Đón đọc Sông Hương Số 341 - Tháng 07.2017

16:56 05/07/2017

Đang là những ngày hướng đến kỷ niệm dấu ấn giá trị văn hóa của một tờ báo lừng lẫy, Sông Hương tổ chức chuyên đề “100 năm Nam Phong tạp chí”. Chuyên đề nhấn mạnh đến các giá trị văn hóa, những đóng góp lớn của Nam Phong tạp chí vào sự chuyển hướng văn hóa, văn học Việt Nam đầu thế kỷ: cổ súy cho nền văn học mới từ bước khởi đầu; đóng góp về mặt ngôn ngữ trong khai triển ý niệm tiếp nhận văn minh phương Tây, trong nghiên cứu khoa học… qua sự phổ biến và sáng tạo thêm chữ quốc ngữ, đẩy tới một bước mới sự tiến bộ của câu văn xuôi tiếng Việt - văn xuôi nghệ thuật và văn xuôi nghị luận, tranh biện… 

Bìa số 341 - Tháng 07.2017

Bi kịch của bạo lực gia đình là câu chuyện muôn thuở. Và hiện tại, trong những tháng ngày con người bị cuốn vào guồng quay tít mù của lối sống hiện đại, bị chi phối một cách toàn triệt bởi sự tôn thờ vật chất, thì bi kịch gia đình xuất hiện ngày càng nhiều hơn, với vô vàn hình thức vi tế hơn. Có lẽ chưa bao giờ, từ trong các mái nhà lại rền vang những tiếng kêu cứu nhức nhối như hiện nay. “Tổ ấm”, nơi chở che cho những thân phận con người nhỏ bé, trong trạng huống bi đát này lại trở thành nỗi buồn, nỗi sợ hãi, thậm chí là sự đau đớn, nỗi tủi nhục. Văn chương là thứ cứu rỗi tâm hồn con người khỏi cơn ngập ngụa bi kịch cuộc đời. Truyện ngắn “Những nụ cười bị đánh cắp” trong số báo này, với thủ pháp nghệ thuật khá đặc biệt, đã vừa cảnh tỉnh những kẻ bạo hành, vừa chia sẻ nỗi đau cùng những nạn nhân bé nhỏ trong các ngôi nhà, đang tỏ ra là những trang chữ cứu rỗi đó.

Đang là những ngày hướng đến kỷ niệm dấu ấn giá trị văn hóa của một tờ báo lừng lẫy, Sông Hương tổ chức chuyên đề “100 năm Nam Phong tạp chí”. Chuyên đề nhấn mạnh đến các giá trị văn hóa, những đóng góp lớn của Nam Phong tạp chí vào sự chuyển hướng văn hóa, văn học Việt Nam đầu thế kỷ: cổ súy cho nền văn học mới từ bước khởi đầu; đóng góp về mặt ngôn ngữ trong khai triển ý niệm tiếp nhận văn minh phương Tây, trong nghiên cứu khoa học… qua sự phổ biến và sáng tạo thêm chữ quốc ngữ, đẩy tới một bước mới sự tiến bộ của câu văn xuôi tiếng Việt - văn xuôi nghệ thuật và văn xuôi nghị luận, tranh biện… Những đóng góp ấy đối với nền văn học mới và nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học và các lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác, là không nhỏ. Vì vậy, nhiều ý kiến đã đề xuất “Đã đến lúc cần tổng kết, đánh giá đúng mức vị thế Nam Phong tạp chí trong lịch sử báo chí và quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc những năm đầu thế kỷ XX”.

Nói về Nam Phong tạp chí không thể không nhắc đến nhà văn hóa Phạm Quỳnh với câu nói nổi tiếng “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Qua Nam Phong tạp chí, Phạm Quỳnh đã cùng với giới trí thức bấy giờ xây dựng nền quốc văn mới, sáng tạo thêm ngôn ngữ và phổ biến tri thức nhân loại: “Nhờ đọc Nam Phong mà có được cái trí thức phổ thông về văn chương và học thuật Đông Tây” (Thiếu Sơn)… Đến hôm nay, vẫn còn nhiều tranh luận trái chiều về ông; nhưng trên địa hạt văn hóa, không ai có thể phủ nhận những đóng góp của ông. 


