐêm nay trăng nhão, không biết là đêm trăng gì. Ở xa nhìn về đồi Kà Mạ vẫn một khối đen sì. Nếu có ai nhướn mắt nhìn thật kỹ sẽ thấy cái khối đen sì ấy nhô lên như một cái đầu người đôi mắt lấp láy đom đóm. Thỉnh thoảng gió hất cái đầu tóc rối bù xù bay về phía ruộng. Tiếng chim cú kêu mỗi lúc một thê lương, ớn lạnh từng đốt xương sống...

  • THÁI BÁ TÂNTháng trước, ở phường B. thị trấn Đức Giang, huyện Gia Lâm, nơi tôi về nghỉ hưu mấy năm nay, đã xẩy ra một vụ trọng án có nhiều tình tiết rất kỳ lạ, có thể nói bí ẩn không sao giải thích nổi, đến mức cuối cùng người ta quay sang cho rằng nhất định phải có yếu tố thần linh ma quỷ trong vụ này.

  • PHẠM THỊ ANH NGA                  Truyện ngắn...trái tim có những lý lẽ mà lý trí không thể nào biết được...

  • PHAN VĂN LỢIBuổi giao lưu và trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải trong cuộc thi viết truyện ngắn do Hội Nhà văn tổ chức đã tiến hành được gần nửa giờ. Gã nhấp nhỏm trên chiếc ghế kê phía sau cánh gà sân khấu, bồn chồn không yên. Chừng thông cảm với tâm trạng của gã, cô gái phục vụ mặc áo dài đỏ bưng tới cho gã ly nước, nhẹ nhàng nói: "Chú cứ yên tâm ngồi nghỉ cho khoẻ. Giải A bao giờ cũng trao cuối cùng, chú ạ!"

  • KHẢI NGUYÊN Pa-ri, mùa hạ năm 198...Vườn Bách thảo giữa thành phố kề sông Xen phía tả ngạn. Ông đến đây như một kẻ lánh đời, sợ nơi đông người. Thật ra, phần lớn đường phố Pa-ri trong giờ làm việc không ồn, không thừa thãi người đi nhong như ở Việt Nam. Em ông ở quê ra Hà Nội chơi đứng ngắm dòng người và xe nườm nượp qua lại cứ tự hỏi: những con người này đi đâu, về đâu mà tuôn mãi như là chẳng ai về nhà cả, như là cái "nghiệp" trời đày phải đi.

  • ĐỖ KIM CUÔNGNhiều năm trôi qua tôi đã trở thành người đàn ông đứng tuổi. Có một mái ấm gia đình, vợ con hạnh phúc. Nhưng mỗi lần nghĩ về nàng, một người đàn bà chỉ kịp quen trên chuyến đò từ Huế ra Phong Điền, chia tay nàng để nhiều năm sau, tôi mới được gặp lại nàng trong một hoàn cảnh khác, tôi vẫn giữ nguyên một cảm giác hết sức lạ lùng. Một ý nghĩa luôn ám ảnh tôi khá kỳ quặc rằng: Tôi đã bị nàng hiểu lầm, là một chàng lính giải phóng “hám gái, dại khờ”... Bởi vì sau vụ việc ấy, chính tôi cũng rủa thầm mình là ngu ngốc.

  • NGUYỄN VIỆT HÀVọng đi vào núi. Tại sao phải đi vào núi thì Vọng mong manh biết, còn sẽ đi vào núi như thế nào thì anh không biết. Nắng của chiều ngần ngừ trên một đường mòn và đường mòn heo hút cỏ dại đến đây thì chia hai.

  • HÀ KHÁNH LINHGiáo sư tiến sĩ Hoàng Lập Xuân thường nói với các sinh viên của mình thuở còn ấu thơ bà tin những chuyện cổ tích là có thật, từ đó bà đã sống và hành động theo tinh thần cổ tích. Khi đã thành danh, bà thường ngẫm nghĩ đối chiếu mình với các nhân vật trong cổ tích. Nhiều người lấy làm ngạc nhiên khi thấy chuyện cổ tích đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của một con người như giáo sư tiến sĩ Hoàng Lập Xuân. Càng ngạc nhiên hơn, khi biết rằng những chuyện cổ tích bà được nghe kể khi còn nhỏ không phải do ông bà nội ngoại, không phải do cha mẹ...

