Mùa xuân đến với mọi người như một niềm ân hưởng. Mùa xuân cũng là dịp chúng ta nhớ về và tri ân những người hiến đời mình cho sự nghiệp chung. Mở đầu Sông Hương số mừng xuân Kỷ Hợi là “Câu chuyện giữa Bác Hồ và nhà thơ Tố Hữu” được trích từ băng ghi âm năm 1966 trong Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Hà Nội. Sau lời nói ân tình với thanh niên Việt Nam anh hùng, Bác giới thiệu nhà thơ Tố Hữu lên đọc thơ. Câu chuyện diễn ra vui tươi, chân tình làm bật lên bài học nhân văn sâu sắc đến ngỡ ngàng.
Tiếp đó là bài viết về hai mốc son của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với nguồn tư liệu khá mới chưa được lưu hành rộng rãi, khiến chúng ta biết được, Đại tướng là một trong những người đầu tiên tham gia thành lập và là 1 trong 15 thành viên “khai quốc” của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Rồi trong Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp ngày 23/01/1961, Đại tướng được Đảng phân công làm Trưởng ban Công tác Nông thôn Trung ương.
Mùa xuân đầy sức sống từ muôn hoa. Hoa tràn ngập các nẻo phố, lặng lẽ khoe sắc trong các khu vườn, tinh khôi trên bàn thờ gia tiên ngày tết. Sắc xuân tràn ra những trang viết đầy suy tư giữa không gian chuyển mùa rạo rực. Xuân về khiến kẻ sĩ nhớ cố xứ với “dải lụa tím đến nao lòng của tầng tầng hoa mua, hoa bằng lăng và cả loài quyên tím nơi đầu thác”; hoa tím thanh tao từ những gốc xoan già trong các sân đình; những cánh mai vàng mơn man trĩu nhẹ dưới mưa phùn trong vườn chùa càng thanh khiết hơn khi tiếng chuông vang vang tựa hồ giao thừa sắp sửa. Hoàng mai Huế phô phang diễm tuyệt. Càng khiến ẩn sĩ trân quý biết bao loài cây kiên cường trong giá lạnh để đem tinh hoa một vòng đời hóa thành những đóa vàng rực rỡ. Càng khiến bậc tráng sĩ nhớ về cô gái tưởng đã tan biến vào cánh rừng đào mất dạng trong màu khói chiều ửng sắc đào phai lõa xõa bay trên triền núi… Những bài viết và truyện ngắn: “Mưa xuân trong tiếng chuông ngần”, “Chuyện hoa ngày tết ở Huế”, “Tím độ em về”, “Tráng sĩ”, “Người hành khất trong mùa xuân”, “Tìm lại những trò đu ngày xuân ở Thừa Thiên Huế” cùng nhiều minh họa, tranh, ảnh ấn tượng hy vọng tiếp tục là chất liệu truyền cảm hứng đến bạn đọc.
Năm Kỷ Hợi, ngoài bài khảo cứu “Con Lợn ủn ỉn… đừng hành thân tôi”, Sông Hương giới thiệu truyện dịch “Con lợn muốn làm vua” vừa mang tính cổ tích vừa mang tính huyền thoại. Vẻ đẹp toát lên từ con vật biểu tượng cho năm mới trong tâm thức người Việt đến từ một nước xa xôi vẫn rất gần gũi: Nhà vua phải độ lượng, nhà vua phải có trái tim nhân hậu, và nhà vua cần phải có lòng dũng cảm mới cai trị tốt được.
Nhân dịp năm mới, Ban Biên tập Tạp chí Sông Hương kính chúc quý độc giả cùng các cộng tác viên ở mọi miền an lành. Chúc cho sự hợp tác giữa chúng ta ngày càng gắn bó và lan tỏa ý niệm thiện lành vào trang văn chương như sự tỏa khí năng lượng bao dung đến cả cỏ cây hoa lá.