Mới hay dâu bể muôn trùng, những gì tô điểm cho văn hóa là điều người ta nhớ mãi. Kính chúc bạn đọc những ngày hè vui và ý nghĩa.

Dưới đây là Mục lục

- Thư Tòa soạn 


VĂN:


- NHỮNG NỤ CƯỜI BỊ ĐÁNH CẮP - Lê Thị Kim Sơn 
- VÉN MÂY QUÁ HẢI VÂN QUAN - Lê Vũ Trường Giang 
 - CHỐN XƯA - Đức Ban 
- K8 - BẢN HÙNG CA - Do Yên 


THƠ:


PHAN VĂN CHƯƠNG - HỒ TẤN PHONG - NGUYỄN LOAN - HÀ NHẬT - 
NGUYỄN MINH KHIÊM - TRẦN QUỐC TOÀN - BẠCH DIỆP - NGÀN THƯƠNG - 
PHAN LỆ DUNG - NGUYỄN HỚI THỌ - LÊ VIẾT XUÂN - 
NGUYỄN THIỀN NGHI - ĐẶNG THIÊN SƠN 


 NHẠC:


- ĐÊM SÔNG HƯƠNG - Nhạc: Nguyễn Việt & Thơ: Phạm Bá Thịnh 
- LỜI NGUYỆN TỪ CÔN ĐẢO - Nhạc: An Phương & Thơ: Phan Văn Hòa - Bìa 4

 

- CHUYÊN ĐỀ 100 NĂM NAM PHONG TẠP CHÍ:


- NHẬN DIỆN LẠI NAM PHONG TẠP CHÍ - Phạm Phú Phong 


- KHÁI LƯỢC TƯƠNG QUAN CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HỌC QUA TRƯỜNG HỢP NAM PHONG TẠP CHÍ - Nguyễn Hữu Sơn 


- THI VĂN CHỮ HÁN TRÊN MỤC VĂN UYỂN CỦA NAM PHONG TẠP CHÍ - Phạm Văn Khoái 


- ĐÔI NÉT VỀ THỂ TÀI DU KÝ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ - Trần Thị Tú Nhi - Trần Thị Ái Nhi - PHẠM QUỲNH


- NHÀ VĂN HÓA KIỆT XUẤT - Nguyễn Phúc Vĩnh Ba 


- NƠI YÊN NGHỈ CỦA CỤ CHỦ BÚT NAM PHONG TẠP CHÍ - Thanh Tùng 


HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:


- GIẢ VƯƠNG NHẬP CẬN - MỘT NHÂN VẬT KHÁC - Nguyễn Đình Đính - Võ Vinh Quang 


CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI: 


- SỰ [TÁI] KIẾN TẠO: “SIÊU VIỆT” SIÊU HIỆN ĐẠI VÀ BƯỚC TRỞ LẠI VỚI HUYỀN THOẠI - Brendan Dempsey - Tuệ Đan chuyển ngữ

- Bìa 1: Tác phẩm “ĐỐM NHÀ” của họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận
- Phụ bản: CẢM THỨC GIÀY VÒ HAY NỖI ÁM ẢNH VỀ CÁI CHẾT­ - Khả Hân
- Những khoảnh khắc đẹp: MÙA CHIM TRỞ LẠI - Ảnh: Phạm Bá Thịnh
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Hội chữ thập đỏ huyện nam Đông vừa tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.

  • Huế trải hơn 350 năm lịch sử là thủ phủ Chúa Nguyễn Đằng Trong và Kinh Đô nước Việt triều Nguyễn, nhân dân lao động cả nước đã tạo nên Di sản văn hóa thế giới . Một trong những đặc trưng nổi bật của văn hóa Huế là văn hóa ẩm thực.

  • Ẩm thực Huế phong phú, lại vô cùng đặc sắc mà không nơi mô có được. Đến với xứ Thần Kinh, bạn sẽ được thưởng thức một món chè bột lọc bọc thịt heo quay, được xem là món chè độc đáo nơi cung đình từ thuở xa xưa còn lưu truyền đến ngày nay.

