Quý bạn đọc thân mến.
Tháng Mười, chúng ta có thêm dịp tôn vinh cái đẹp qua góc nhìn đầy nữ tính trên Sông Hương. Hầu hết ở các chuyên mục trên số báo 356 này đều hướng về phái đẹp. Và chính họ đồng thời sáng tạo nên cái đẹp khơi nguồn sự sống vĩnh hằng. Chùm thơ mở đầu với sự góp mặt của những tác giả nữ ở Huế như Đông Hà, Bạch Diệp, Châu Thu Hà, Lưu Ly cùng nhiều tác giả nữ trong nước và ở nước ngoài, mỗi bài thơ như từng ô cửa sổ nhỏ xinh được mở ra vào một sáng tinh với ánh mặt trời chưa làm khô mất những giọt sương giữa thảo nguyên xanh ngút.
Bìa Sông Hương số 356 Tháng 10 - 2018
Tháng Mười râm ran tính nữ, cùng dịp mùa Thu mang chút hơi lạnh theo về. Nhân vật trong truyện ngắn Đi hết một vọng tròn đã tự hỏi: Sao chưa bao giờ con người biết cách lắng nghe những thứ tồn tại xung quanh mình? Và đây là thời điểm của sự lắng nghe: Bên cửa sổ thi thoảng lá vẫn gieo xuống. Mưa rỉ rả trước hiên nhà như bản giao hưởng của đất trời, những nhân vật trong không gian truyện cảm nghiệm về những thứ quanh mình thường biến mất bí ẩn, kể cả con người. Nhưng thời gian thì không bao giờ biến mất! Đó là một cơn đau nhẹ dai dẳng khiến cho cuộc trốn tìm truy đuổi hạnh phúc trong mối duyên nợ đời người trở nên mơ hồ hơn bao giờ hết.
Thêm một truyện ngắn của tác giả nữ khác: Chiếc thẻ bài. Một nữ bệnh nhân tình cờ được tặng một tấm thẻ bài mang tên Floyd Aubrey, và người lính Mỹ ấy đã ở bên cô, khuấy động cuộc sống của cô bằng một thực tại ảo, đến chẳng còn xác định được ranh giới giữa thực và mơ. Mọi thứ trở nên quá chân thật. Một tình yêu kiểu “limerence” tràn sinh khí khiến sự sống vực dậy cả phần đời của cô. Cho đến một ngày nỗi sợ mất nhau đã khiến họ bị ám ảnh, nỗi ám ảnh phải bước khỏi thế giới nửa thực nửa ảo quyện lẫn khó nhận diện. Nỗi nhớ thật. Nỗi đau của sự chia ly là thật, đến bật máu khi sự xoa dịu cơn đau mà cô gái dành cho Floyd Aubrey trong nỗ lực lên mạng tìm kiếm thân nhân của anh ta ứng hiện…
Mục Nghiên cứu & Bình luận, bài dịch “Đề xuất một khung lí thuyết nữ quyền cho việc đọc các văn bản phim kinh dị” - là cách đọc hấp dẫn theo hướng nữ quyền luận về một bộ phim “có khả năng nhìn sâu xuống bên dưới sự biểu hiện bề mặt của nó”, tạo nên những khoảng trống giúp người đọc thoát khỏi khung lý thuyết cũ với những tiền giả định thông thường của sự thống trị giới lấy nhân vật nam làm trung tâm, sự bóc lột phụ nữ, thân phận đàn bà v.v.
Ở một bài viết khác, bạn đọc sẽ gặp lại nhà thơ nổi tiếng về sự nghiệp cũng như mối tình duyên chồng vợ khá nghiệt ngã bởi hai từ “số phận”. Một cánh chim dường như bay đơn trong một không gian kỳ lạ. Một đám mây phiêu dạt từ chân trời nghệ thuật này sang chân trời nghệ thuật khác. Một sự buông bỏ ngợi ca, tự chữa lành vết thương. Và điều đó đã tuôn ra những dòng thơ nghẹn ngào, bỏng rát.
