ĐÓN ĐỌC SÔNG HƯƠNG SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 3 - 2019

09:16 29/03/2019

Quý bạn đọc thân mến.

Những tiềm năng của Thừa Thiên Huế đang được nhìn nhận rõ hơn để phát huy giá trị tiềm tàng vốn có. Bài viết “Những dấu ấn nhân văn trong giấc mơ Huế” cho thấy những động thái phát triển kinh tế của tỉnh trong sự hài hòa với thiên nhiên hầu giữ lại và tôn vinh nét đẹp từng in sâu trong tâm thức mọi người về một thành phố nên thơ từ kinh thành đền đài cổ kính đến bóng dáng con người nghiêng nghiêng bên dòng Hương quyến rũ. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang có kế hoạch cho một tương lai Xanh Sạch Sáng mà trong đó “thành phố bốn mùa hoa” đang được kỳ vọng để tăng thêm tính hấp dẫn và trong lành của cố xứ mộng mơ. 

“Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!/ Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười”. Bài viết “Chuyện bên lề việc xây khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu” đã có cái nhìn khá sâu vào những vướng víu sự ra đời của công trình này và hơn thế còn có cái nhìn hai mặt về vài uẩn khúc trong cuộc đời ông, giữa “hạ bệ thần tượng” hay thần tượng còn bị mắc oan bởi tính cách đám đông, bởi những truyền miệng dân gian chưa được kiểm chứng rành rẽ, hay ngẫm xa hơn là chúng ta đã trân trọng đúng mực những ai có công khác. 

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo từng sống ở Huế 10 năm (1987 - 1997) với gia đình và bè bạn. Những tác phẩm của anh luôn toát lên vẻ đẹp của chuyến tàu đời dường như bất tận. Cũng không nhiều người nghệ sĩ đã trình hiện được cuộc chơi hào hoa và giữ hơi ấm lan tỏa đến những người từng gặp và hâm mộ anh từ lúc hòa vào làng văn nghệ cho đến lúc giã từ cõi tạm. Rất nhiều người đã viết và nhớ về nhà thơ từ khoảng lặng trong trẻo của tâm hồn, nhưng đặc biệt hơn vẫn là những người hết mực quý mến anh ở Huế. Sông Hương số báo này dành nhiều bài và tác phẩm tưởng nhớ người nghệ sĩ đa tài, hào hoa và rộng lượng.

Số Đặc biệt kỳ này còn có nhiều bài quan trọng về mảng văn hóa. “Một số họa sĩ hiện đại ở Huế đầu thế kỷ XX” đã tiếp cận khảo sát, phân tích nội dung mang tính khái quát về hoạt động mỹ thuật hiện đại trong thời kỳ đầu ở Huế. Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu có những cống hiến đáng kể cho nghệ thuật tạo hình hiện đại ở Huế những năm đầu thế kỷ XX, với những tác phẩm đã tạo nên dấu ấn của riêng tác giả và đánh dấu son lên bản đồ Mỹ thuật Huế. Cạnh đó, nhân 150 năm ngày khai sinh Hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường, bài viết “Từ làng quê thuần phác đến tư tưởng vì dân, tư duy cải cách của danh nhân Đặng Huy Trứ” khắc họa đậm thêm chân dung ông, con người đã tự mình ngày ngày phủi bụi để trở thành gương sáng. Ngoài việc lập Ty Bình Chuẩn, ông còn là người đầu tiên đem ngành nhiếp ảnh vào nước ta với hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường, là hiệu ảnh đầu tiên của Việt Nam.

Mục Văn, Thơ, Nhạc dịu nhẹ nhân văn, sâu lắng, loang xa những nỗi nhiều xô dạt về từ quá khứ. Trân trọng giới thiệu.

Ban Biên Tập

 

MỤC LỤC

- Những dấu ấn nhân văn trong giấc mơ Huế - PHƯỚC VĨNH

+ Ảnh NGUYỄN TRUNG THÀNH 

+ Ảnh NGUYỄN PHÚC XUÂN LÊ

- Từ làng quê thuần phác đến tư tưởng vì dân, tư duy cải cách của danh nhân Đặng Huy Trứ - HẠ NGUYÊN

+ Ảnh NÔNG THANH TOÀN

- MỘT SỐ HỌA SĨ HIỆN ĐẠI Ở HUẾ ĐẦU THẾ KỶ XX – Bài và ảnh NGUYỄN THỊ HÒA

Thơ:

- LÊ KIM PHƯỢNG

+ Khóc bạn, rồi mai ai khóc tôi!

