Kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, mở đầu cho số báo này là bài viết: “Cuộc gặp gỡ giữa hai danh nhân văn hóa”, nêu sự kiện trở thành dấu son của lịch sử nước nhà: Trước lúc lên đường sang Paris với vai trò là thượng khách của chính phủ Pháp, Hồ Chủ tịch đã tin tưởng ủy thác, giao Quyền Chủ tịch Nước cho cụ Huỳnh Thúc Kháng gánh vác với phương châm xử thế “dĩ bất biến ứng vạn biến” giữa thời đoạn đất nước trước hiểm họa “ngàn cân treo sợi tóc”... Điều đáng lưu ý nữa là nhân trong bài viết này, tác giả Dương Phước Thu đã sưu tầm được tác phẩm cuối cùng của nhà báo, liệt sĩ Thúc Tề đăng trên tờ Quyết Thắng số 56 ra ngày 20/7/1946, nhan đề BUỔI DIỆN KIẾN ĐẦU TIÊN GIỮA CỤ HỒ CHỦ TỊCH VÀ CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG. Sông Hương giới thiệu nguyên văn bài báo quan trọng này đến bạn đọc.
Mảng văn xuôi, thơ và nghiên cứu với sự góp mặt của các cây bút uy tín, những cộng tác viên luôn dành cho Sông Hương những sáng tác nóng hổi và hay nhất của mình; bên cạnh đó là sự “ra mắt” ấn tượng của các tác giả mới như là dòng chảy trong sự đa dạng của sáng tạo song cùng hướng đến một chiều hướng nhân văn bao dung nhân thế.
Lễ Vu Lan đã trở thành truyền thống đầy tính nhân văn, nhắc thức mỗi người lấy Hiếu đễ làm đầu, tận tâm tận lực báo hiếu cha mẹ kể cả lúc cha mẹ đã khuất. Bài viết “Từ Thập giới cô hồn quốc ngữ văn đến văn tế thập loại chúng sinh” liên quan trực tiếp đến lễ cúng thập loại chúng sanh nhân rằm tháng Bảy, tác giả Lê Quang Thái đã dẫn từ sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa thu, tháng 7, năm Giáp Dần, niên hiệu Thiệu Bình thứ 1 (1434); Ngày 15, mở hội Vu Lan, tha tù tội nhẹ 50 người, cho ai sử dụng kinh 220 quan tiền”. Như thế thì ít nhất lễ Vu Lan đã trở thành quốc lễ của nước ta khoảng 580 năm.
Vu Lan là ngày lễ hướng con người trở về nguồn cội tâm thức. Trong số này Sông Hương giới thiệu đến bạn đọc truyện ngắn Mẹ về trong gió heo may của tác giả Nguyễn Thị Duyên Sanh ở Huế là dòng xúc cảm miên man về một gia đình đỗ vỡ từ cội gốc hiếu nghĩa. Hai mẹ con vùng mình chạy khỏi “bóng ma” của ngôi nhà dẫu phía ngoài là bầu trời tăm tối. Nhưng cơ duyên khiến họ được một ngôi chùa cưu mang. Đứa trẻ lớn lên trong tình thương của các sư cô; nhưng rồi người mẹ mang trọng bệnh đã lặng lẽ ra đi như ngọn đèn tắt lịm trong khuya! Sư cô trở thành ngọn nến soi rạng khoảng trời phía trước, và đứa trẻ đã gượng dậy sau nỗi đau để cảm nhận một tình thương tràn đầy mang hơi ấm hồ như người mẹ hiền thầm lặng. Những câu thơ của Nguyễn Thiền Nghi da diết niềm nhớ mẹ qua hình ảnh thẳm sâu: “Thời gian không sao chép bóng/ Tháng Bảy buồn nám mặt trời”; tác giả Nguyên Hào nhìn nỗi đau của mẹ qua di ảnh cha - một ánh nhìn trĩu buồn… và nhiều sáng tác văn, thơ, nhạc, phê bình.
Kính chúc quý bạn đọc nhiều niềm vui trong dịp lễ trọng Quốc khánh và hạnh phúc Mùa Hiếu Hạnh thắm nghĩa mẹ cha.
