Những ngày đầu năm mới, ngoài những địa điểm văn hóa tâm linh khiến người người có khoảng không chiêm nghiệm nỗi vô thường trôi theo dòng thời gian miên viễn, một địa chỉ di tích lịch sử được nhiều người ghé thăm là Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - nơi hơn 4.000 liệt sĩ đã nằm lại trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Thời gian mải miết trôi, nhưng cỏ cây hoa lá thì mãi nhớ bởi một điều đơn giản là máu của sự hy sinh đã thấm sâu xuống lòng đất kia, máu đã loang sông trôi theo những phù sa bờ bãi…
Những nốt nhạc tri ân trong bài hát “Lời thề Vị Xuyên” hay lời thơ thắm thiết nghĩa tình đồng đội “Nắng Đồng Đăng và mây trắng đến vô cùng” gợi thêm về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc sau 40 năm. Tiếp đó là thân phận người phụ nữ ngậm ngùi buồn tủi kể từ ngày chia tay chàng thanh niên lên đường làm nghĩa vụ lúc chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra trong truyện ngắn Bến vắng. Một câu chuyện bình thường như ai từng kể ở một thôn quê. Câu chuyện về chiến tranh chia ly mối tình đã chạm vào trái tim người đọc chính sự chân thật ở chi tiết nhỏ.
Tháng Ba trở về trong sắc thắm của muôn hoa. Từ miền Tây Nguyên cho đến tận vùng đồi Tây Bắc, hoa bung nở như lời ước chừng như sắp lỗi hẹn. Hoa khiến chúng ta nhớ về phận nữ kiêu sa mà mong manh trong từng giây phút nhan sắc hao mòn. Truyện ngắn Hoa để mùa sau; từ khung cảnh trong một bức tranh tươi sáng yên bình với nương dâu xanh mướt dưới mưa và đồi chè miên man nắng trời trung du một chiều mùa hạ, cơn cuồng phong dường như định mệnh nghiệt ngã làm tan hoang những bình yên một hạnh phúc gia đình nền nã; bão tố ấy phát xuất từ ý niệm tham lam và bội nghĩa lòng người. Rồi thời gian xõa tan mọi thứ như chàng họa sĩ xóa đi bức tranh có mái nhà âm trầm u tĩnh, bóng dáng của người con gái bỗng đổ xuống lồng vào bức tranh như vẻ đẹp của niềm bao dung vô hạn…
Tiếp nối đề tài nữ giới, Sông Hương giới thiệu phần 1 bài viết “Phụ nữ và chủ nghĩa dân tộc: Vấn đề phụ nữ trong dự án quốc gia - dân tộc của Phan Bội Châu”. Cụ Phan, tác giả của vở tuồng hấp dẫn Trưng Nữ vương cổ vũ lòng yêu nước, và cụ có lẽ là người Việt đầu tiên thảo luận vai trò của phụ nữ trong xã hội Việt. “Từ thân phận “viết vô” đến quẩn quanh trong xó bếp, người phụ nữ xuất hiện với tư cách người sinh thành, bảo trợ, động viên và chia sẻ với chí làm trai tang bồng hồ thỉ”.
Một truyện dịch không thể không giới thiệu đôi dòng đến bạn đọc trong số báo này: “Con người sống bằng gì”. Truyện ngắn thể hiện tài năng và đẳng cấp của nhà văn L. Tolstoy, nêu những triết lý sống quá ư bình dị trong một cuộc sống thường nhật. Một truyện ngắn đẹp như giấc mơ hay đó là giấc mơ về một hiện thực nhuốm sáng lòng nhân ái và hơn thế khi con người biết yêu nhau bằng tình thương của đấng linh thiêng hiện diện qua tấm gương hiện thực.
MỤC LỤC
- “CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC CỦA TỔ QUỐC - 40 NĂM NHÌN LẠI (1979 - 2019)” - Trần Đức Cường
Thơ: Đồng đội tôi vẫn ở Lạng Sơn - NGUYỄN TUẤN
Nhạc: Lời thề Vị Xuyên - TRẦM TÍCH
VĂN
- BẾN VẮNG - Nguyễn Hải Triều
+ Minh họa: Họa sĩ Phan Thanh Bình
- HOA ĐỂ MÙA SAU - Nguyễn Thị Duyên Sanh
+ Minh họa: Họa sĩ Nguyễn Duy Linh
THƠ:
- NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
+ Ngoan
+ Mở cửa thành phố nhớ
- LÊ VY THỦY
+ Có những…
+ Mầm hạt
+ Màu hy vọng
- PHAN LỆ DUNG
+ Ký ức - chị
- LÊ KIM SƠN
+ Mùa mới
- NGUYỄN VĂN SONG
+ Rét tháng ba nhớ mẹ
+ Vạt cải bên sông
- VŨ THỊ THANH HÒA
+ Vọng khúc chiều đông
- TỊNH BÌNH
+ Vọng khúc mẹ ru
- QUỲNH NGA
+ Những hạt nắng xanh
- LÊ ĐÌNH TIẾN
+ Vẽ
- VÕ NGỘT
+ Hoa khế rụng tím cầu ao
+ Tổ ấm
- NGUYỄN THANH HẢI
+ Gió tìm ra những phân trần…
+ Đừng im lặng thế T ơi…
- PHẠM ÁNH
+ Chiều quê
- HOÀNG HƯƠNG TRANG
+ Đêm sông Hương
- NGUYỄN NHẬT HUY
+ Sân bay
- PHAN TÌNH
+ Sông quê
- ĐÔNG TRIỀU
+ Khi chúng ta nói về những đứa con không đồng huyết
+ Như trong quán trà ở Kaohsiung
- ĐỖ THÀNH ĐỒNG
+ Mông lung
NHẠC:
- Chị tôi - Nhạc: LÂM MINH ĐỨC & Thơ: ĐỖ TRUNG LAI
- Mừng em - ngày 8 tháng 3 - Nhạc và lời: TRƯƠNG KIM HÙNG (Bìa 4)
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Con người sống bằng gì - L. TOLSTOY - TRẦN THỊ PHƯƠNG PHƯƠNG (dịch)
+ Minh họa: Họa sĩ NGÔ LAN HƯƠNG
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- Bên dòng sông Hương T. TRINBY - NGUYỄN PHIN (giới thiệu và dịch)
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- NHỮNG BÀI THƠ TÚ NÓI (Thử một cách đọc bản thảo thơ: Trường hợp Những mùa hoa anh nói (*) của Trương Anh Tú) - ĐỖ QUYÊN
- NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH TRONG NGỰA THÉP CỦA PHAN HỒN NHIÊN - Sơn Ca
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- PHỤ NỮ VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC: VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRONG DỰ ÁN QUỐC GIA - DÂN TỘC CỦA PHAN BỘI CHÂU (Kỳ 1) - Đoàn Ánh Dương
- DIỄN BIẾN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT TRONG SÂN KHẤU VIỆT NAM - Nguyễn Thị Thanh Vân
* Những khoảnh khắc đẹp (Bìa 3): Tác phẩm “Phượng vàng” của NSNA NGUYỄN VĂN THƯƠNG
* Bìa 2: - “Thời gian” của sơn mài - VŨ LINH
* Bìa 1: Tác phẩm “Dưới trăng” (Sơn mài, 160cm x 130cm của họa sĩ NGUYỄN HÀ
- Vi nhét: Họa sĩ Tô Trần Bích Thúy
BAN BIÊN TẬP
Chiều ngày 20/06, tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban tổ chức Festival Huế 2022 đã tổ chức họp báo giới thiệu, công bố chính thức các chương trình, hoạt động của tuần lễ Festival Huế 2022.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo về việc thay đổi giờ tham quan và mở cửa ban đêm Đại Nội.
Sáng ngày 18/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cùng Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, tổ chức lễ dâng hương chúa Nguyễn Phúc Khoát - người có công định chế áo dài Việt Nam.
Sáng ngày 18/06, tại Văn phòng UBND tỉnh đã diễn ra Lễ trao giải Báo chí Hải Triều lần thứ III năm 2022. Đến dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thanh Bình, UVTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Chiều ngày 17/6, Viện Pháp tại Huế phối hợp với Công ty CP sách Thái Hà tổ chức buổi ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Kho báu Kinh thành Huế sau ngày thất thủ Kinh đô” của François Thierry.
Chiều ngày 17/6, tại Bia quốc Học Huế, Sở Văn hóa và Thể thao phát động Ngày hội áo dài dành cho cộng đồng 2022.
Ngày16/6, UBND tỉnh vừa công bố Kế hoạch tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu “Cố đô Huế nhìn từ bầu trời”
Tuần Phim Đan Mạch 2022 sẽ diễn ra tại Huế từ ngày 1/7/2022 đến ngày 6/7/2022 tại rạp CineStar với 6 bộ phim hấp dẫn và truyền cảm hứng từ các nhà làm phim nổi tiếng Đan Mạch.
Sáng ngày 17/6, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế tổ chức trưng bày chuyên đề: “Một số tư liệu áo dài Huế - xưa và nay”.
Sáng ngày 15/8, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế và Bảo tàng gốm cổ sông Hương tổ chức trưng bày chuyên đề “Câu chuyện từ những dòng sông”.
Ngày hội Áo dài cộng đồng Huế năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 17/6-23/6/2022 do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức với nhiều chương trình và hoạt động cộng đồng.
Chiều ngày 10/6, tại Lầu Ngũ Phụng - Ngọ Môn (Đại Nội - Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nghệ nhân nhân dân Trần Độ tổ chức khai mạc triển lãm “Phiên bản Kim Ấn triều Nguyễn”.
Chiều 10/6, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức buổi ra mắt sách “Đưa em về nhận mặt quê hương” và những bài thơ tìm lại của nhà thơ Lê Viết Tường.
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế vừa khởi động tổ chức Cuộc thi viết “Huế - Kinh đô ẩm thực.
Chiều ngày 09/6, tại Vườn Thiệu Phương - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, tiến hành tổ chức khai mạc triển lãm “Thuật trị quốc của Hoàng đế Minh Mạng qua Di sản Tư liệu Châu bản triều Nguyễn”. Triển lãm diễn ra nhằm hưởng ứng Festival Huế 2022, chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Tối ngày 08/6, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức chương trình nghệ thuật “Hành trình theo bước chân Cụ Đồ Chiểu”.
Quý bạn đọc thân mến.
Từ số 397 (3/2022), Tạp chí Sông Hương được cấp giấy phép mới, thực hiện Thông tư 41/2020/TT-BTTTT ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông phải thêm chữ “Tạp chí” ở phía trước măng sét. Từ tháng 6 này, chào mừng số 400, Tạp chí Sông Hương thay đổi hình thức trình bày song vẫn giữ nguyên logo và măng sét truyền thống của Tạp chí những ngày đầu thành lập.
Sáng ngày 07/6, tại Bia Quốc học Huế, Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức sự kiện “Đạp xe – Câu chuyện về lộ trình xanh” và Khai mạc triển lãm “Copenhagen – Thành phố đáng sống – Thành phố xe đạp”.
Chiều ngày 06/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã trao Quyết định số 1325 /QĐ-UBND cho phép hoạt động đối với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Sáng 5/6, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế phối hợp với với Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) và các đơn vị liên quan chính thức đưa vào hoạt động mô hình xe đạp chia sẻ công cộng.