Tâm nghe lòng náo nức, không biết là mình đang vui hay buồn. Nghe đâu Đảng Xã hội lên nắm chính quyền sẽ có đảng viên Đảng Cộng sản tham dự. Hôm qua Mỹ đi chợ về, vẻ hớt hải, nói:
Se buốt trong lòng, Tâm tự hỏi chồng Diễm Lan là người thế nào? Mình sẽ cảm thấy gì khi gặp người đó? Diễm Lan lôi Tâm trở lại thực tại bằng câu: - Này, nói trước cho anh biết hỉ... Ở đây thiên hạ, nhất là giới trí thức, họ thiên tả khá nhiều đó. - Còn giới Việt kiều? (Trong câu hỏi này gồm nhiều người, trong đó hẳn có vợ chồng Diễm Lan). - Tùy theo, người đã sang lâu hay mới đây... Bây giờ thì rất nhiều giới, phức tạp hơn hồi em mới qua. Trí thức, sinh viên qua hồi thời trước năm 1968 thì đa số là thân cộng. Nhứt là bọn này từng sống vào mùa xuân 1968. Anh cũng nghe nói đến “ Mai 1968" chớ? - Có, tôi theo dõi báo Pháp tới 1975... Tâm nhoài người về phía trước khi Diễm Lan chợt thắng xe mạnh vì gặp đèn đỏ. Bất ngờ, Diễm Lan bật ra một câu tục ngắn bằng tiếng Pháp. Tâm hơi giật mình. Mới có hơn hai tiếng đồng hồ từ khi ngồi cạnh nhau trên xe, Tâm đã mơ hồ nhận thấy: Công Tằng Tôn Nữ Diễm Lan của Huế thơ, Huế mộng, của những buổi chiều trên dòng sông Hương, đã hoàn toàn thay đổi. Xã hội và cuộc sống ở đây đã làm biến đi bao nét dịu dàng, nên thơ, thay vào đó những gì rất là sôi động, là cương quyết tỏa ra chung quanh. Diễm Lan gây cho Tâm cảm giác vừa tiêng tiếc vừa khâm phục, rất là trái ngược. Nhất là có cảm tưởng Diễm Lan thân cộng. Xe lái vào một sân rộng, trước một nhà cao tầng, ngửng nhìn đến ngửa người ra sau. Vợ chồng Tâm líu ríu xuống xe, và thằng con thì vừa choàng dậy sau giấc ngủ nặng nề. Nó vừa ngáp vừa nói như rên: - Lạnh quá hè... Diễm Lan bấm thang máy và nói nhanh, như vừa chợt nghĩ ra, câu nói có vẻ chẳng rào đón, vì coi đó là điều tự nhiên: - À, nói cho anh chị rõ, nhà em là một đảng viên cộng sản. Tâm chẳng kịp có phản ứng gì, thang máy nhừ hút người lên, không biết vì trong lòng Tâm ngạc nhiên, bỡ ngỡ, hay cảm giác như bị hẫng người trong lúc ấy. Cũng như mấy tuần sau, trong bữa cơm, Diễm Lan đã nói: - Phải chi anh biên thư hỏi ý kiến em, thì nhất định em sẽ khuyên anh chị đừng đi. Tâm hơi nóng trên mặt: - Diễm Lan thử về sống ở bên nhà đi rồi sẽ... khuyên mọi người. Vẻ mặt Diễm Lan có hơi vẩn một chút buồn: - Vấn đề em đặt ra không phải là để làm buồn lòng anh đâu. Nhưng cứ sống xa quê một thời gian rồi sẽ thấm, có lẽ lúc đó mới biết cách chọn lựa... Tâm chưa hiểu ý người em họ, hay trong Tâm đang gợi những kỷ niệm trong những năm tháng vừa qua, Tâm im lặng tư lự. Cuộc sống ở đây là cả một cuộc vật lộn mà Mỹ là người đã lao vào trước. Tâm bất ngờ có bận chứng kiến một cuộc cãi nhau giữa vợ và một bà già có tuổi. Vì bà cụ nhất định cho là Mỹ đã bán cho bà một đôi hoa kim cương giả. Tâm ngạc nhiên hỏi vợ, thì Mỹ trả lời thản nhiên: - Bọn giặc cướp hết cả tiền bạc rồi. Muốn sống thì phải xoay xở chớ? Ăn bám hoài được sao? Do tài xoay sở của Mỹ mà họ đã mua được cửa hàng này. Tâm mỗi khi ngồi xắt hành, nước mắt lại rơi... Suy gẫm cho cùng, khi nhân loại cùng văn minh, sáng tạo ra nhiều chủ nghĩa, thì đa số con người tìm được chỗ đứng của mình ở bất cứ xã hội nào hình như cũng khó cả. Tâm thầm nhận định: phải