- TRƯƠNG ĐĂNG DUNG

+ Như thể

- LÊ THỊ NGỌC QUÝ

+ Tôi cho tôi

- TRƯƠNG QUỐC TOÀN

+ Phế tích

- MAI TUYẾT

+ Muốn nghe lời vô ưu

+ Nếu như có một ngày

+ Cánh diều ngày ấy

- NGUYỄN HỮU TRUNG

+ K

+ Không bao giờ

- NGUYỄN BÁ CHÍN

+ Em đi

Nhạc:

- Sống mà gặp nhau đã đẹp vô cùng - Nhạc: NGUYỄN TƯ TRIỆT; Thơ: PHAN NHƯ

- Chiều Hương Thọ (Bìa 4) - Nhạc: VĂN ĐÌNH; Thơ: TRIỆU NGUYÊN PHONG         

Văn:

- Mưa Huế - TÔ HỮU QUỴ

- Lão Sáu nhị tỳ - TRẦN BẢO ĐỊNH

+ Minh họa: Nhím

- Thằng Ngạn Khe Tre – NGUYÊN QUÂN

+ Minh họa: Nhím

Nhớ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

- Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo với “bạn bè ở Huế” - MAI VĂN HOAN

+ Ký họa nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo của nhạc sĩ Lê Mạnh Thống

- Bây giờ anh hóa làn mây - ĐÔNG HÀ

- Chùm thơ của NGUYỄN ĐỨC TÙNG

+ Lắng nghe

+ Tình yêu

+ Khi còn trẻ

+ Khi nỗi đau buồn tràn ngập chúng ta

+ Quán rượu

- NGUYỄN KHẮC THẠCH

+ Gửi Nguyễn Trọng Tạo

- PHẠM TRƯỜNG THI

+ Tạo ra đi

- BÙI THỦY

+ Tiễn anh

- LÊ XUÂN ĐỐ

+ Nguyễn Trọng Tạo

- Chia - Nhạc: LÊ MẠNH THỐNG ; Thơ: NGUYỄN TRỌNG TẠO

- Con sông huyền thoại - Nhạc: Nguyễn Việt; Thơ: NGUYỄN TRỌNG TẠO

Cửa sổ nhìn ra văn học thế giới đương đại:

- Mary Oliver, bạn biết mình cần phải làm gì - ĐỨC TÙNG

*

- Chuyện bên lề việc xây khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu - NGUYỄN KHẮC PHÊ

- Một nhà giáo thuần thành - HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

- Người thủ trưởng đầu tiên - NGUYỄN ĐỨC HÙNG

Đc sách:

- Đồng vọng Nhng chân tri xanh thm - PHAN TRỌNG HOÀNG LINH

- Đọc thơ Vũ Lập Nhật - VŨ THÀNH SƠN

- Xoài xanh - THÚY HẰNG

Chuyện mấy lối:

- Các nhà thơ Huế với chuyện “ông già gân” một thời - VŨ SỰ

+ Minh họa: NHÍM

*

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Cấp ủy Đảng về xây dựng và thực hiêhn văn hóa doanh nghiệp trên đỊa bàn Thừa Thiên Huế - CHÂU THU HÀ

Coffee. Com:

- ĐỐI THOẠI “NGƯỜI - MÁY” (Giữa công dân robot Sophia và đại diện phụ nữ Việt Nam) - TRẦN NGUYÊN HÀO

+ Minh họa: NHÍM

- Tranh bìa 1: Tác phẩm “Giai điệu mùa hè” (Sơn dầu, 70 cm x 90 cm, 2019) của họa sĩ LÊ PHI

- Bìa 2: Giấc mơ trong hội họa - NGUYỄN HOÀNG VY

- Bìa 3: Những khoảnh khắc đẹp

+ Nghề hoa giấy – ĐẶNG VĂN TRÂN

+ Vang vọng giữa đất trời – HOÀNG XUÂN TRÍ

- Trên giá sách SH – L V T GIANG

- Vinhet - NHÍM

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Một dự án nghiên cứu mới vừa công bố cho biết 136/720 di tích văn hóa trên thế giới “có thể sẽ biến mất sau 2.000 năm do mực nước biển dâng”, trong đó có quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận tháng 12-1993.

  • SHO - Chào mừng 104 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1974 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chiều ngày 7/3, Liên hiệp các Hội VHNT và  Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” tại số 26 Lê Lợi, Huế. 

  • 46 tuổi mới có được triển lãm nghệ thuật đầu tiên nhưng chừng đó thời gian trở về sau cũng đủ dựng nên tượng đài sừng sững Điềm Phùng Thị - tên tuổi tiêu biểu của nền nghệ thuật điêu khắc thế giới thế kỷ XX. Nhưng, trước khi trở thành một nghệ sĩ lớn, nhiều người quên mất bà cũng đã là một bác sĩ tài đức.

  • Nếu như làng cổ ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mang dáng dấp đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, thì làng cổ Phước Tích (Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) lại còn khá nguyên vẹn những yếu tố gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung.

