Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), Sông Hương giới thiệu bài viết “Tháng Năm, bâng khuâng nhớ về Người”. Bác Hồ đã ở lại giữa lòng dân tộc bằng tình nhân văn, sự khiêm tốn và tấm lòng vì lợi ích chung. Một đức tính đã được hình thành từ nhỏ.
“Từ Tín hiệu một vì sao đến Hẹn gặp lại Sài Gòn” chia sẻ nhiều kỷ niệm khó quên về đoàn làm phim trong thời gian quay ở Huế gắn với nội dung phim, về một gia đình nề nếp đạo lý và một con người đặc biệt từ nhỏ đã hướng tâm thái mình về vận mệnh của đất nước. Để thấy rõ hơn quãng đời tuổi trẻ của Bác Hồ trên đất Huế thực sự là nền tảng của lòng yêu nước, gây dựng ý chí giải phóng áp bức và phát xuất con đường cứu nước mới mẻ đầy thực tiễn.
Thế giới vẫn chưa qua cơn khốn đốn từ đại dịch siêu hình virus corona, nhân loại nỗ lực vượt lên nguy biến và cơ bản đã có độ lùi nhìn xa hơn về sự sinh tồn của con người cũng như nơi cư trú Địa Cầu. Nguy cơ dịch bệnh vẫn tiềm ẩn khi thế giới chưa tìm ra vacine, nhưng ở nguyên lý song hành với khoa học lượng tử là: Ý niệm thiện lành, tôn trọng “mẹ tự nhiên” sẽ mang đến lợi ích thiết thực, để có thể “tự kháng” với những loại virus khác. Bài viết “Ngôi chùa tự tại giữa cõi cách ly” đã tìm đến nơi an trú bình yên - đó là “ngôi chùa nội tâm”. Như là sự nhắc thức hòa nhập vào cõi thanh nhiên. Như một bến đợi cho sự quay về lẽ nhi nhiên của tánh không bất tuyệt, về khởi thủy “miền-có-không” cũng là hạnh phúc lấp lánh ở cuối nguồn.
Mục văn xuôi, truyện ngắn “Mầm xanh trong kẽ đá”. Không gian núi rừng mênh mông nhưng éo le trong tình duyên, cuộc sống chật vật, khắc nghiệt trước đại ngàn và những cám dỗ đời thường đã kéo họ về nhiều ngả. Những khuôn mặt hiền như nắng trước hoàng hôn vẫn ở lại ngóng chờ người trở về từ lầm lỗi và từ cõi siêu linh như một niềm sống vô hình. Tiếp đó là truyện ngắn “Vị thần trên nóc nhà rông” mang hơi thở thần thoại, song trước hết là sự thật của những cuộc săn nghiệt ngã. Trong tiến trình săn voi và thuần hóa để trở thành loài hữu ích cho con người, bao nhiêu nước mắt và máu hòa lẫn trong niềm hoan ca và đâu đó là nỗi lặng im của thần linh. Câu chuyện vang vang như tiếng tù và lúc chiều xuống đêm về giữa rừng thẳm với loài thú kiêu hùng đang tiếc nuối một thời xanh.
“Đọc Kafka” để thấy ông đã phá rào cái thực tại này để dung thông vào những thực tại khác, có cả hiện hữu của cái chết và hư vô. Và cả niềm hoài nghi, hẳn nó thuộc về người đọc khi tự nhốt mình trong ngục tù của ngôn ngữ và e sợ nhìn về những “miền tối siêu linh”. Mục “Huế dòng chảy văn hóa” giới thiệu bài viết về lễ Sách lập Đông cung cho vị Hoàng thái tử cuối cùng của nền quân chủ Việt Nam, “tuy tuổi còn thơ, ấy mà đã biểu lộ ra cái khác thường”. Nhưng thế cuộc đổi thay, danh phận là người kế nhiệm vua Bảo Đại sau này của Hoàng thái tử Bảo Long cũng biến đổi.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỤC LỤC:
Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020)
- Tháng Năm, bâng khuâng nhớ về Người - VÕ VÂN ĐÌNH
- Từ “Tín hiệu một vì sao” đến “Hẹn gặp lại Sài Gòn” - PHẠM HỮU
*
VĂN
- Mầm xanh trong kẽ đá - NGUYỄN LUÂN
- Ngôi chùa tự tại giữa cõi cách ly - TRẦN KIÊM ĐOÀN
- Chiếc cầu ghế gỗ An Bang - LỮ MAI - TRẦN THÀNH
- Vị thần trên nóc nhà rông - ĐỖ TIẾN THỤY
THƠ:
- PHAN TRUNG HIẾU:
+ Tự cảm
+ Trước tuổi mình
- LÊ HÒA
+ Dưới tàn cây độ lượng
- ĐÔNG TRIỀU
+ Buổi sáng trong bốn mét vuông
+ D’ran chiều mưa
- NGUYỄN THANH HẢI
+ Tìm đâu hạt mưa nguyên
+ Độc hành trên la lả tiếng chim
- LỆ HẰNG
+ Tiếng hót cuối cùng
- TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
+ Trên bàn mổ
+ Một lần nữa
+ Tô Thùy Yên
- HẢI TRUNG
+ vần cũ 3. Kiều
+ vần cũ 2. từ iphon
+ vần cũ 1. ca Huế trên sông
- HOÀNG VŨ THUẬT
+ Đêm oải hương
+ Thiếu nữ
- NP PHAN
+ E rằng...
