Tháng Mười trở về trong hơi thu với lá vàng buông mình trong gió. Cuộc hiến dâng của những trái tim nhạy cảm vang lên diệu âm của nỗi buồn và một phần nhỏ nhoi bí mật đàn bà. Những vần thơ của các tác giả nữ trên ba miền trong số báo tháng 10 gửi vào hư vô lời tự trầm day dứt và ẩn sâu trong nó là những câu hỏi không thể trả lời.
Dường như đó là giấc mơ vẽ lại một câu chuyện vỡ tan (Ngô Thanh Vân), là thời gian phản bội khiến ngày tràn ngập bóng đêm (Như Quỳnh De Prelle), là thứ ánh sáng mù lòa (Lữ Thị Mai), là đỉnh hoang vu (Huỳnh Thúy Kiều), là giọt máu tình làm góa phụ (Nguyen Su Tu), là “tiếng còi tàu băng qua cánh đồng, lời hẹn đầu vàng lên cây lá, em một mình thiếu phụ, búi tóc phai màu” (Phan Lệ Dung)… Cũng như chuyện những người đàn bà trong tranh Đặng Thu An ở bìa 2 và 3, họ đang cùng nhau kể những câu chuyện đầy ám gợi về nữ quyền, ở đấy cái đẹp ẩn dấu trong sự nổi loạn của tình yêu và sự quyến rũ của vui buồn và thậm chí là nỗi cô đơn tuyệt cùng của chính họ.
Thời đại mà phần lớn đồng nghiệp của nhà văn tôi luyện làm độc giả chân chính dễ kích động các tác giả ngầm đánh bóng mình, song dễ khiến dòng tên phai dần trong đôi mắt tinh tường của thời gian nghiệt ngã. Số báo này giới thiệu đến bạn đọc nữ tác giả từng nhận Tặng thưởng của Sông Hương, Trần Băng Khuê. Truyện ngắn khá tự nhiên trong triển khai ý tưởng, đôi khi tự nhiên đến giật mình bởi nó dựng lên những hố thẳm tâm thức ám ảnh huyễn giác chúng ta. Cô gái này rất khéo giữ khách trong ngôi nhà nhuốm sáng giấc mơ của mình. Không gian kẻ sáng tạo và con người siêu hư cấu hòa lẫn với nhiều ngõ hẹp vẫn khiến họ dễ dàng thoát ra. Truyện Trần Băng Khuê luôn dẫn dụ người đọc lần tìm dấu vết tự ngã chủ nhân, bởi trong tự ngã các nhân vật có sức hút của thứ quyền lực dẻo, một phen gặp gỡ chợt là tri âm.
Chuyên đề Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân đã mở ra những hướng nhìn rất mới về một bậc trí thức chân chính. Cụ Huỳnh Thúc Kháng đỗ “tam giáp đồng tấn sĩ” lúc 29 tuổi, khoa Giáp Thìn triều Thành Thái 16 (1904) đã đưa ông lên vị trí “tinh hoa bản xứ”, trở thành một nhà yêu nước mẫu mực, dấn thân vào con đường hoạt động yêu nước, từng làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ; đặc biệt cụ Huỳnh từng được Hồ Chủ tịch tin tưởng ủy thác, giao Quyền Chủ tịch nước trong thời đoạn đất nước trước hiểm họa ngàn cân treo sợi tóc. Nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Quang Huy nhìn nhận về động thái tri thức bản địa đầu thế kỷ XX, nhìn nhận vai trò người trí thức trong mối tương quan chằng chịt giữa xã hội để rồi tìm một hướng mở nhận diện cụ Huỳnh trong rất nhiều “nhà” ông từng hiện diện.
Với quan niệm “Trăm vạn quân không bằng một tờ báo” và luôn ý thức gắn sứ mệnh tờ báo với vận mệnh của dân tộc, riêng nghiệp làm báo của cụ Huỳnh Thúc Kháng đã để lại một di sản lớn. Suốt 17 năm, từ đầu năm 1927 đến lúc thực dân Pháp ra lệnh đình bản 1943, Tiếng Dân ra được 1766 số, là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam có cái tên hoàn toàn bằng tiếng Việt; cụ Huỳnh là người sáng lập đồng thời làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút. Và đây xem như diễn đàn biện thuyết cho cuộc cải tổ tri thức hướng đến văn hóa nhận thức mới, như là nét trội nhất được nhà trí thức văn hóa Huỳnh Thúc Kháng thể hiện.