chăng mình đã may mắn hơn một vài người khác, trong cùng hoàn cảnh? Ông X. luật sư, ông Y. phó giám đốc hãng cưa, bây giờ đều đi làm thợ ráp máy trong một hãng xe ô tô ở đây. Họ thật từ trên mây xanh bị rơi xuống. Chung đụng giao thiệp hàng ngày với thợ thuyền, nhất là thợ không chuyên nghiệp người tứ xứ, những cảnh sống chung quanh đã tạo cho họ thay cách nhìn. Ở xứ này lâu mới thấy rõ... tại sao người ta thân cộng. Đã có lần họ thổ lộ với Tâm: “ Làm cộng sản như kiểu ở đây, tôi chấp nhận...” Lần lần, Tâm thấy mình nắm được phần nào về sự tìm hiểu Diễm Lan và một số những người Việt đã ở Pháp từ lâu. Diễm Lan có dịp nói với Tâm, vẻ ngao ngán: - Phải sống lâu ở nước ngoài rồi mới thấy mình cần quê hương. Nhất là khi mình chưa mất gốc. Đôi lúc mình thấy đời sống ổn định cả về mọi mặt rồi nhưng vẫn thiếu một thứ gì... Tâm cúi đầu như nói với chính mình: - Vậy mà tôi đã ra đi... Diễm Lan ngập ngừng: - Anh biết không thỉnh thoảng em vẫn tương tư... Tâm hơi xao động, buột miệng: - Ai may mắn vậy? Diễm Lan buông thõng: - Quê hương! Thương nhớ một người còn tìm được vài cớ để nguôi ngoai. Quê hương thì khó mà quên. Cho nên, anh biết không, có vài gia đình Việt kiều đã bỏ lại tất cả, giàu có, địa vị, để về sống bên nhà. Tâm tự hỏi: Có thể mình sống ở đây lâu như Diễm Lan rồi mình sẽ có những tâm tư như vậy chăng? Không biết! Chỉ thấy là hiện giờ Tâm làm cu ly, làm bếp, làm bồi..., làm nô lệ cho cuộc sống, mà Tâm không khỏi chua xót âm thầm. Khác với hai ông X và Y là Tâm chưa tiếp xúc với thợ thuyền tứ xứ nên Tâm chưa thay đổi cách nhìn về vấn đề chính trị. Tâm rùng mình: Nếu một ngày nào đó mình sẽ thay đổi cách nhìn như họ, thì rồi sẽ ra sao? Tâm làm việc từ 10 giờ sáng đến nửa đêm không mấy khi có gì giải trí, trừ chiếc radio để trong bếp. Cũng may có chiếc radio làm bạn. Cũng nhờ nó Tâm theo dõi một cách đơn giản được nhiều vấn đề văn hóa và chính trị. Nhưng, càng hiểu được cái xã hội của người ta có đời sống tinh thần, vật chất cao, càng làm Tâm buồn bã. Nhất là càng làm Tâm suy nghĩ, khắc khoải, băn khoăn. Đến bao giờ? Đến mấy mươi năm nữa để đất nước mình tiến được bằng người? Câu hỏi xoáy trong óc và Tâm có cảm giác như mình có tội. Cái tội của người trí thức quay lưng bỏ ra đi. Tâm buồn buồn, đôi lúc xào nấu, Tâm lơ đãng tay cầm chai nước mắm, tay cầm chai xì dầu, Tâm tra nếm lung tung. Cái nọ nhầm với cái kia. Nước dùng cho phở thì lại đổ vào mì. Thế mà vẫn có khách ăn. Mỹ dễ dãi và hồ hởi bằng lòng về... tài nấu bếp của chồng. Cửa hiệu có chiều phát đạt, đông khách. Mỹ đâu có để ý đến tâm tư của người chồng, ngày ngày bị gậm nhấm với bao điều day dứt. Có hôm Tâm nói với vợ, vẻ lo lắng: - Mình à, thằng Vĩnh Đức bắt đầu chỉ nói tiếng Tây. - Càng hay chứ sao? Mình ở bên Tây mà? Tâm im lặng. Nói thế nào cho Mỹ hiểu được? Sự chênh lệch về văn hóa trong đời sống vợ chồng, mới nhìn qua tưởng là bỏ qua được, nhưng mấy ai có kiên nhẫn để nghe trống đánh xuôi, kèn thổi ngược mãi mãi. Bằng không, một con suối khi tách ra làm đôi dòng, thì sẽ có hai hướng khác nhau. Tâm mê thích các kiểu kiến trúc Pháp. Còn Mỹ thì dửng dưng, Tâm đi xem nhà thờ Đức Bà ở Những ngày vào thu, khi lá vàng đã nhuốm một màu ưng ửng