Dòng chảy văn học nghệ thuật trên Sông Hương đang trôi qua một vòng với 12 số báo thường kỳ và 4 số đặc biệt. Một năm với nhiều dấu ấn trong dòng chảy văn hóa Huế có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa - lịch sử của đất nước. Chính vì vậy Ban Biên tập hướng đến thực hiện theo chuyên đề với những bài viết của các nhà nghiên cứu cùng những tư liệu mới đã để lại dấu ấn đậm nét, là nguồn tham khảo cho độc giả về sau. Đó là: Chuyên đề 100 Nam Phong tạp chí, Chuyên đề Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân.
Bìa tạp chí Sông Hương Số 346 - Tháng 12.2017
Nhân 150 năm ngày sinh của nhà yêu nước Phan Bội Châu, Chuyên đề Phan Bội Châu - Bản lĩnh yêu nước sẽ mang lại cho độc giả một góc nhìn chân thực về bản lĩnh một con người yêu nước bằng tầm nhìn rất mới so với mức dân trí lúc bấy giờ với sự o bế của thông tin và văn minh nhân loại. Với chí sĩ Phan Bội Châu, muốn giải phóng được bản thân/đất nước, con người trên đất nước đó phải có trí tuệ. Chính trí tuệ sẽ khai mở hướng đi cho một cuộc đời/dân tộc ra khỏi những khốn cùng thông qua sự thấu hiểu âm mưu, chiến lược của kẻ thù và hơn thế là phải khiến cho nhân dân của kẻ thù trong thời điểm đó hiểu đúng mục tiêu của chính phủ họ; bởi người dân ở bất cứ quốc gia nào xét đến cùng đều muốn hòa bình! Từ sự tiếp cận với bản thảo “Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn” vừa được sưu tầm từ Thư viện CAOM ở nước Pháp. Đây là nguồn tư liệu rất quý, với 440 trang, gồm 1.997 câu hỏi của Hội đồng xét xử của Tòa Đề hình Pháp đã làm việc hàng ngày liên tục thẩm vấn Phan Bội Châu từ ngày 29/8/1925 đến ngày 9/11/1925; nhưng với bản lĩnh, trí tuệ, Phan Bội Châu đã nêu lên nghĩa khí cao thượng của bậc chí sĩ một lòng vì nghĩa lớn. Ban Biên tập Sông Hương lược trích những đoạn quan yếu nhất liên quan trực tiếp đến sự nghiệp yêu nước của cụ Phan trong Hồ sơ thẩm vấn để gửi đến bạn đọc sớm nhất.
Trong năm qua, Ban Biên tập chân thành cảm ơn những cộng tác viên quen thuộc đã dành cho Sông Hương những bài viết chất lượng ở nhiều mảng khác nhau. Bên cạnh đó, điều nữa là Ban Biên tập rất vui mừng chào đón những cây viết lần đầu đến với Sông Hương - đến và ở lại ngay trong lòng độc giả bằng sự chững chạc của mình với những sáng tác ám ảnh về đời thường hồn hậu, đánh thức mảng màu tươi nguyên bị ý niệm thời gian phủ bụi. Trong số báo cuối năm, tác giả Đỗ Quang Vinh lần đầu tiên gửi gắm một truyện ngắn đến Sông Hương: Mở mắt ra, nhắm mắt lại. Người cha là một ngư dân nửa cuộc đời trên biển, luôn khuyên con mình hãy buông xuống mọi ý niệm, hãy buông mình xuống mặt biển như một chiếc lá khô và gió và sóng sẽ đưa con về nơi cần muốn. Người con luôn khát khao bắt biển; là khát vọng ngầm chinh phục vùng tâm thức mênh mang vô tận mà ngay khi mở mắt hay nhắm mắt cá nhân ấy vẫn luôn thấy mình nhỏ bé và yếu đuối quá chừng.
Ban Biên tập trân trọng cảm ơn các cộng tác viên đã dành nhiều tình cảm với Sông Hương thông qua việc gửi gắm những đứa con tinh thần tâm đắc của mình; xin cảm ơn quý độc giả luôn đồng hành cùng Sông Hương. Đó là niềm hạnh phúc lớn mà Ban Biên tập nhận được và luôn tin vào sự cố gắng phụng sự bạn đọc, luôn hướng đến cái đẹp Chân - Thiện - Mỹ - Tuệ.
