* Kỷ niệm 20 năm cơn lũ lịch sử 1999
- Trời gieo bão lụt giữa lòng Cố đô - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
* Chuyên đề MỸ THUẬT HIỆN ĐẠI - MỘT GÓC NHÌN
Ngày nay, mọi thứ luôn vận hành trong xu thế liên đới lẫn nhau dưới nhãn quan của liên văn bản. Văn chương và mỹ thuật cũng không ngoại lệ. Suy cho cùng cả hai đều khởi đi từ những ý tưởng và nỗ lực tạo ra các hình tượng mang tính biểu đạt cao dựa trên những chất liệu khác nhau.
Mỹ thuật hiện đại Việt Nam vận hành như thế nào trong suốt chiều dài lịch sử? Những tên tuổi nào còn đọng lại và gợi hứng cho những người thực hành nghệ thuật đến sau? Đâu là những nỗ lực khai mở? Đâu là những vướng mắc chưa rõ lối thoát? Đâu là những hứa hẹn cho những mùa màng về sau?
Những câu hỏi đó sẽ phần nào được trả lời trong các bài nghiên cứu bàn về mỹ thuật Việt Nam hiện đại trong Chuyên đề này. Bài viết “Mỹ thuật Việt Nam tròng trành mà/và tiến tới” của Đỗ Lai Thúy đi tới lý giải những nguyên nhân và phân tích những nỗ lực vượt thoát của mỹ thuật Việt Nam so với các loại hình nghệ thuật khác. Bài viết cũng đi đến chỉ ra những giới hạn của mỹ thuật Việt Nam hiện nay như: thiếu một căn nền mỹ học, triết học mang tính chiều sâu, sự bất cập từ các cơ chế, khoảng cách thẩm mỹ giữa nghệ sĩ và công chúng… Bài viết “Hợp lưu của những dòng chảy” của Trương Việt Tiến là một bức tranh toàn cảnh, đem tới những góc nhìn sơ lược về quá trình vận hành, sự thay đổi về đặc điểm bút pháp cũng như những quan niệm nghệ thuật qua các thời kỳ của mỹ thuật Việt Nam kể từ giai đoạn chống Pháp đến nay. Bài viết của Vũ Hiệp, Lý Đợi, Vĩnh Thông, Trần Trịnh Nam, Ngô Kim-Khôi đưa đến nhiều lý giải liên quan đến diện mạo, thành tựu, những bất cập trong nền mỹ thuật của chúng ta.
Họa sĩ viết văn, làm thơ, hay nhà văn, nhà thơ vẽ tranh xưa nay không hiếm, nhưng không phải ai khi song hành cả hai lĩnh vực này cũng để lại được thành tựu. Về mảng sáng tác, Sông Hương kỳ này là cuộc gặp gỡ của những nhà văn, nhà thơ đã và đang thực hành hội họa, đó là những tên tuổi đã để lại nhiều dấu ấn về cả văn chương và hội họa như: Nguyễn Quang Thiều, Đặng Hiền, Lê Anh Hoài, Phan Bá Thọ, Pháp Hoan, Trung Dũng Kqd, Đinh Trường Chinh, Trịnh Sơn.
Với Chuyên đề Mỹ thuật hiện đại - Một góc nhìn, Sông Hương hy vọng từ đây sẽ có được những trang viết mang tính liên ngành trong xu hướng chung của nghệ thuật hiện tại. Bởi nghệ thuật hiện đại cũng như mọi lĩnh vực khác trong cuộc sống, không hề biệt lập mà ngược lại, luôn liên đới lẫn nhau, tạo nên một không gian đa chiều đòi hỏi những cách nhìn biết chấp nhận sự dị biệt.
Dưới đây là mục lục Chuyên đề:
- Mỹ thuật Việt Nam tròng trành và/mà tiến tới - ĐỖ LAI THÚY
- Hợp lưu của những dòng chảy - TRƯƠNG VIỆT TIẾN
- Thử nhận diện hội họa Việt Nam thời kỳ đổi mới - VŨ HIỆP
- Sức sống của hội họa hiện thực - TRẦN TRỊNH NAM
- Vài suy nghĩ ngắn về tương lai của nghệ thuật - TRẦN HOÀNG ANH
- Xem tranh - VÕ CÔNG LIÊM
- Hệ hình hậu đương đại (The Post Contemporary Paradigm) - BRANDON KRALIK - PHẠM TẤN XUÂN CAO dịch
- 30 năm nghệ thuật đương đại Việt Nam: Ngộ nhận và cơ hội - LÝ ĐỢI
- Mỹ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa - VĨNH THÔNG
- Hàm Nghi: Hồi ức con đường El Biar - TRẦN TRUNG SÁNG phỏng vấn nhà sưu tập GÉRARD CHAPUIS
- Nguyễn Nam Sơn - Thôn nữ Bắc Kỳ - NGÔ KIM-KHÔI
- Từ một dòng sông (Bìa 2 & Bìa 3) - ĐẶNG KIỀU LINH
THƠ:
- NGUYỄN QUANG THIỀU
+ Bầy trẻ di cư
+ Đổi mùa
- TRỊNH SƠN
+ Hành trang
- ĐẶNG HIỀN
+ Thành phố nắng
+ Tháng năm xanh
- ĐINH TRƯỜNG CHINH
+ Tín hiệu
- PHÁP HOAN
+ Chữ
+ Thế giới mới
- PHAN BÁ THỌ
+ Tuyết ca
- TRUNG DŨNG KQĐ
+ Xin cảm ơn những bữa buồn ghê gớm
VĂN
- Hóa thơ dâng thánh - LÊ ANH HOÀI
+ Minh họa: Họa sĩ Nguyễn Duy Linh
- Dị mộng - TRẦN BĂNG KHUÊ
+ Minh họa: Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức
NHẠC:
- MÙA ĐÔNG NHỚ BẠN - Nhạc và lời: Dương Anh Đằng (Bìa 4)
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- VŨ ĐIỆU KHÔNG VẦN VÀ NHỮNG SUY NIỆM VỀ THƠ TÂN HÌNH THỨC - Trần Hoài Anh
- NGỌ PHẠN ĐIẾM - Bùi Kim Chi
* Bìa 1: Tranh HOÀNG ĐĂNG NHUẬN - 1973 (Sưu tập của ông bà Trịnh Như Thùy - Nguyễn Văn Đoàn).