  • Theo thống kê, Huế có tới 175 loài thuộc 45 họ thực vật khác nhau, với đủ các kiểu dáng tự nhiên và gam màu cơ bản như xanh, vàng, đỏ, tím…

  • Nhà văn là ai? Tác phẩm của anh ta đảm nhận những sứ mệnh nào? Đâu là những giới hạn của văn chương? Đó là những câu hỏi mà nhiều người cầm bút đã tự vấn. Có nhiều người cho rằng, sứ mệnh duy nhất của nhà văn, không gì khác đó là hướng đến những giá trị nhân văn, chính giá trị nhân văn đã khiến tác phẩm nhà văn vượt qua mọi giới hạn. 

  • Ngày 23 tháng 5 Âm lịch hàng năm là ngày cúng âm hồn của người dân thành Huế. Việc tổ chức cúng âm hồn có liên quan đến sự kiện kinh đô thất thủ năm 1885.

  • Huế là chốn kinh đô trong hơn 100 năm triều đại phong kiến Việt Nam, và ngày nay, Huế mang một không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh, và có gì đó hoài niệm, buồn man mác. Với nhiều người yêu thích lịch sử, truyền thống, Huế là điểm phải đến khi du lịch miền Trung, thế nhưng nhiều người lại không thích đến Huế, nói rằng Huế chán lắm, chẳng có gì chơi. Hãy cùng mình tìm hiểu những lý do tại sao bạn không nên đến Huế nhé!

  • Tháng sáu, nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Sông Hương dẫn lại một số tư liệu về Hồ Chủ tịch với báo giới trên báo Quyết Chiến của Huế những năm 1945, để bạn đọc có thêm tư liệu về một nhân cách lớn, một trí tuệ lớn của vị lãnh tụ mà báo giới đã hết sức kính trọng ngay từ những ngày đầu cách mạng.

  • Không ít vị khách chắp tay chào thiền sư một cách kính cẩn, không nghĩ rằng mình đang đối diện với một bức tượng thiền sư được tạo tác giống hệt người thật.

  • Hoàng hôn trên sông Hương, sắc phượng đỏ trong Hoàng thành, vẻ đẹp của vịnh Lăng Cô... là những hình ảnh khó quên về xứ Huế đầu thập niên 1990.

  • Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để khám phá...

  • Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.

  • Thương về miền Trung bấy lâu nay được biết đến qua giọng hát của ca sĩ Duy Khánh cũng như nhạc sĩ Minh Kỳ - tác giả của ca khúc “Thương về xứ Huế”. Tuy nhiên, tác giả thực sự của bài hát này lại là Châu Kỳ, nhạc sĩ gắn liền với bản “Giọt lệ đài trang”.

  • Đánh bài tới là thú chơi dân gian phổ biến ở Huế nói riêng và miền Trung nói chung.

  • Rừng Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên – Huế).

  • Những tiếng vọng toan lo từ biển khơi dội vào các dòng văn, dòng thơ trong chuyên đề VỌNG BIỂN trên Sông Hương số này, là những trăn trở chung cùng đồng bào, cùng đất nước.

  • Đầm Lập An là một trong những đầm nước lợ, có cảnh đẹp nên thơ, là một đầm nổi tiếng trong hệ thống đầm phá phong phú của Thừa Thiên Huế. Tuy là đầm nhưng nước rất trong có thể nhìn thấy đáy...

  • Vạc đồng thời Chúa Nguyễn là 1 trong số 5 hiện vật tại Huế được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đợt 4.

  • Huế là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng quần thể di tích lịch sử.

  • Đất nước đang trên hành trình 30 năm Công cuộc Đổi mới, kể từ năm 1986. Nền văn học nghệ thuật của nước nhà cũng vậy, đang hướng đến việc đánh giá chặng đường 30 năm đổi mới. Văn nghệ xứ Huế trong 30 năm qua cũng đã có những thành tựu mới, cũng có những hạn chế cần được gợi mở để cho những trang viết về sau vượt qua, sung mãn hơn, nghệ thuật hơn, đầy trách nhiệm nhân văn hơn. Kể từ số báo này, Sông Hương sẽ khởi đăng những bài viết nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Việc nhìn nhận lại văn nghệ Thừa Thiên Huế sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn trong các số báo tiếp theo, sau khi Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức hội thảo về Văn học Thừa Thiên Huế 30 năm đổi mới 1986 - 2016 vào khoảng tháng 6 tới đây.