Dưới đây là Mục Lục:
- Thư Tòa soạn
VĂN:
- NHẮM MẮT LẠI, MỞ MẮT RA - Đỗ Quang Vinh
- TÂN CẢNH DƯƠNG - Phạm Ngọc Túy
THƠ:
NGUYỄN THIỆN ĐỨC - LÊ HÀO - VÕ NGỘT - NGUYỄN THỤY VÂN ANH
VĨNH NGUYÊN - PHAN BÙI BẢO THY - VŨ TRỌNG QUANG - NGUYÊN QUÂN NGUYỄN HẢI TRIỀU - TRẦN VĂN LIÊM - FAN TUẤN ANH - THẠCH ĐÀ
TRIỆU NGUYÊN PHONG - HOÀNG THU PHỐ
NHẠC:
- LẠI THẾ TÌNH QUÊ - Nhạc & Lời: Nguyễn Trọng Quý
- MƯA HUẾ VÀ ANH - Thơ: Châu Thu Hà & Nhạc: Nguyễn Văn Thiết
Chuyên đề PHAN BỘI CHÂU - BẢN LĨNH YÊU NƯỚC:
- HỒ SƠ THẨM VẤN PHAN BỘI CHÂU: NGUỒN TƯ LIỆU GIÀU GIÁ TRỊ LỊCH SƯ - Chương Thâu
- MỘT SỐ TƯ LIỆU LƯỢC TRÍCH TRONG “HỒ SƠ THẨM VẤN VỤ ÁN PHAN BỘI CHÂU 1925”
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT THIẾU NHI TRONG TUỔI THƠ DỮ DỘI - Bùi Thanh Truyền
- BÓNG TỐI CỦA WOOLF: ÔM CHỨA CÁI BẤT KHẢ GIẢI - Rebecca Solnit - Đoàn Huyền dịch
- TIẾNG ĐÀN THÚY KIỀU VÀ TÍNH ĐA NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC - Phạm Tuấn Vũ
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- Thơ ADONIS - Thân Trọng Sơn dịch
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- NHẬN LẠI MỘT TIẾNG CHUÔNG CHO HUẾ - Nguyễn Cao Thái
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUÂN:
- ĐI VÀO CÕI TẠO HÌNH VÀ TỪ CÕI TẠO HÌNH ĐI RA - Đỗ Lai Thúy
- Thư tín Sông Hương
- Bìa 1: Tác phẩm “ĐƯỜNG MÂY” (Tổng hợp) của họa sỹ Nguyễn Duy Linh
- Phụ bản bìa 2: HỘI HỌA CỘNG SẮC - Khả Hân
-Những khoảnh khắc đẹp: THĂM RỚ. Ảnh: Trương Vững
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím
BBT
Sáng ngày 9-9, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức khánh thành và bàn giao công trình“Thắp sáng đường biên - phòng chống dịch bệnh Covid-19” cho 18 chốt phòng, chống dịch trên tuyến biên giới huyện A Lưới.
Sáng 05/9, tại trường THPT chuyên Quốc Học Huế đã long trọng diễn ra buổi lễ Khai giảng năm học 2021 – 2022. Đây là buổi khai giảng đặc biệt do tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp nên được tổ chức chung cho toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT) và các nền tảng Công nghệ thông tin khác.
Sáng ngày 1/9, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm " Bác Hồ- kết tinh hồn dân tộc". Triển lãm nhân kỷ niệm 76 năm Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam (1945-2021) và 52 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sáng 26/8, Thường trực HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất. Tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định thông qua các nội dung về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) của tỉnh 5 năm, giai đoạn 2021-2025; đồng thời, quyết định 16 nội dung chuyên đề quan trọng khác.
Năm 1990, trả lời phỏng vấn nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow, phóng viên tờ New York Times, tác giả cuốn sách “Vietnam: A history”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Nếu không trở thành người lính, có lẽ tôi vẫn là một thầy giáo, có thể dạy môn Triết học hoặc Lịch sử”…
Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm trực tuyến “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại”, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn với vị tướng huyền thoại.
Ngày 22/8/2021, đồng chí Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh viết thư kêu gọi ủng hộ bà con đồng hương Thừa Thiên Huế tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Ngày 19/8, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 2065/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt tiếp nhận viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức dự án “Bảo tồn, trùng tu và giáo dục tại Điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế, giai đoạn 2021-2026”.
Chiều ngày 15/8, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc trại sang tác VHNT về đề tài phòng chống dịch bệnh COVID-19 năm 2021.
Cả cuộc đời đồng chí Võ Văn Tần: “luôn phấn đấu không mệt mỏi vì nước, vì dân, luôn kiên định niềm tin son sắt vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, không ngừng trau dồi bản chất cách mạng của người cộng sản, phát huy hết trí tuệ sáng tạo, gắn bó máu thịt với nhân dân, tận trung với nước, với Đảng, thủy chung với đồng chí, đồng bào” (1). Đó là những đánh giá đúng với tầm vóc, công lao của đòn chí Võ Văn Tần, một nhà cách mạng thuộc lớp những người “mở đường” trong lịch sử đương đại Việt Nam, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Cục Điện ảnh cho biết Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII sẽ lùi lại vào tháng 11/2021.
Chiều 3/8, tại Thế Miếu – Đại Nội Huế, Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam tổ chức lễ dâng hương và tưởng niệm vua Hàm Nghi nhân 150 năm ngày sinh của ông (3/8/1871-3/8/2021).
Sáng ngày 3/8, tại Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao TP Huế, Hội nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế và Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức cuộc Toạ đàm khoa học " Hàm Nghi - Nhà vua bị lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Alger" nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh vua Hàm Nghi (3/8/1871 _ 3/8/2021).
Nhân kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2021), sáng nay 27/7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Huế đã long trọng tổ chức lễ viếng, dâng hoa và thắp hương tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Huế.
Họp phiên toàn thể tại Hội trường vào chiều 26/7, với 100% (479/479) đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 (từ tháng 4/2021) giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Sau khi được Quốc hội khóa XV bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức theo quy định của Hiến pháp.
Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thương binh liệt sĩ, chiều ngày 22/7, đoàn Bộ tư lệnh Quân khu 4, UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ 13 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại tiểu khu 67. Tham dự buổi lễ có thiếu tướng Lê Tất Thắng, Phó Tư lệnh Quân khu; UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng các cán bộ chiến sĩ, thân nhân liệt sĩ.