đỏ chen lẫn với màu vàng thẫm, in trên khung trời xanh nhạt. Lúc đó mà đi xem các lâu đài, cung điện của những thế hệ vua chúa Pháp, ở bên bờ sông Loire, con người dù không phải là nghệ sĩ, cũng sẽ cảm thấy cái đẹp nó thấm tận hồn mình, gợi bao ấn tượng, nhất là đối với Tâm. Bây giờ, đứng trước những cảnh này, Tâm càng thấy thưởng thức một cách đậm đà những văn, thơ mà ngày xưa mình đã học. Nhất là những vần thơ cổ Việt Người ta được nể vì, kính trọng là khi tự chính mình phải biết gìn giữ bản chất dân tộc. Ngay từ thời còn trẻ, Tâm đã nghiệm thấy điều ấy. Bây giờ nhìn thấy con càng ngày càng quên tiếng mẹ đẻ, Tâm xem đó như là một điều bất hạnh. Cuộc sống tất bật, từ trưa đến nửa đêm, Tâm không còn đủ thì giờ mà kèm cặp thằng bé. Cả ngày nó ở trường học với bè bạn, với môi trường sống hoàn toàn Pháp rồi. Tối đến thấy mặt cha mẹ một chút, thế thôi. Tâm tìm cách gần con, nhưng thật là ít ỏi. Có lần Tâm dỗ dành nó: - Con rán nói tiếng Việt với ba má, con muốn chi cũng được. Mỹ chen vào: - Mình sao rắc rối, nó đi học với Tây, sau này lớn lên đi làm cho Tây, bắt nó nói tiếng Việt làm gì? Tâm lắc đầu. Mỗi lần ngồi thái hành, nước mắt Tâm lại rơi nhiều hơn... Tâm ao ước làm thế nào để thay đổi cuộc sống này. Như con cá ở trong nước ngọt bây giờ phải sống trong nước mặn, Tâm ngột ngạt, khó thở, vùng vẫy. Nhưng trí thức ở xứ này họ có thừa. Thêm vào, tìm một việc làm thích hợp với khả năng đâu phải là một điều muốn là được. Hiện giờ dân thất nghiệp đã lên đến con số hai triệu người. Tình hình kinh tế nước nào cũng đang bị khó khăn, cả Châu Âu này... Tâm khắc khoải. Mỗi buổi sáng thức dậy, Tâm ngao ngán: Mình làm việc trong xó bếp này cả đời ư? Chưa bao giờ Tâm thấy thấm thía hơn về hai chữ nô lệ. Không, Tâm vội nhủ: Mình làm cho vợ con... Nhưng tình yêu có đủ sức mạnh làm nguồn động viên mãi mãi? Tối tối, khi khách ra về, nhìn thấy vợ háo hức đếm tiền. Ngày xưa, khi còn sống trong gia đình, cha mẹ Tâm chẳng bao giờ nói đến tiền... họ sống thanh đạm và tạo cho con cái nếp sống thuần phác, trong sáng. Hậm hực, nhiều lần Tâm nói với vợ: - Tôi ra đi có phải chỉ mong được ăn sung mặc sướng đâu? Mỗi lần như vậy, Tâm càng thấy là nỗi đau tinh thần nó hành hạ con người kinh khủng hơn vật chất hàng vạn lần. Nỗi đau ấy, bây giờ Tâm phải chịu hàng ngày. Nhất là trông thấy con đang dần dần mất gốc. Làm thế nào, thằng bé này lớn lên sẽ hiểu được tâm trạng của ông cha? Tâm quằn quại và hình như mỗi ngày thêm nặng nề, bứt rứt, rạn vỡ bao ảo vọng, mà không biết lối thoát của mình sẽ như thế nào? Mùa đông ở đây u ám, trời thấp một màu chì. Trên nhà bước xuống bếp chưa kịp mở lò sưởi, không khí lạnh buốt xương và tạo nên vẻ trống vắng đến rùng mình. Mỹ đi chợ về, đứng ngoài cửa gọi chồng: - Mình ơi, ra vác giỏ vô đi, trời lạnh quá... Không nghe động tĩnh gì. Mỹ bước vào bếp, một dòng máu đỏ đang chạy từ trên bàn xuống, bên cạnh một đống hành còn hăng. Tâm gục đầu trên con dao sắc bên cườm tay. Mỹ òa khóc, và thâm tâm chẳng hiểu chi hết. Cửa hàng đang phát đạt, Mỹ đang có dự định Tết này sẽ mua một đôi hoa kim cương thật cho mình. T.T. (120/02-99) -------------- (1) Ở Pháp, 2 lần Đảng Xã hội có ông Mitterrand đắc cử Tổng thống.