Dưới đây là mục lục:
Thơ các tác giả nữ:
LỮ THỊ MAI - NGÔ THANH VÂN - ĐÔNG HÀ - TRẦN THỊ TƯỜNG VY - PHAN LỆ DUNG - NGUYEN SU TU - NHƯ QUỲNH DE PRELLE - HUỲNH THUÝ KIỀU - CHÂU THU HÀ - HOÀNG THỤY ANH - NGUYỄN THỊ HẢI - NGUYỄN THANH LƯU - TẠ ANH THƯ - KIM QUÝ
VĂN:
- MƯỜI NGÀY - Trần Băng Khuê
TRANG THIẾU NHI:
Cây bút tuổi hồng: Lê Huỳnh Bảo Châu - Nguyễn Phương Nghi - Đoàn Nguyên Khánh Mỹ - Nguyễn Thị Phương Duyên - Lê Trần Minh Thư
THƠ:
ĐÀO DUY ANH - ĐỖ QUANG VINH - ĐOÀN TRỌNG HẢI - MAI VĂN HOAN - NGUYỄN THỐNG NHẤT - LÊ NHƯỢC THỦY
NHẠC:
- NHỚ VỀ ĐỒNG KHÁNH - Nhạc & Lời: Hoàng Hương Trang
- NẮNG HOÀNG HOA - Nhạc: Hoàng Ngọc Biên & Lời: Hoàng Phủ Ngọc Tường - Bìa 4
* Chuyên đề CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG VÀ BÁO TIẾNG DÂN
- ĐỘNG THÁI TRI THỨC BẢN ĐỊA ĐẦU THẾ KỈ XX - NHÌN TỪ TRƯỜNG HỢP HUỲNH THÚC KHÁNG - Nguyễn Quang Huy
- VÀI NÉT VỀ CÔNG TY HUỲNH THÚC KHÁNG VÀ BÁO TIẾNG DÂN - Dương Phước Thu
- HUỲNH THÚC KHÁNG - TRƯỚC NGÃ BA THỜI ĐẠI - Phạm Phú Phong
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUÂN:
- NHÀ THƠ QUANG DŨNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC MIỀN NAM 1954 - 1975 - Trần Hoài Anh
- CÔ GÁI TRÊN SÔNG - ĐẶNG NHẬT MINH
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- THƠ VÀ KHÔNG THƠ (kỳ 2) - Khế Iêm
...
- Thư tín Sông Hương
- Bìa 1: Tác phẩm “TÌNH YÊU ĐẠI DƯƠNG” (Sơn dầu) của họa sĩ Công Huyền Tôn Nữ Tuyết Mai
- Phụ bản bìa 2 & 3: SỨC QUYẾN RŨ CỦA NHỮNG LỜI THÌ THẦM - Bạch Diệp
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím
BAN BIÊN TẬP
Sáng 16/10, UBND tỉnh đã có cuộc họp với Quân khu 4 và các lực lượng chức năng để đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm công tác tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, cứu nạn và bàn phương án tìm kiếm 16 công nhân đang mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3.
Đến 19h30 hôm nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn Sở chỉ huy tiền phương Quân khu 4 đã tìm thấy thi thể 13 thành viên trong đoàn công tác gặp nạn tại Trạm bảo vệ rừng 67.
Trong chiều 14 đến sáng 15-10, tại hiện trường vụ sạt lở núi ở thủy điện Rào Trăng 3, và Trạm bảo vệ rừng 67 (thuộc sơn phận xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), hàng trăm cán bộ, chiến sĩ vẫn đang được huy động tăng cường để nỗ lực đào bới, tìm kiếm người mất tích.
Thi thể nạn nhân đầu tiên trong số 17 công nhân gặp nạn tại công trình thủy điện Rào Trăng 3 đã được lực lượng chức năng đưa ra khỏi hiện trường bằng đường sông.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa thông tin về việc triển khai triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
Chiều ngày 13/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có mặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế để kiểm tra tình hình mưa lũ và công tác cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3.
Sáng 11/10, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; TUV, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng đã đi kiểm tra tình hình ứng phó với mưa lũ tại điểm thấp trũng của huyện Phong Điền.
Sáng 12/10, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các sở, ban, ngành, địa phương về công tác ứng phó lũ lụt trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tiếp tục chỉ đạo các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ kéo dài, tuyệt đối không để một ai bị thiếu đói, tính mạng của người dân phải được đặt lên hàng đầu.
Ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão và áp thấp nhiệt đới bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hoạt động sản xuất.
Trước tình hình mưa lớn khiến địa bàn tỉnh ngập lụt trên diện rộng, trong đó nhiều vùng thấp trũng ngập sâu trong lũ, chiều ngày 11/10, Đoàn cứu trợ gồm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định; Thượng tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh và các lực lượng chức năng đã đến thăm và trao lương thực cứu trợ cho người dân vùng lũ.
Sáng ngày 08/10, tại UBND tỉnh, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức hội thảo khoa học “Hà Nội- Huế- Sài Gòn: Dòng sinh mệnh dân tộc- nhìn từ các đô thị văn hiến”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 60 năm kết nghĩa của ba thành phố Hà Nội - Huế - Sài Gòn.
- Về xây dựng văn hóa trong chính trị - Nguyễn Thái Sơn
- Hội Văn nghệ kháng chiến Thừa Thiên - Dương Phước Thu
- Ảnh hưởng thơ Tố Hữu đến đời thơ của tôi - Lê Tuấn Lộc
Ngày 5 tháng 10, Facebook cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khởi động chương trình hợp tác “Ứng dụng kinh tế nền tảng số trong phát huy tiềm lực đô thị di sản và đổi mới sáng tạo”.
Sáng ngày 3/10, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo " Văn hoá Huế: nhận diện giá trị bản sắc và hướng phát triển".
Chiều 2/10, tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học: “Đồng chí Tố Hữu với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Tố Hữu (4/10/1920 - 4/10/2020).
Sáng ngày 02/10, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020).
Sáng 02/10, tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức Lễ phát hành bộ tem bưu chính đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020).
Sáng ngày 02/10, Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí Tố Hữu (4-10-1920 - 4-10-2020), tỉnh Thừa Thiên Huế trang trọng tổ chức buổi lễ Khánh thành Công viên văn hóa và Khu lưu niệm đồng chí Tố Hữu tại thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ - huyện Quảng Điền.
Chiều ngày 1/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với câu lạc bộ Nhiếp ảnh Đặng Huy Trứ tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “ Việt Nam quê hương tôi”.
Chiều ngày 27/9, tại Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 Âm lịch). Tham dự có Nhà thơ lê Tấn Quỳnh – Phó chủ tịch thường trực Liên Hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.