BAN BIÊN TẬP
Thơ các tác giả nữ:
- ĐÔNG HÀ
+ Bài thơ về hạt bụi
+ Bạc tình
+ Vào đây
- TRẦN HẠ VI
+ Hai đứa trẻ
+ Kết nối
- LỮ THỊ MAI
+ Giả dụ
+ Phác vội
+ Uống trà Hội Vũ
- BẠCH DIỆP
+ Hạt sương
+ Mở mắt trong bóng tối
- HÀ DUY PHƯƠNG
+ Biết làm gì
+ Một lần
- CHÂU THU HÀ
+ Chiều trên hồ Tả Trạch
+ Cồn Ấu
- NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG
+ Sáng
+ Trưa
+ Chiều
+ Tối
- LƯU LY
+ Gió vô thường
+ Cầu vồng cuối hạ
- NHƯ QUỲNH DE PRELLE
+ Chuyến tàu mùa đông
+ Triển lãm
VĂN
- ĐI HẾT MỘT VÒNG TRÒN - Trần Băng Khuê
+ Minh họa: Nguyễn thiện Đức
- CHIẾC THẺ BÀI - Diệu Phúc
+ Minh họa: Ngô Lan Hương
- MỘT CUỘC CHẠY TRỐN - Nguyễn Hoàng Anh Thư
+ Minh họa: Nhím
THƠ:
- NGUYỄN ĐỨC TÙNG
+ Những lời hứa
+ Em còn trẻ và em không thể biết
+ Lần đầu tiên anh nhìn thấy
+ Sống
+ Chúng ta đã làm một lần
- NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
+ Cột mốc thời gian
+ Tâm hồn
+ Dự tưởng
- ĐẶNG THIÊN SƠN
+ Còn ai qua sông không?
+ Khói
- PHAN TRUNG THÀNH
+ Thèm bơi ngang sông Hương
+ Trên đường đi Tây Ninh
- LÊ CÔNG HOÀNG
+ Mưa
NHẠC:
- XIN ĐỂ NGUYÊN NHƯ THẾ - Nhạc: Dương Anh Dằng; Thơ: Mai Văn Hoan
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Người vợ câm - THOMAS BURKE - Thân Trọng Sơn dịch và giới thiệu
+ Minh họa: Lê Văn Ba
- Chùm thơ BIỆN CHI LÂM - Nguyễn Thị Thúy Hạnh dịch và giới thiệu
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- ĐỀ XUẤT MỘT KHUNG LÍ THUYẾT NỮ QUYỀN CHO VIỆC ĐỌC CÁC VĂN BẢN PHIM KINH DỊ - Cynthia a. Freeland - NGÂN HÀ lược dịch
- LƯU QUANG VŨ - NHỮNG LỰA CHỌN NGHỆ THUẬT - Đoàn Ánh Dương
- XEM MƠ, XEM THƠ - HỒ THẾ HÀ VÀ CUỘC HÀNH TRÌNH VÀO CÕI KHÁC - Yến Thanh
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- VỀ CÁC VĂN BIA LIÊN QUAN ĐẾN TỘC NGUYỄN CỬU (VÂN DƯƠNG) Ở VĨNH NAM - VĨNH LINH - QUẢNG TRỊ - Võ Vinh Quang
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA: NGƯỜI SINH RA ĐỂ ĐI LẠC - Văn Thành Lê
- NGHĨ THÊM TỪ “MẠ TUI” - Nguyễn Khắc Phê
- THÀNH CÁT TƯ HÃN, CÔNG CHÚA GIANG MINH VÀ TÔI - Trần Quang Miễn
* Những khoảnh khắc đẹp (Bìa 3):
- “Bình minh trên sông Ngự Hà”. Ảnh NGUYÊN QUÂN
Bìa 1: Tác phẩm “Mùa thu” (Sơn mài) của họa sĩ Huỳnh Thị Tường Vân
* Giới thiệu tranh tác giả nữ (Bìa 2):
- NHỮNG LỐI ĐI KHÔNG QUEN THUỘC - Vũ Linh
- Vi nhét: NGUYỄN THIỆN ĐỨC - ĐẶNG MẬU TỰU - NHÍM
“Ngài” rùa đá được xem như một trong hai linh vật để trấn yểm vùng đất Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), trên đầu “ngài” còn có một chữ Vương.
Huế có những sáng mờ sương, sương giăng kín những tuyến phố, bầu trời như sà xuống tận đầu người, xứ Huế vốn mộng mơ càng thêm huyền ảo.
Lối kiến trúc độc đáo thuộc hệ phái thevarada (Nam tông) tạo cho chùa Thiền Lâm một nét đẹp khác biệt so với các cổ tự đất cố đô.