+ Trình bày bìa: Họa sĩ Phan Ngọc Minh
- Thư đi tin lại - NGƯỜI SÔNG HƯƠNG
- Vi nhét: + Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức; Họa sĩ Tô Trần Bích Thúy
BAN BIÊN TẬP
Chiều ngày 20/06, tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban tổ chức Festival Huế 2022 đã tổ chức họp báo giới thiệu, công bố chính thức các chương trình, hoạt động của tuần lễ Festival Huế 2022.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo về việc thay đổi giờ tham quan và mở cửa ban đêm Đại Nội.
Sáng ngày 18/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cùng Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, tổ chức lễ dâng hương chúa Nguyễn Phúc Khoát - người có công định chế áo dài Việt Nam.
Sáng ngày 18/06, tại Văn phòng UBND tỉnh đã diễn ra Lễ trao giải Báo chí Hải Triều lần thứ III năm 2022. Đến dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thanh Bình, UVTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Chiều ngày 17/6, Viện Pháp tại Huế phối hợp với Công ty CP sách Thái Hà tổ chức buổi ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Kho báu Kinh thành Huế sau ngày thất thủ Kinh đô” của François Thierry.
Chiều ngày 17/6, tại Bia quốc Học Huế, Sở Văn hóa và Thể thao phát động Ngày hội áo dài dành cho cộng đồng 2022.
Ngày16/6, UBND tỉnh vừa công bố Kế hoạch tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu “Cố đô Huế nhìn từ bầu trời”
Tuần Phim Đan Mạch 2022 sẽ diễn ra tại Huế từ ngày 1/7/2022 đến ngày 6/7/2022 tại rạp CineStar với 6 bộ phim hấp dẫn và truyền cảm hứng từ các nhà làm phim nổi tiếng Đan Mạch.
Sáng ngày 17/6, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế tổ chức trưng bày chuyên đề: “Một số tư liệu áo dài Huế - xưa và nay”.
Sáng ngày 15/8, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế và Bảo tàng gốm cổ sông Hương tổ chức trưng bày chuyên đề “Câu chuyện từ những dòng sông”.
Ngày hội Áo dài cộng đồng Huế năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 17/6-23/6/2022 do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức với nhiều chương trình và hoạt động cộng đồng.
Chiều ngày 10/6, tại Lầu Ngũ Phụng - Ngọ Môn (Đại Nội - Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nghệ nhân nhân dân Trần Độ tổ chức khai mạc triển lãm “Phiên bản Kim Ấn triều Nguyễn”.
Chiều 10/6, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức buổi ra mắt sách “Đưa em về nhận mặt quê hương” và những bài thơ tìm lại của nhà thơ Lê Viết Tường.
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế vừa khởi động tổ chức Cuộc thi viết “Huế - Kinh đô ẩm thực.
Chiều ngày 09/6, tại Vườn Thiệu Phương - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, tiến hành tổ chức khai mạc triển lãm “Thuật trị quốc của Hoàng đế Minh Mạng qua Di sản Tư liệu Châu bản triều Nguyễn”. Triển lãm diễn ra nhằm hưởng ứng Festival Huế 2022, chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Tối ngày 08/6, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức chương trình nghệ thuật “Hành trình theo bước chân Cụ Đồ Chiểu”.
Quý bạn đọc thân mến.
Từ số 397 (3/2022), Tạp chí Sông Hương được cấp giấy phép mới, thực hiện Thông tư 41/2020/TT-BTTTT ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông phải thêm chữ “Tạp chí” ở phía trước măng sét. Từ tháng 6 này, chào mừng số 400, Tạp chí Sông Hương thay đổi hình thức trình bày song vẫn giữ nguyên logo và măng sét truyền thống của Tạp chí những ngày đầu thành lập.
Sáng ngày 07/6, tại Bia Quốc học Huế, Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức sự kiện “Đạp xe – Câu chuyện về lộ trình xanh” và Khai mạc triển lãm “Copenhagen – Thành phố đáng sống – Thành phố xe đạp”.
Chiều ngày 06/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã trao Quyết định số 1325 /QĐ-UBND cho phép hoạt động đối với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Sáng 5/6, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế phối hợp với với Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) và các đơn vị liên quan chính thức đưa vào hoạt động mô hình xe đạp chia sẻ công cộng.