Thừa Thiên Huế trong Cách mạng Tháng Tám mang một tầm quan trọng đặc biệt. Chính quyền về tay nhân dân, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Lâm thời ra đời, triều đại phong kiến tan rã… Bài viết “Tháng Tám vùng lên Huế của ta” nhắc lại những mốc son chói sáng trong dịp kỷ niệm cuộc cách mạng có tác động lớn đến ý thức cách mạng của quần chúng; đây cũng là dịp gợi nhắc chúng ta nhớ đến những tác phẩm văn học đầy hào khí được sáng tác trong “Ngày hội non sông” và cả sau này.
Ở mảng văn xuôi số báo này, tác giả Nguyễn Thị Anh Đào dẫn người đọc vào Mê cung cảm nhận tiếng thở dài của rừng thiêng nhòa lẫn hoài niệm về mối tình thoát nhiên hội ngộ trong một hoàn cảnh éo le. Truyện ngắn Một huyền thoại cũng là sự đồng hiện giữa quá khứ và hiện thực, ở đó nhân vật như bước ra từ những trang sử một cách sinh động.
Phần thơ với sự góp mặt của một số tác giả mới đến với Sông Hương. Nữ sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh có nhiều thành tựu trên thi đàn, song đây là lần đầu cô đến với bạn đọc của Sông Hương với tâm thế mực thước đầy bao dung trước những âm vang run rẩy của đời sống thường nhật bình phàm.
Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các nhà triết học, các nhà lý thuyết văn hóa và phê bình nghệ thuật đều cho rằng hậu hiện đại đã lỗi thời và bị soán ngôi, trong khi đó hiện đại lại thể hiện một khuynh hướng không tưởng; thế nên sự ra đời của siêu hiện đại là tiến trình bức thiết tự nhiên, dẫn mở trở lại (với một sự thận trọng nhất định) cái cao cả, cái lãng mạn, cũng như huyền thoại và các đại tự sự. Chủ nghĩa siêu hiện đại “phần nào đó vừa là hiện đại và hậu hiện đại mà cũng chẳng phải là cả hai chúng”, nó “dao động giữa hy vọng và sầu muộn, giữa ngây thơ và hiểu biết, giữa thông cảm và vô cảm, giữa đơn nhất và đa nguyên, giữa toàn thể và phân mảnh, giữa thuần túy và mờ đục”… Mong mỏi đưa lý thuyết đang thịnh hành ở phương Tây này đến với bạn đọc và các nhà nghiên cứu trong nước sớm nhất, từ số báo tháng 5/2017 Sông Hương bắt đầu giới thiệu những bài viết mang tính đặc trưng của các tác giả uy tín: “Chủ nghĩa siêu hiện đại: Một dẫn nhập ngắn” (Luck Turner), “Mười nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa siêu hiện đại” (Seth Abramson), “Sự [tái] kiến tạo: “siêu việt” siêu hiện đại và bước trở lại với huyền thoại” (Brendan Dempsey). Sông Hương số tháng 8 này chuyển dịch giới thiệu Tuyên ngôn của chủ nghĩa siêu hiện đại, và bài tổng luận đầu tiên về trào lưu văn hóa đặc biệt này để bạn đọc có thể tiếp cận rõ hơn về những cương yếu của nó; đồng thời đây cũng là một “sự gợi dẫn cho những nguồn mạch hứng khởi mới, một lời mời gọi để bước đầu viễn du qua từng chặng đường của một diễn ngôn tân kỳ”, hầu mở rộng biên độ dành cho những nhà sáng tạo có dịp hòa nhập vào một lý thuyết nghệ thuật mới và thăng hoa tác phẩm của mình.