+ Một ngày chợt đến
- ĐỖ QUYÊN
+ Thế thôi
+ Chiếc gối
- NGHIÊM QUỐC THANH
+ Đoản khúc trầm
+ Ta nào đâu bất biến
NHẠC:
- Ký ức gọi tên - Nhạc: NGUYỄN VĂN VŨ; Thơ: TRẦN HOÀNG PHỐ
- Hoa bằng lăng - Nhạc: HUY CHU; Lời: LÊ PHƯỚC QUYỀN
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- Phạm Thiên Thư, có ngần ấy thôi - NGUYỄN ĐỨC TÙNG
- Đọc Kafka - MAURICE BLANCHOT - ĐOÀN HUYỀN dịch
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- Lễ Sách lập Đông cung Hoàng thái tử Bảo Long - MIÊN ĐÌNH
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- Từ Hoài Tấn: Thơ buổi giao mùa - HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
- Bản thể đàn bà và bản lĩnh nhà văn - NGUYỄN KHẮC PHÊ
* Bìa 1: Tác phẩm “Hương đêm” (Sơn dầu, 80cm x 150 cm) của họa sĩ Lê Đức Tùng
* Bìa 2: Tác phẩm “Sương về phố” và “Bình yên một sớm” của NSNA Văn Đình Huy
* Bìa 3: Tác phẩm “Sương sớm chùa Thiên Mụ” của NSNA Nguyễn Văn Trực; Tác phẩm “Mùa phượng nở” của NSNA Xuân Mai
- Minh họa: Họa sĩ Phan Thanh Bình; họa sĩ Đặng Mậu Tựu
- Vi nhét: Họa sĩ Tô Trần Bích Thúy.
Ban Biên tập
Chiều 01/4, tại Gác Trịnh đã diễn ra Triển lãm “Gác Trịnh và những người bạn” nhân kỉ niệm 21 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (01/4/2001 – 01/4/2022) và 10 năm thành lập Gác Trịnh.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng App (Ứng dụng) có tên “Di tích Huế” nhằm hỗ trợ du khách tham quan Huế thuận tiện trong việc di chuyển và tìm kiếm các điểm đến trong Hoàng Cung Huế.
Ban tổ chức Festival Huế vừa có thông báo quyết định thay đổi thời gian diễn ra Tuần lễ Festival Huế 2022 từ ngày 25/6 đến 30/6/2022 thay vì diễn ra từ ngày 9 đến 13/4 như dự kiến.
Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Huế vừa phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế và UBND các phường, xã tiến hành khảo sát, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ một số di tích đã được xếp hạng trên địa bàn thành phố Huế.
Sáng 30/3, tại công viên Tứ Tượng – TP Huế đã diễn ra trưng bày Hội sách Alpha Books năm 2022 do Công ty cổ phần Sách Alpha (Alpha Books) tổ chức.
Sáng 30/3, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật phối hợp với UBND huyện Phong Điền khai mạc trại sáng tác “Giấc mơ Phong Điền”.
Sáng 27/3, tại Nghinh Lương Đình, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức Lễ phát động 'Cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại'; Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân 27/3 và Khai mạc Giải Việt dã truyền thống lần thứ 30 năm 2022.
Sáng 27/3, Trường Tiểu học Điền Lộc, huyện Phong Điền, Huyện đoàn Phong Điền phối hợp với Đoàn Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức Hội thi Mỹ thuật với chủ đề “Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế với quê hương, đất nước”, “Trường học xanh - sạch - sáng, 4 mùa hoa”.
Ngày 26/3, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng các đơn vị tổ chức “Ngày hội đạp xe vì du lịch và môi trường”.
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế phối hợp tổ chức khai mạc trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản”.
Phố đêm Hoàng Thành dự kiến khai trương vào ngày 22/4/2022 và đi vào hoạt động từ 19 đến 23 giờ các ngày thứ 6, thứ 7 hàng tuần.
Từ ngày 29/4, Ủy ban nhân dân Thành phố Huế phối hợp với Cơ quan hợp tác phát triển Đức (GIZ) và Công ty CP VIETSOFTPRO (VPS) sẽ triển khai dịch vụ đạp xe chia sẻ công cộng tại các khu vực trung tâm thành phố Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch về việc tổ chức Giải chạy VnExpress Marathon Huế năm 2022.
Sáng ngày 24/3, Sở văn hóa và thể thao tỉnh, Bảo tàng Lịch sử tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền và xã Phong Mỹ tổ chức trưng bày chuyên đề “Chiến khu Hoà Mỹ - Căn cứ địa cách mạng của Thừa Thiên Huế” và Hội thi “Theo dòng Lịch sử”. Hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 – 26/3/2022) và 75 năm ngày thành lập chiến khu Hoà Mỹ (1947 -2022).
Chiều 23/3, tại Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế đã diễn ra Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ V do Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức.
Chiều 21/3, Viện Bảo tồn di tích, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức buổi giới thiệu ấn phẩm “Di sản kiến trúc Huế qua nét vẽ - Tư liệu Viện Bảo tồn di tích”. Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch về việc thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với những mục tiêu cụ thể đến năm 2030.
UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch số 106/KH-UBND về việc triển khai thực hiện mở cửa hoàn toàn đón khách quốc tế và phục hồi, kích cầu du lịch.
Ngày 19/3, UBND thành phố Huế đã tổ chức Giải Đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ I - năm 2022 trên sông Hương và sông Đông Ba, tại khu vực Công viên Trịnh Công Sơn - phường Gia Hội.