Cố đô Huế bây giờ không còn trầm mặc, phong cảnh về đêm thật quyến rũ bởi việc chiếu sáng nghệ thuật cầu Trường Tiền.
Sáng 10-3, Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với UBND huyện A Lưới đã tổ chức lễ hội Ariêu Car_một trong những lễ hội văn hóa truyền thống lớn với sự tham gia đông đảo cộng đồng người dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy đang sinh sống ở địa bàn vùng cao huyện A Lưới .
Nhà vườn An Hiên, phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, Xuân Viên Tiểu Cung... là những nhà vườn đẹp bậc nhất xứ Huế. Hệ thống kiến trúc dân gian này là một điểm nhấn trong khám phá nét đẹp văn hóa Cố đô.
Lễ hội A riêu Car là dịp để các dân tộc hội tụ, thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Là món ăn có cái tên khiến nhiều người phải ngẩn ra vì nghe quá lạ, canh chột nưa chinh phục thực khách bởi hương vị đậm chất quê và cái tình của người dân Huế.
SHO - Sáng ngày 21/2 (14 Tháng Giêng năm Bính Thân), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất . Đây là năm thứ tám văn nghệ sĩ Cố đô Huế tổ chức đi viếng mộ thi nhân vào dịp Tết Nguyên tiêu.
Không biết có tự bao giờ mà hoa tre là lễ vật không thể thiếu trong lễ "cúng bổn mạng" đầu năm của mỗi gia đình xứ Huế. Nội tôi kể rằng: Thuở xưa khi chưa có "ông tổ" khai sinh ra loại hoa tre thì người ta "cúng bổn mạng" bằng hoa thọ. Hoa thọ mang ý nghĩa trường tồn, cầu mong được sống lâu để sum vầy cùng con cháu.
Là kinh đô xưa cổ còn được lưu giữ gần như toàn vẹn nhất cho đến bây giờ, Tết ở Huế tượng trưng cho sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại.
Cặp rắn này chỉ xuất hiện tại chùa vào các ngày sóc vọng (các ngày 1, 15, 30 hàng tháng) và trú lại qua đêm trong hang cây da cổ thụ rồi lặng lẽ bỏ đi. Thấy chuyện lạ, một số người cho rằng đây là đôi rắn “có chân tu” nên mới về chùa để “nghe giảng giải kinh Phật”...
Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.
Có thể nói, trong số hàng trăm sản phẩm bằng tre của các nghệ nhân làng Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) tạo nên, chúng tôi ấn tượng nhất là đèn lồng các loại. Từ đèn ú, đèn lục giác, bát giác… Tuy khác nhau về mẫu mã, hình dáng nhưng tất cả đều chan chứa tâm tình, gửi gắm “cái hồn” của làng nghề nơi đây.
Bên cạnh lớp nghệ nhân "vàng", lớp những nghệ sỹ "măng non" - nghệ sỹ trẻ là thế hệ mới sẽ đồng hành cùng nghệ thuật Ca Huế trên con đường phát huy giá trị di sản này ra cộng đồng, tiến tới hội nhập di sản quốc tế. Do đó, việc làm sao để truyền lại vẹn nguyên bản sắc, đúng cái "chất" của Ca Huế cho lớp nghệ sỹ trẻ kế tục cũng đang là vấn đề được các ban, ngành quan tâm.
Chuyên đề trọng điểm của số báo này, dành nhiều trang về Hoàng Phủ Ngọc Tường - nhà văn, nhà văn hóa Huế. Những trang văn của ông, như chiếc đũa thần, thức dậy những vỉa tầng văn hóa Huế. Một điều khác, ông cùng bạn bè thuở ấy, với một hệ mỹ cảm khác biệt, đã tạc vào văn nghệ Huế, Việt Nam những giá trị trường cửu.
Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.
Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.
Tại Huế, toàn bộ các ấn quý bằng vàng, bạc, ngọc hay còn gọi là Kim Ngọc Bảo Tỷ đến nay không còn một chiếc nào. Có lẽ thật sự đây là điều đáng tiếc nhất khi xuất xứ những chiếc ấn quý đó đều từ Huế mà ra.
Những biến cố của lịch sử đã khiến cho một lượng cổ vật lớn và quý hiếm đã “biến mất” khỏi cố đô Huế. Hãy cùng lật lại những điểm mốc ấy.