Tranh bìa 1 và bìa 2 ở số báo này là của họa sĩ Vĩnh Phối, cây đại thụ của nền mỹ thuật Huế, người vừa đi vào cõi vĩnh hằng. Bạn đọc sẽ còn bắt gặp những dòng hồi ức xúc động từ người học trò của ông, như là nén nhang tưởng nhớ về người họa sĩ tài danh mang đậm tính cách “Mệ Huế” tinh nghịch và sự tri ân đến những ai từng mến mộ cảm phục ông.
BAN BIÊN TẬP
Dưới đây là mục lục:
- Thư Tòa soạn
- “THÁNG TÁM VÙNG LÊN HUẾ CỦA TA” - Vũ Hảo
VĂN:
- MÊ CUNG - Nguyễn Thị Anh Đào
- MỘT HUYỀN THOẠI - Trần Bảo Định
- HOA ANH ĐÀO BAY TRONG GIÓ... - Hoàng Long
THƠ:
NGUYỄN HỮU PHÚ - SƠN TRẦN - LÊ VI THỦY
LÂM HẠ - TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG - LÂM TẺN CUÔI
TRẦN HOÀNG PHỐ - TUỆ LAM - NGUYỄN THÚY QUỲNH
NHẠC:
- LINH HỒN ÁNH SÁNG - Nhạc & Lời: Hồng Xuyến
- DÁNG THU - Nhạc & Lời: Trầm Thiên Thu - Bìa 4
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- KHUYNH HƯỚNG GIẢI HUYỀN THOẠI TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI TỪ 1986 ĐẾN NAY - Lê Quốc Hiếu
- TỰ SỰ ĐA THỨC - PHI TRUNG TÂM VÀ KHOẢNG TRỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN NHẬT CHIÊU - Lê Văn Trung
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- SƠ KHẢO LỊCH SỬ TÂN NHẠC Ở THỪA THIÊN HUẾ - Vĩnh Phúc
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- MỘT DẪN LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA SIÊU HIỆN ĐẠI - Phạm Tấn Xuân Cao
- TUYÊN NGÔN CỦA CHỦ NGHĨA SIÊU HIỆN ĐẠI - Luke Turner - Tuệ Đan Chuyển Ngữ
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUÂN:
- TẢN ĐÀ - TRÍCH TIÊN GIỮA TRẦN GIAN - Trần Ngọc Hồ Trường
- GIẤC MƠ/ SỰ CHẾT - Lê Minh Phong
- CÂY ĐẠI THỤ CỦA MỸ THUẬT Ở HUẾ ĐÃ VỀ TRỜI - Đặng Mậu Tựu
- Bìa 1: Tác phẩm “NHỊP ĐIỆU QUAY CUỒNG” (Sơn dầu) của họa sĩ Vĩnh Phối
- Những khoảnh khắc đẹp: MẮT NHỚ - Ảnh: Nguyên Quân
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím
Hội chữ thập đỏ huyện nam Đông vừa tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
Huế trải hơn 350 năm lịch sử là thủ phủ Chúa Nguyễn Đằng Trong và Kinh Đô nước Việt triều Nguyễn, nhân dân lao động cả nước đã tạo nên Di sản văn hóa thế giới . Một trong những đặc trưng nổi bật của văn hóa Huế là văn hóa ẩm thực.
Ẩm thực Huế phong phú, lại vô cùng đặc sắc mà không nơi mô có được. Đến với xứ Thần Kinh, bạn sẽ được thưởng thức một món chè bột lọc bọc thịt heo quay, được xem là món chè độc đáo nơi cung đình từ thuở xa xưa còn lưu truyền đến ngày nay.
Theo thống kê, Huế có tới 175 loài thuộc 45 họ thực vật khác nhau, với đủ các kiểu dáng tự nhiên và gam màu cơ bản như xanh, vàng, đỏ, tím…
Nhà văn là ai? Tác phẩm của anh ta đảm nhận những sứ mệnh nào? Đâu là những giới hạn của văn chương? Đó là những câu hỏi mà nhiều người cầm bút đã tự vấn. Có nhiều người cho rằng, sứ mệnh duy nhất của nhà văn, không gì khác đó là hướng đến những giá trị nhân văn, chính giá trị nhân văn đã khiến tác phẩm nhà văn vượt qua mọi giới hạn.
