Những trang thơ đượm hơi thở biển khơi và rừng núi trong số này, được sáng tác từ các chuyến đi thực tế trong mùa hè vừa qua ở biển Vinh Hiền và rừng A Lưới, sẽ là những trang thơ đẹp do các cây bút từ Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế chuyển đến.
Chắp cánh cho tương lai. Đó là những dự án tạo động lực mới mà tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai làm căn nền cho tương lai trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng. Những dự án cơ sở hạ tầng tiếp tục được thúc đẩy, đặc biệt là giấc mơ chắp cánh hàng không để vừa phát triển du lịch, vừa thúc đẩy kêu gọi đầu tư. Du lịch Huế đang có một khởi động mới đầy hy vọng với những tour tuyến mới, những phố đi bộ mới… Huế đang bứt phá cải tổ, tạo mới các chương trình phục vụ du lịch, và người dân đang hưởng ứng… Một bức tranh sinh động đang được vẽ nên từ các dự án mà bài viết “Những động lực mới…” sẽ đem đến nhiều thông tin kinh tế phát triển cho bạn đọc.
Những trang báo lần giở, sẽ bắt gặp những tư liệu lý thú liên quan đến câu chuyện thể thao ở Huế ngày xưa, câu chuyện chiếu bóng Huế ngày trước. Khoảng trống tư liệu liên quan đến văn hóa Huế những năm 1936 - 1945, đang dần được soi tỏ bởi các tư liệu được công bố lần lượt trên các số báo Sông Hương đặc biệt thời gian gần đây.
Những trang thơ đượm hơi thở biển khơi và rừng núi trong số này, được sáng tác từ các chuyến đi thực tế trong mùa hè vừa qua ở biển Vinh Hiền và rừng A Lưới, sẽ là những trang thơ đẹp do các cây bút từ Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế chuyển đến.
Và trong dòng chảy văn học, Thơ Tân hình thức Việt đang dần hoàn tất lý thuyết thơ, đang chờ những sáng tác mới của các cây bút yêu thích thể thơ này. Thật sự thời gian qua Thơ Tân hình thức Việt đang có những hoạt động mới, sôi nổi và lan tỏa. Chuyên đề “Thơ Tân hình thức Việt - những sinh hoạt mới” mà Sông Hương thực hiện trong số báo này, sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin hết sức mới về các sinh hoạt thơ Tân hình thức gần đây ở Việt Nam và trên thế giới. Thể thơ này, như một trào lưu sáng tác mới, đã và đang được bạn thơ, bạn đọc trên thế giới chào đón, như là một cách thức hội nhập với văn chương thế giới đầy hiệu quả của thơ Việt. Bên cạnh đó, một tiểu luận về áp dụng kết quả nghiên cứu hoạt động của não bộ con người vào nghiên cứu quá trình sáng tạo nghệ thuật được khởi đăng từ số này, sẽ là những góc nhìn khoa học hết sức thú vị.
Hy vọng những trang báo bạn đọc đang lần giở, sẽ không chỉ là “mua vui cũng được một vài trống canh”…
--Ban Biên Tập--
Dưới đây là Mục lục
Thư tòa soạn
- NHỮNG ĐỘNG LỰC MỚI - PV
- TRỊNH HOÀI ĐỨC VÀ QUỐC HIỆU VIỆT NAM – ĐINH VĂN TUẤN
- BẠCH ĐẰNG GIANG TRONG THƠ TRUYỀN THỐNG - LÊ XUÂN MINH THAO
THƠ TỪ TRẠI SÁNG TÁC:
VÕ QUÊ * TRẦN VĂN LIÊM * ĐẶNG VĂN SỬ * NGÔ CÔNG TẤN * LÃNG HIỂN XUÂN * NGÀN THƯƠNG * NGUYỄN NGUYÊN AN *
- ĐÊM GIÓ TRỞ MÙA – Tùy bút DƯƠNG THỦY
TRUYỆN NGẮN:
- THÔNG ĐIỆP - HOÀNG THỦY XUÂN
- MẮM TÔM CHÀ RẠCH BÀ TÀU - TRẦN BẢO ĐỊNH
- THANH ÂM PHÍA BIỂN - NGUYÊN QUÂN
GHI CHÉP:
Đi sứ văn chương - PHẠM TRƯỜNG THI
CHUYỆN MẤY LỐI:
NGÀY KHỏE VÌ NƯớC ĐầU TIÊN CủA HUế NĂM 1946 - THẢO QUỲNH
LẦN DỠ TRƯỚC ĐÈN:
- THÊM VÀI TƯ LIỆU VỀ CHIẾU BÓNG Ở HUẾ NGÀY XƯA - HOÀI VŨ
- THƠ HUẾ THỜI ĐỔI MỚI NHÌN TỪ HỆ HÌNH TIỀN HIỆN ĐẠI ĐẾN HIỆN ĐẠI - PHAN TUẤN ANH
CHUYÊN ĐỀ:THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT - NHỮNG SINH HOẠT MỚI
- THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT VÀ BẠN THƠ TRÊN THẾ GIỚI - HẠ NGUYÊN
Chùm thơ Tân hình thức Việt: HƯỜNG THANH * THIỀN ĐĂNG * NGUYỄN THÓI ĐỜI * BIỂN BẮC * NGUYỄN LÃM THẮNG * ĐINH THI NHƯ THÚY * NGUYỄN VĂN VŨ * XUÂN THỦY * CAO QUẢNG VĂN * ĐỖ THƯ * PHAN THƯ * HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
- THƠ VÀ KHÔNG THƠ - KHẾ IÊM
- THƠ DỊCH (ĐỌC NHƯ TÂN HÌNH THỨC VIỆT)- KHẾ IÊM giới thiệu và dịch - 44 DANA GIOIA * WILLIAMS CARLOS WILLIAMS * TOM RIORDAN * FREDERICK FEIRSTEIN * PHILLIP A. ELLIS * FRANK O’ HARA * SYDNEY LEA
- BỒ ĐÀO MĨ TỬU, NGƯỜI TỈNH TA… SAI? - NGUYỄN DƯ
- VỌNG KHAU CHANG - NGUYÊN HƯƠNG
- GIÓ QUA PHƯƠNG BỐI - NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ
COFFE.COM:
- Một nguồn khai phóng LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
- NGỬA - MỘT CHÚT CẢM NHẬN- BÙI NGUYÊN
Bìa 2: MÙA THU TRONG ĐƯỜNG BAY CỦA TƯỞNG TƯỞNG - KHẢ HÂN
Bìa 3- Những khoảnh khắc đẹp:
- CHÀO NGÀY MỚI - Ảnh HOÀNG XUÂN DỤC
- BIỂN MÙA THU - Ảnh VÕ MẬU KHIÊM
Bìa 4: Về A Lưới nghe anh – Nhạc & Lời LÊ ANH
Tranh bìa 1: “HOA TRÁI QUANH TÔI” (1996) của họa sĩ LÊ THÁNH THƯ
TG (tổng hợp)
Triều đại phong kiến vua Nguyễn cuối cùng tại Huế đã trải qua với bao biến cố lịch sử. Hàng vạn cổ vật quý hiếm đi cùng triều đại này hiện đã mất mát quá nhiều, không còn “ở lại” được trên mảnh đất nó đã từng tồn tại.
Hai đồng tiền cổ quý hiếm là loại tiền dùng để ban thưởng chứ không dùng để trao đổi, mua bán có tên là “Gia Long thông bảo” và “Minh Mạng thông bảo” với kích thước rất lớn vừa được một người dân ở Quảng Bình lần đầu phát hiện.
Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Huế từ lâu đã là một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Festival văn hóa nghệ thuật kết hợp với du lịch đã tạo cú hích cho thế mạnh đặc thù của quần thể di tích cố đô Huế - được công nhận là di sản thế giới vào năm 1993, từ đó tạo diện mạo cho Huế có sự phát triển mới, mạnh mẽ hơn.
Lọng là sản phẩm độc đáo được dùng để tôn vinh sự trang trọng, quý phái trong các nghi lễ của triều đình xưa, cũng như trong các lễ nghi cúng tế mang đậm tín ngưỡng dân gian. Từ đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi… đều có sự hiện diện của chiếc lọng.
Trong kiến trúc xưa, có lẽ không nơi nào có nhiều bức bình phong như ở Huế. Khắp các cung đình, phủ đệ, đến các đền chùa, am miếu, đình làng, nhà thờ họ và nhà thường dân…đều hiện hữu những bức bình phong.
Võ tướng Nguyễn Tri Phương đã dành cả đời ông trong công cuộc giữ yên bờ cõi và chống ngoại xâm trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Khi Hà thành thất thủ vào tay quân Pháp, ông đã nhịn đói cho đến chết.
Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu chỉ thưởng thức các bức vẽ này như những ảnh vui mắt, đầy mầu sắc thì được.
Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và qua đời năm 1820, thọ 57 tuổi. Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy những năm cuối đời nhà vua đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Khi nói Huế rặt, tôi muốn kể chuyện chỉ có Huế mới có, không lẫn vào đâu được ...
Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm vừa qua đời lúc 8g15 ngày 2-11 (nhằm ngày 21 tháng 9 Ất Mùi), hưởng thọ 84 tuổi.
Đang những ngày mưa ở Huế tháng 10 này, lại nhắc đến mưa Huế, liệu đây có phải là đặc sản của Huế của mùa thu Huế, nhưng Huế làm gì có mùa thu? Hay là mùa thu Huế quá ngắn đến mức nhiều người không kịp nhận ra...?
Chiều 30-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) tổ chức Hội thảo khoa học “Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế” diễn ra tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Di tích Tam Tòa nằm ở góc đông nam bên trong Kinh thành cách bờ bắc sông Hương 300m về phía nam, qua cửa Thượng Tứ. Khu di tích Tam Toà toạ lạc tại số 23 đường Tống Duy Tân, phường Thuận Thành, thành phố Huế.
Từ năm 2012 đến nay, Hội Đông y Thừa Thiên-Huế đã tiếp cận và giải mã kho tư liệu châu bản triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 (Hà Nội).
Xứ Huế không chỉ có các công trình lăng tẩm cổ kính mà còn được thiên nhiên ưu đãi ban cho sự hùng vĩ. Nổi bật trong đó là đầm Lập An với vẻ đẹp say đắm lòng người.
Để có thể lực cường tráng, chăn gối viên mãn, ngoài thuốc men tẩm bổ, Minh Mạng còn rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp mà ngày nay rất phổ biến.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên-Huế) không chỉ là hệ thủy vực nước lợ lớn nhất Đông Nam Á mà nơi đây còn có những câu chuyện đầy kỳ bí được ghi chép hoặc truyền miệng từ xa xưa.
Đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội, lần đầu tiên tại Huế, cũng là lần đầu tiên ở nước ta, có một tổ chức giáo dục đã nêu rõ quan điểm, lập trường, bảo vệ quyền của người phụ nữ: trường Nữ Công học hội.