![]() |
* SÁNG TÁC VÀ BÀI VIẾT TRONG SỐ NÀY
- Câu chuyện giữa Bác Hồ và nhà thơ Tố Hữu - HÀ LÂM KỲ
- Hai mốc son của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - DƯƠNG PHƯỚC THU
- Những dấu ấn từ các chương trình trọng điểm - PHAN TÂN
VĂN
- Mưa xuân trong tiếng chuông ngần - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
- Tráng sĩ - NGUYỄN NHÃ TIÊN
- Người hành khất trong mùa xuân - LÊ MINH PHONG
- Chuyện hoa ngày tết ở Huế - PHẠM XUÂN PHỤNG
- Kể chuyện ngày xưa - VÕ THỊ XUÂN HÀ
- Tím độ em về - LƯƠNG DUY CƯỜNG
- Tìm lại những trò đu ngày xuân ở Thừa Thiên Huế - NGUYỄN THẾ
THƠ
- NGUYỄN VĂN THANH
Ngày áp tết
- TRẦN HỮU DŨNG
Xao xuyến năm mới
- ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG
Ký ức
- TRẦN TỊNH YÊN
Mùa xuân
- PHAN TRUNG THÀNH
Khi mùa đông qua thành phố
- NGÀN THƯƠNG
Tết quê
- MAI VĂN HOAN
Cỏ và mưa
- TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
Đọc lại Dostoevsky
- TRẦN HOÀNG PHỐ
Những đường chỉ tay số phận
- NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
Giải mã một điều bình thường
- ĐÀO DUY ANH
Đường về
- MAI VĂN PHẤN
Cây
- NGUYỄN MAN KIM
Màu nhớ
- NGUYÊN QUÂN
Suối nguồn vi diệu
- NGUYỄN VIỆT CHIẾN
Một thoáng Việt Phủ Thành Chương
- NGUYỄN VĂN QUANG
Đền sách
- NGUYỄN DUY TỪ
Ngày ấy
- HOÀNG VŨ THUẬT
Nói với họng súng
NHẠC
- Tâm Xuân - Nhạc: VÕ PHƯƠNG ANH LỢI; Lời: PHẠM THIÊN THƯ
- Phố bình yên - Nhạc và lời: MAI ÁNH
- Tuổi hồng ước mơ - Nhạc: NGUYỄN QUANG THẮNG; Phỏng thơ: GIANG HỒNG
*
- NGUYỄN TRỌNG TẠO (Chùm thơ giới thiệu)
Viết cho em
Lời ru của bờ
Tôi còn mắc nợ áo dài
*
- Con Lợn ủn ỉn… đừng hành thân tôi! - NGUYỄN DƯ
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Con lợn muốn làm vua - Joshua Brown (Mỹ) - NGÂN XUYÊN dịch
TRANG THIẾU NHI
- BÌNH LỘC
Máy gặt
- NGUYÊN HÀO
Lời thạch sùng
- Bài tập làm văn chưa kết luận - HỒ DUY
THƠ
- TRIỆU NGUYÊN PHONG
Mưa xuân
- THIỆN NGỘ
Tự tình
- LÊ VIẾT XUÂN
Trở lại Cần Giờ
- VĨNH NGUYÊN
Thu đi
- PHẠM TRƯỜNG THI
Nhà tôi
- PHẠM PHƯƠNG THẢO
Nơi bãi giữa sông Hồng
- NHẬT CHIÊU
Khai bút
- NGUYỄN NGỌC HẠNH
Phố đêm
- TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Mong còn sót lại
- CHÂU THU HÀ
Gửi
- NGUYỄN THIỀN NGHI
Biểu chiều mưa
- NGUYỄN NGỌC PHÚ
Những mảnh vỡ của trăng…
- NGUYỄN ĐẠT
Lục bát rừng
- NGUYEN SU TU
Bóng khuyết
- NGUYỄN LOAN
Giọt cà phê biến tướng
- TRẦN VĂN LIÊM
Say Tam Giang
- HOÀNG XUÂN THẢO
Bên dòng sông quê
- NGÔ THÁI DƯƠNG
Huế rất sâu
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- Trương Đăng Dung… như một thi sĩ - ĐỖ LAI THÚY
- Xuân Quỳnh, đã yên ngày thác lũ NGUYỄN ĐỨC TÙNG
* Bìa 1: Tác phẩm “Chào Kỷ Hợi” (Sơn dầu trên vải, 50cm x 40cm, 2019) của họa sĩ TÀO LINH.