  • Nét trầm mặc cổ kính, đêm Hoàng Cung huyền diệu tái hiện lịch sử của chốn lầu son hay những lời ca ngọt ngào trên sông Hương đã tạo nên một Huế mộng mơ hấp dẫn du khách.

  • Nhà thơ Võ Quê vừa sưu tầm và ấn hành tập 1 Lời ca Huế (NXB Thuận Hóa) với 11 tác phẩm của Á Nam Trần Tuấn Khải, Tản Đà, Bửu Lộc… và các tác giả khuyết danh nhằm giới thiệu một cách đầy đủ phần lời các bài ca Huế vốn tồn tại dưới hình thức truyền khẩu. TT&VH có cuộc trò chuyện với ông về công việc thầm lặng này.

  • Tuồng Huế, đã có nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nghệ sĩ lừng danh, tất cả đều đặt ra câu hỏi làm thế nào để bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật đã một thời được xem là quốc kịch dưới triều nhà Nguyễn. 

  • (SHO). Bộ VHTTDL vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng về việc tổ chức Lễ công bố quyết định và đón bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh.

  • (SHO) Bộ VHTTDL vừa có ý kiến thẩm định Báo cáo KTKT phục dựng nhà thờ cụ Tôn Thất Thuyết của Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Hội Nhà văn TT-Huế hiện có 90 hội viên, trong đó đa số là nhà thơ, là con số đáng tự hào. Mỗi năm, các nhà văn trẻ ở Huế xuất bản hàng chục đầu sách. Có người trong vài năm in ba đầu sách. Anh em cũng được đi dự nhiều trại sáng tác, nhiều chuyến đi thực tế ở nhiều tỉnh, thành phố. Hội cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, giới thiệu tác giả tác phẩm, làm cho không khí sáng tác ngày càng sôi động. Tất cả những hoạt động đó đã giúp anh em có thêm kinh nghiệm, vốn sống để sáng tác nhiều tác phẩm mới.

  • (SHO) Sáng nay, 19/2/2014, ông Trần Thanh Bình - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, yêu càu cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Tượng đài 11 cô gái Sông Hương.

  • Di tích Thanh Bình Từ Đường nằm sâu 50m trong kiệt 281, đường Chi Lăng (TP Huế). Sức hấp dẫn của ngôi từ đường được xếp vị trí loại 1 di tích văn hóa cấp quốc gia.

  • Những cụ bà ở tuổi xưa nay hiếm, tóc bạc trắng, lưng còng, rưng rưng lệ khi được dòng họ vinh danh nàng dâu hiếu thuận.

  • Hòa trong không khí vui tươi của những ngày đầu xuân mới, hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam với chủ đề Mùa xuân - Tuổi trẻ - Tổ quốc, tối ngày 15/2/2014 ( tức ngày 16 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), tại Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện Quảng Điền, Phòng Văn hóa huyện đã tổ chức chương trình thơ nhạc đầy cảm xúc.

  • (SHO) - Đêm thơ đã có sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà thơ đến từ Liên hiệp Các Hội VHNT tỉnh, Hội thơ Hương Giang, CLB Hương Thơ Xứ Huế, CLB thơ Hương Xuân, CLB thở Thuận Lộc, CLB thơ Bến Hẹn – Huế, CLB thơ Tam Giang. Tất cả tạo nên một không gian giao lưu, kết nối những tiếng vọng thơ nồng nàn trong đêm xuân rằm tháng Giêng...

  • Hàng chục năm qua, ngư dân ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) đã gắn bó với nghề “theo đuôi tôm, cá” trên phá Tam Giang. Nhờ cần mẫn mưu sinh và sự dám nghĩ, dám làm mà trong thôn xuất hiện nhiều “triệu phú” với thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng... 

  • Nằm phía Đông Nam Kinh thành Huế, khu phố cổ Gia Hội là nơi tập trung nhiều địa điểm tâm linh độc đáo của Huế. Đến với nơi đây, du khách sẽ tìm lại được sự thanh thản, sự tĩnh lặng cần thiết để quên đi phần nào những xô bồ của cuộc sống hiện đại.

  • Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ XII, tối ngày 13/02 (14 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), tại Nghinh Lương Đình (Huế) đã diễn ra chương trình Thơ Nguyên Tiêu với chủ đề Mùa xuân - Tuổi trẻ và Tổ quốc.

  • Ngày 9/2, chúng tôi gồm bốn người, đăng ký xe lên tham quan vườn tại Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã (thị trấn Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế).

  • Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc (đại diện tại Thừa Thiên – Huế) cho biết, hoàng tử Vĩnh Diêu, vị hoàng tử cuối cùng của triều Nguyễn qua đời tại Houston, bang Texas, Mỹ lúc 12 giờ (giờ Việt Nam) ngày 12-2.