|
LÊ NGUYÊN NGỮ
Truyện ngắn dự thi 1993
Jack quỳ xuống trước mặt tôi và thằng con, chảy nước mắt. Mái tóc nâu xỉn tuổi tác của anh ta nhàu rối vào ngực áo thằng Chiến, con tôi.
NGUYỄN SƠN HÀ
Truyện ngắn dự thi 1993
THÁI ĐÀO
Truyện ngắn dự thi 1993
Họ đã ra đi rồi...
Tôi một mình lang thang trở về bãi Chợ.
HÀO VŨ
Truyện ngắn dự thi 1993
Bệnh án của ông không có gì đặc biệt. Họ và tên: Trần văn Sáu. Tên thường gọi: Sáu Lục. Tuổi: 53. Chức vụ: Giám đốc công ty trồng tràm. Chẩn đoán: Nhức đầu do cao huyết áp.
VĨNH QUYỀN
Rien Ne Pese Tant Que Un Secret
Không Gì Trĩu Nặng Hơn Một Điều Thầm Kín
HỒ NGỌC ÁNH
Truyện ngắn dự thi 1993
TỪ NGUYÊN TĨNH
Truyện ngắn dự thi 1993
PHẠM THỊ HOÀI
Truyện ngắn dự thi 1993
BÙI THỊ LAN XUÂN PHƯỢNG
Truyện ngắn dự thi 1993
TRẦN BĂNG KHUÊ
NGUYÊN NGUYÊN
ĐỖ QUANG VINH
Trong núi đôi khi sương xuống rất dày, nhưng chẳng lần nào sương dày bằng lần đó…
THÙY AN
Truyện ngắn dự thi 1993
Sáng hôm nay trời mưa tầm tã, từng làn nước tuông tràn trên mặt đường, ào qua khe cống như con suối lớn cuốn theo đám lá vàng khô từ đêm trước nằm ngủ bên vệ cỏ.
PHÁT DƯƠNG
Giang ngồi đợi bạn ở cái hồ cá nằm trong khu trung tâm học liệu. Phải có thẻ mới vào trong được, anh đợi bên ngoài.
LÊ THƯ
Truyện ngắn dự thi 1993
Không ai biết một cách chính xác lai lịch của cu Lai Quăn. Ngay cả cái tên của nó cũng do dân ở thị trấn Phù Long này đặt cho.
CHÂU SA
Phải khó khăn lắm mới thuyết phục được cha mẹ đồng ý cho tôi đi chuyến này. Những ngày nghỉ hè, tôi muốn đến ở với Mi, nhà cô ở nơi không có tên trên bản đồ, một thôn làng xa xôi ít người biết đến.
MẠC YÊN
Có lẽ, sau đêm nay, bầy đom đóm ấy sẽ hưởng thụ những phút giây phóng khoáng nhiệt thành rực rỡ giữa tầng không.
TRẦN DUY PHIÊN
Truyện ngắn dự thi 1993
KIM UYÊN
“Cộc… cộc… cộc…”.
NGUYỄN NGỌC LỢI
Làng Thượng nằm trên phần đất kẹp giữa hai con sông, dòng phía bắc gọi là sông Phố, dòng phía nam gọi là sông Sâu. Đường lên biên giới chạy ngay trước mặt làng dưới chân những dãy núi trập trùng nối vào dãy Trường Sơn.