* Bìa 2: Vẽ Lợn - TRÚC LÂM
* Minh họa: Họa sĩ NGUYỄN DUY LINH, họa sĩ NGÔ LAN HƯƠNG, họa sĩ NGUYỄN THIỆN ĐỨC, họa sĩ TÔ TRẦN BÍCH THÚY.
* Phụ bản - Tranh, ảnh của: Họa sĩ ĐẶNG MẬU TỰU, NSNA ĐẶNG VĂN TRÂN, NSNA PHẠM BÁ THỊNH, NSNA VĂN ĐÌNH HUY, NSNA BẠCH NGUYỄN, NSNA NGUYỄN NHẠN.
* Vi nhét: Họa sĩ NGUYỄN THIỆN ĐỨC
Chiều 18/3, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Hội Mỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế và Nhóm Ký họa đô thị Hà Nội tổ chức buổi lễ phát động chương trình “Hành trình ký hoạ di sản Cố đô Huế 2022”.
Ủy ban Nhân dân tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức “Triển lãm trang phục truyền thống các nước ASEAN”.
Sáng sớm 16/3 (14/02 âm lịch), tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trang trọng tổ chức Lễ tế Xã Tắc. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm theo đúng các nghi lễ truyền thống, tín ngưỡng tâm linh nhằm cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh.
Chiều 15/3, tại số 01 Phan Bội Châu - TP Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Huế vào xuân” chào mừng 69 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953-15/3/2022).
Chiều 15/3, tại di tích Ngọ Môn - Đại Nội Huế, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức đón đoàn gần 600 du khách đến tham quan Di sản trong ngày chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch.
Sáng 15/3, tại ngôi nhà thờ họ Đặng thuộc làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, long trọng tổ chức Lễ Dâng hương tưởng niệm Danh nhân Văn hóa Đặng Huy Trứ - ông tổ của nghề nhiếp ảnh Việt Nam.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 84/KH-UBND tổ chức Ngày hội Cố đô khởi nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 – Techfest Hue.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam” giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Sáng ngày 7/3, Ban quản lý Dự án ODA Ý Đại học Huế và Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế tổ chức lễ khởi công công trình tòa nhà Trung tâm Sản - Nhi kỹ thuật cao của Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược Huế, nguồn vốn ODA của Cộng hòa Ý và vốn đối ứng của phía Việt Nam.
Với mục tiêu bảo tồn di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặt biệt, di sản văn hóa thế giới. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có dự án Chiếu sáng mỹ thuật xung quanh Hoàng thành Huế.
Chiều ngày 04/03, Tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi Bút ký với chủ đề “ Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”.
Nhằm thực hiện Đề án Huế - Kinh đô áo dài và chào mừng 112 năm ngày quốc tế Phụ nữ 8/3, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Công văn số 2040/UBND-VH ngày 3/3/2022 về việc miễn vé tham quan di tích đối với phụ nữ khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam.
Ngày 02/3, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Huế vừa tổ chức Cuộc thi sáng tác Video clip tuyên truyền “Phụ nữ với văn hóa truyền thống Huế” nhân dịp kỷ niệm 112 năm Ngày Quốc tế phụ nữ, 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027, hướng đến kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 27/2, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ ra mắt tiểu đoàn Cảnh sát cơ động dự bị chiến đấu của Công an tỉnh. Đến dự lễ ra mắt có đồng chí Lê Trường Lưu – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó bí thư thường trực tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Ngày 22/02, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế đã ban hành Kế hoạch số về việc tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật về đêm phục vụ du lịch.
Sáng 22/02, tại xã Thuỷ Thanh (TX Hương Thuỷ, TT Huế) đã diễn ra khai mạc “Chợ quê ngày hội” và đua trải trên sông Như Ý. Đến dự có ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Tiếp nối thành công của Hue Jogging lần thứ I, Thành Đoàn Huế cùng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tổ chức sự kiện “Hue Jogging - cùng chạy vì cộng đồng lần thứ II” – năm 2022.