Ngày 23 tháng 5 Âm lịch hàng năm là ngày cúng âm hồn của người dân thành Huế. Việc tổ chức cúng âm hồn có liên quan đến sự kiện kinh đô thất thủ năm 1885.
Huế là chốn kinh đô trong hơn 100 năm triều đại phong kiến Việt Nam, và ngày nay, Huế mang một không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh, và có gì đó hoài niệm, buồn man mác. Với nhiều người yêu thích lịch sử, truyền thống, Huế là điểm phải đến khi du lịch miền Trung, thế nhưng nhiều người lại không thích đến Huế, nói rằng Huế chán lắm, chẳng có gì chơi. Hãy cùng mình tìm hiểu những lý do tại sao bạn không nên đến Huế nhé!
Tháng sáu, nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Sông Hương dẫn lại một số tư liệu về Hồ Chủ tịch với báo giới trên báo Quyết Chiến của Huế những năm 1945, để bạn đọc có thêm tư liệu về một nhân cách lớn, một trí tuệ lớn của vị lãnh tụ mà báo giới đã hết sức kính trọng ngay từ những ngày đầu cách mạng.
Không ít vị khách chắp tay chào thiền sư một cách kính cẩn, không nghĩ rằng mình đang đối diện với một bức tượng thiền sư được tạo tác giống hệt người thật.
Hoàng hôn trên sông Hương, sắc phượng đỏ trong Hoàng thành, vẻ đẹp của vịnh Lăng Cô... là những hình ảnh khó quên về xứ Huế đầu thập niên 1990.
Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để khám phá...
Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.
Thương về miền Trung bấy lâu nay được biết đến qua giọng hát của ca sĩ Duy Khánh cũng như nhạc sĩ Minh Kỳ - tác giả của ca khúc “Thương về xứ Huế”. Tuy nhiên, tác giả thực sự của bài hát này lại là Châu Kỳ, nhạc sĩ gắn liền với bản “Giọt lệ đài trang”.
Đánh bài tới là thú chơi dân gian phổ biến ở Huế nói riêng và miền Trung nói chung.
Rừng Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Những tiếng vọng toan lo từ biển khơi dội vào các dòng văn, dòng thơ trong chuyên đề VỌNG BIỂN trên Sông Hương số này, là những trăn trở chung cùng đồng bào, cùng đất nước.
Đầm Lập An là một trong những đầm nước lợ, có cảnh đẹp nên thơ, là một đầm nổi tiếng trong hệ thống đầm phá phong phú của Thừa Thiên Huế. Tuy là đầm nhưng nước rất trong có thể nhìn thấy đáy...
Vạc đồng thời Chúa Nguyễn là 1 trong số 5 hiện vật tại Huế được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đợt 4.
Huế là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng quần thể di tích lịch sử.
Đất nước đang trên hành trình 30 năm Công cuộc Đổi mới, kể từ năm 1986. Nền văn học nghệ thuật của nước nhà cũng vậy, đang hướng đến việc đánh giá chặng đường 30 năm đổi mới. Văn nghệ xứ Huế trong 30 năm qua cũng đã có những thành tựu mới, cũng có những hạn chế cần được gợi mở để cho những trang viết về sau vượt qua, sung mãn hơn, nghệ thuật hơn, đầy trách nhiệm nhân văn hơn. Kể từ số báo này, Sông Hương sẽ khởi đăng những bài viết nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Việc nhìn nhận lại văn nghệ Thừa Thiên Huế sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn trong các số báo tiếp theo, sau khi Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức hội thảo về Văn học Thừa Thiên Huế 30 năm đổi mới 1986 - 2016 vào khoảng tháng 6 tới đây.