BAN BIÊN TẬP
Dưới đây là MỤC LỤC:
Thư Tòa soạn
- CUỘC GẶP GỠ GIỮA HAI DANH NHÂN VĂN HÓA - Dương Phước Thu
VĂN:
- MẸ VỀ TRONG GIÓ HEO MAY - Nguyễn Thị Duyên Sanh
- NHỮNG MẢNH ĐẠN HỒN NHIÊN - Nguyên Sỹ
- CHIM SẺ XANH - Tru Sa
THƠ:
TRẦN PHƯƠNG KỲ - NGUYỄN THIỀN NGHI - NGUYÊN HÀO - NGUYỄN ĐỨC TÙNG - LÊ THÀNH NGHỊ - LÊ HOÀNG THẢO - TRẦN TỊNH YÊN -PHAN ĐẠO - ĐỖ TẤN ĐẠT - TRẦN VĂN THIÊN - NHẬT CHIÊU - TRẦN THỊ HUÊ - VŨ DY - HOÀNG THU PHỐ - TRẦN THU HÀ - ĐỨC SƠN
NHẠC:
- CON VỀ BÊN MẸ - Nhạc: Trịnh Thùy Mỹ & Thơ: Ngọc Tho
- NGƯỜI DÂN HỌ HỒ - LÀM THEO LỜI BÁC - Sáng Tác: Trầm Tích & Dịch lời Pa Cô: Huyền Minh - Bìa 4
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- CÔNG DÂN MẪU MỰC - W.S. Peiris - Vũ Văn Song Toàn dịch
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- VỀ HÚY, TỰ, HIỆU CỦA DANH NHÂN NGUYỄN CƯ TRINH - Võ Vinh Quang
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:
- HÀN MẶC TỬ - THI SĨ THIÊN TÀI CỦA “LOÀI THI SĨ” - Nguyễn Trọng Tạo
- YẾU TỐ BẤT NGỜ TRONG BÀI THƠ BÔNG HỒNG CHO MẸ - Nguyễn Thị Tịnh Thy
- TỪ THẬP GIỚI CÔ HỒN QUỐC NGỮ VĂN ĐẾN VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH - Lê Quang Thái
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- CÁC QUYỀN LỰC THIÊNG TRONG VĂN HÓA - VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA NÓ TRONG TRUYỆN NÔM BÁC HỌC - Nguyễn Quang Huy
- ĐẦU NON CUỐI BÃI - SỰ THĂNG HOA CỦA CẢM THỨC LƯU ĐÀY - Nguyễn Hữu Tấn
- Ý NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG HIẾN SINH VÀ PHỤC SINH TRONG TRUYỆN CỔ BRU - VÂN KIỀU - Đàm Nghĩa Hiếu
Thư tín Sông Hương
Bìa 1: Tác phẩm “VÓ NGỰA QUANG TRUNG” (Sơn dầu) của họa sĩ Trương Bé
Phụ bản: NGHỆ THUẬT ĐỘNG LỰC - Khả Hân
Những khoảnh khắc đẹp: HOÀNG THÀNH HUẾ - Ảnh: Nguyễn Xuân Hữu Tâm
Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím
TG. (Tổng hợp)
Triều đại phong kiến vua Nguyễn cuối cùng tại Huế đã trải qua với bao biến cố lịch sử. Hàng vạn cổ vật quý hiếm đi cùng triều đại này hiện đã mất mát quá nhiều, không còn “ở lại” được trên mảnh đất nó đã từng tồn tại.
Hai đồng tiền cổ quý hiếm là loại tiền dùng để ban thưởng chứ không dùng để trao đổi, mua bán có tên là “Gia Long thông bảo” và “Minh Mạng thông bảo” với kích thước rất lớn vừa được một người dân ở Quảng Bình lần đầu phát hiện.
Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Huế từ lâu đã là một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Festival văn hóa nghệ thuật kết hợp với du lịch đã tạo cú hích cho thế mạnh đặc thù của quần thể di tích cố đô Huế - được công nhận là di sản thế giới vào năm 1993, từ đó tạo diện mạo cho Huế có sự phát triển mới, mạnh mẽ hơn.
Lọng là sản phẩm độc đáo được dùng để tôn vinh sự trang trọng, quý phái trong các nghi lễ của triều đình xưa, cũng như trong các lễ nghi cúng tế mang đậm tín ngưỡng dân gian. Từ đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi… đều có sự hiện diện của chiếc lọng.
Trong kiến trúc xưa, có lẽ không nơi nào có nhiều bức bình phong như ở Huế. Khắp các cung đình, phủ đệ, đến các đền chùa, am miếu, đình làng, nhà thờ họ và nhà thường dân…đều hiện hữu những bức bình phong.
Võ tướng Nguyễn Tri Phương đã dành cả đời ông trong công cuộc giữ yên bờ cõi và chống ngoại xâm trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Khi Hà thành thất thủ vào tay quân Pháp, ông đã nhịn đói cho đến chết.
Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu chỉ thưởng thức các bức vẽ này như những ảnh vui mắt, đầy mầu sắc thì được.
Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và qua đời năm 1820, thọ 57 tuổi. Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy những năm cuối đời nhà vua đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Khi nói Huế rặt, tôi muốn kể chuyện chỉ có Huế mới có, không lẫn vào đâu được ...
Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm vừa qua đời lúc 8g15 ngày 2-11 (nhằm ngày 21 tháng 9 Ất Mùi), hưởng thọ 84 tuổi.
Đang những ngày mưa ở Huế tháng 10 này, lại nhắc đến mưa Huế, liệu đây có phải là đặc sản của Huế của mùa thu Huế, nhưng Huế làm gì có mùa thu? Hay là mùa thu Huế quá ngắn đến mức nhiều người không kịp nhận ra...?
Chiều 30-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) tổ chức Hội thảo khoa học “Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế” diễn ra tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Di tích Tam Tòa nằm ở góc đông nam bên trong Kinh thành cách bờ bắc sông Hương 300m về phía nam, qua cửa Thượng Tứ. Khu di tích Tam Toà toạ lạc tại số 23 đường Tống Duy Tân, phường Thuận Thành, thành phố Huế.
Từ năm 2012 đến nay, Hội Đông y Thừa Thiên-Huế đã tiếp cận và giải mã kho tư liệu châu bản triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 (Hà Nội).
Xứ Huế không chỉ có các công trình lăng tẩm cổ kính mà còn được thiên nhiên ưu đãi ban cho sự hùng vĩ. Nổi bật trong đó là đầm Lập An với vẻ đẹp say đắm lòng người.
Để có thể lực cường tráng, chăn gối viên mãn, ngoài thuốc men tẩm bổ, Minh Mạng còn rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp mà ngày nay rất phổ biến.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên-Huế) không chỉ là hệ thủy vực nước lợ lớn nhất Đông Nam Á mà nơi đây còn có những câu chuyện đầy kỳ bí được ghi chép hoặc truyền miệng từ xa xưa.
Đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội, lần đầu tiên tại Huế, cũng là lần đầu tiên ở nước ta, có một tổ chức giáo dục đã nêu rõ quan điểm, lập trường, bảo vệ quyền của người phụ nữ: trường Nữ Công học hội.