  • HƯỚNG DƯƠNGTết đã gần đến rồi. Những ngày này mọi người chỉ nghĩ đến một việc là chơi gì trong ngày Tết? Trước đây, cuộc sống thiếu thốn thì Tết là dịp để ăn uống cho no say đầy đủ - Vậy mới gọi là ăn Tết. Còn giờ, mọi sự dinh dưỡng thừa mứa, đàn ông bụng phệ nhan nhản, đàn bà đi hút mỡ thường kỳ, bệnh béo phì của trẻ em gia tăng. Ăn uống là kẻ thù của con người. Vậy nên, Tết không còn là ăn Tết nữa mà là vui Tết, chơi tết.

  • PHẠM ĐÌNH TRỌNGChưa bao giờ Ngay có ý nghĩ rời Hà Nội đến sống ở vùng đất khác thế mà anh đã đột ngột đưa cái gia đình bé nhỏ không còn nguyên vẹn của anh đi vào thành phố phía Nam cách Hà Nội ngót hai ngàn cây số. Anh đi như chạy trốn để rồi càng ngày anh càng nhớ quay quắt nơi anh đã để lại cả một thời tuổi trẻ đẹp đẽ.

  • THU NGUYỆTTrắng và trắng. Muột thơm và tinh khiết. Mặt đất dường như đỏ và mịn hơn khi được trải mình ra đón nhận sự nương tựa dịu dàng của những cánh hoa sứ ấy. Tôi khẽ khàng nhặt một bông sứ nhỏ, không đưa lên mũi ngửi như thói thường mà trang trọng áp vào tai. Trong làn hương tràn ngập, tôi nghe vẳng tiếng chuông ngân đẫm mát. Ai đó ơi, hãy một lần thử xem, nhặt một bông sứ nhỏ sân chùa, nhè nhẹ áp vào tai, sẽ nghe thấy những âm thanh và làn hương kỳ diệu! Cái cảm giác lạ lùng mà tôi đoán chắc rằng ai đó sẽ bất ngờ thấy mình khác hẳn đi.

  • PHẠM THỊ ANH NGAVới tôi mạ không có công ơn mang nặng đẻ đau, nhưng mạ đã thực sự ban cho tôi sự sống: sau khi lần lượt sinh bốn người con gái đầu lòng, lần thứ năm chín tháng cưu mang và "vượt cạn mồ côi một mình" mạ đã sinh ra anh, người sau này sẽ là "một nửa" của đời tôi.

  • PHẠM THỊ XUÂNTừ ngày Hoạt được đề bạt lên phó giám đốc, Mùi bắt đầu tiến hành một cuộc cách mạng trong gia đình. Nhìn vào đâu, vào cái gì, Mùi cũng chưa thấy nó xứng đáng với địa vị mới của chồng. Ngôi nhà ba gian vừa xây cách đây không lâu, bây giờ nó đã trở nên lạc hậu trong mắt Mùi. Mùi nghĩ, giá như hồi ấy mà làm theo kiểu nhà hộp thì bây giờ có phải đã lên thêm được một tầng như một số người quanh đây không.

  • HƯƠNG LANTuấn nhìn đồng hồ, rồi lại đi lui, đi tới không biết là lần thứ bao nhiêu trong buổi sáng này trên hành lang của Tòa án nhân dân Thành phố. Vẫn còn 5 phút nữa mới đến giờ, nhưng Tuấn có cảm giác giận Hương, có lẽ cô ta không đến, cô ta muốn gây khó dễ cho mình... Tuấn thầm nghĩ và lòng anh hiện lên một chút đay nghiến với người phụ nữ đang còn là vợ anh trong vài tiếng đồng hồ nữa.

  • BÙI MINH QUỐCNgày hôm ấy là một ngày không có gì đặc biệt trong cuộc sống cực nhọc, buồn tẻ của giáo sư Lê Khương- một ông già ngót sáu mươi tuổi mà vẫn sống độc thân. Nhưng rồi có một sự đặc biệt đến với ông vào lúc gần nửa đêm. Sau khi rà sửa lại lần thứ ba mấy chục trang cuối tập bản thảo một công trình mới nhất của mình, giáo sư đặt lưng xuống giường ngủ thiếp đi. Và, như thường lệ, ông bắt đầu thấy chiêm bao.